Bình giảng bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ …Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Nếu Huy Cận là nhà thơ của triết lí. Tố Hữu mượt mà với âm hưởng của những làn điệu trữ tình mà sâu sắc thì Chế Lan Viên lại là một chất giọng lạ táo bạo và đầy trí tuệ. Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã có lần nhận xét: “Thơ Chế Lan Viên vốn dĩ là một người phụ nữ đẹp. Thế nhưng ông ta đeo quá nhiều trang sức vào khiến người ta khó gần, người ta không thấy hết được vẻ đẹp vốn có của nó, chỉ có một ít cá nhân mới tiếp xúc được, thơ ông thường thiên về trí tuệ và giàu chất triết lí, suy tưởng”.

Có thể nói Tiếng hát con tàu là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về nguồn cội khi đă hóa thân “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Đặc biệt là đoạn thơ:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Trong giai đoạn 1955 – 1964 cùng với Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, Tô Hoài…, Chế Lan Viên thức tỉnh khỏi kiếp “sống hờ”, “thoát tục”, “vui cùng trăng gió, ngủ cùng sao”, hòa mình vào nhịp sống chung của dân tộc trong những ngày đầu sơ sinh của đất nước. Nhà thơ ý thức rõ nhiệm vụ của người cầm bút và hướng tới cuộc sống mới bằng một tâm hồn khát khao mãnh liệt qua Tiếng hát con tàu.

Cùng với nỗi nhớ nỗi khát khao về Tây Bắc: “Xứ thiêng liêng rừng núi hóa anh hùng”, những kỉ niệm ngày nào về tình nghĩa dàn quân cả nước lại được sống dậy trong tâm tư tác giả. Nhà thơ nhớ “thằng em liên lạc", “người anh du kích”, nhớ mế: “Năm con đau mế thức một mùa dài". Nhân dân được hiện ra trong quầng sáng ấp ám của nghía tình ruột thịt, đấy là những người anh với “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, những người mẹ “lửa hồng soi tóc bạc” đã hết lòng cưu mang đùm bọc chở che tác giả trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Những người mẹ, người anh không là “núm ruột rứt ra”, nhưng tấm lòng của nhân dân đáng quý đáng trọng đến dường nào!

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của nhà thơ Nguyễn Trãi

Có thể ta mới thấy được tình cảm tha thiết mà nhà thơ dành cho nhân dân đúng hơn là dành cho Tây Bắc.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương. vẫn những giọng điệu rất quen đầy gợi cảm và của suy tưởng, câu thơ ngỡ như rất lạ mà vẫn đậm đà nỗi nhớ về Tây Bắc. Phải rồi chỉ ở Tây Bắc mới có “bản sương giăng”, có “đèo mây phủ”. Nỗi nhớ từ những hình ảnh cụ thể từ những người mẹ, người anh, những đứa em xa lạ mà gắn bó tựa ruột rà được khái quát và bất ngờ nhân lên thành một chân lí:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở 

Khi ta đi đất bồng hóa tâm hồn.

Có lẽ trong những chân lí của đời thường, đây đúng là một chân lí dung dị và sâu sắc nhất. Nhẹ như không “hình tượng thơ trong đoạn thơ trên đã vận động từ cảm xúc đến suy tưởng. Từ những tình cảm nhớ thương mảnh đất con người, tác giả đã nâng cảm xúc lên thành một suy nghi.

Ranh giới giữa cảm xúc và suy nghĩ đã bị vượt qua nhẹ nhàng làm cho câu thơ vừa rung động về cảm xúc vừa lắng sâu suy nghĩ” (Hà Minh Đức).

Thật vậy đoạn thơ trên có cái gì đó thật mông lung, mơ hồ như một thứ trái chín đỏ lấp ló giữa vườn xanh gợi cho ta biết bao háo hức, suy tưởng. Người đọc như cùng chung dòng tâm tưởng của nhà thơ nhớ về những miền đất đã qua và đã sống, nhớ về những con người tuy “không phải hòn máu cắt” nhưng “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Phải chăng chính sợi dây nghĩa tình ấy đã làm sống lại mảnh đất ngỡ như vô tri mà:

Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở.

Chính nghĩa tình sâu nặng dân quân đã hóa thân vào mảnh đất khiến cho nó cũng có tâm hồn:

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

Viết về nỗi nhớ không chỉ có Chế Lan Viên, Tố Hữu cũng đã từng hướng về Việt Bắc với tấm lòng của đứa con xa:

Xem thêm:  Lưu biệt khi xuất dương

Nhớ gì như nhớ người yêu 

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, Sông Đáy, suối Lê vơi đầy…

(Việt Bắc)

Phong cách quen thuộc của Tố Hữu là hay tả cảnh để gợi tình. Ông tá cảnh núi rừng Việt Bắc như muôn khơi lại những tình cảm lưu luyến ngày xưa với vùng rừng núi chiến khu. Còn với Chế Lan Viên thì từ những hoài niệm về Tây Bắc, nhà thơ của trí tuệ đã đúc kết, chiêm nghiệm được cho mình một chân lí rất riêng:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Klìi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.

Mạch thơ đang vận động một cách đều đặn theo dòng suy tường đột nhiên bị chặn đứng lại bởi nỗi nhớ “bỗng” tràn về. Nhà thơ dành hẳn một đoạn thơ để viết cho “em”:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét 

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng 

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 

Tình yêu làm đất lạ hoa quê hương.

Đoạn thơ như một nốt đệm rất lạ sang ngang dòng tâm tưởng. Vâng, lạ ngay từ câu đầu:

Anh bỗng nhở em như đông về nhớ rét.

Người ta hay dùng từ “bỗng” để chỉ những gì xảy ra đột ngột và bất ngờ. Thế mà ở đây “anh” chỉ vừa “bỗng nhớ em” mà nỗi nhớ đà được định hình khá sâu sắc: “đông về nhớ rét”. Càu thơ dường như cỏ cái gì đó phi logic nhưng vẫn rất đúng với logic của tinh yêu. Ai đó đã nói “tình yêu biến thiên như một hàm số” có lẽ đúng! Nhà thơ đưa ra một loạt so sánh về tình yêu giữa anh và em như “Đông về nhớ rét” như “cánh kiến hoa vàng” như “xuân đèn chim rừng lông trở biếc”. Giữa muôn vàn định nghĩa về tình yêu phái chăng Chế Lan Viên đang tìm cho mình một định nghía mới về tình yêu? Tình yêu là thế đó phải chăng nhà thơ đang định nghía tình yêu thông qua những so sánh táo bạo đầy bất ngờ. Và cũng chính sự so sánh linh động ây đã tạo nên một giá trị mới trong vô vàn cách nghĩ về tình yêu. Với cảu thơ tưởng chừng như rát ngô nghê:

Xem thêm:  Thông điệp về tình đời, tình người trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét.

Nhưng rõ ràng cáu thơ có một sự so sánh đầy gợi cảm về ban chất của mùa đông là giá rét. Có rét mướt mới là tiết đông, nhất là mùa đông Tày Bắc. Do đó, nếu anh có em, anh mới tìm được chính mình. Và nếu khồng có em, anh không phái là anh.

Hơn nữa cái giá rét còn gợi đến nhu cầu cần có nhau:

Cái rét dầu mùa anh rét xa em 

Đêm nay lạnh chăn chia làm hai nửa 

Nửa đắp cho em ở vùng biển lạnh 

Nửa đắp cho mình ớ phía không em.

Tình yêu đến bất ngờ đã trở nên sâu thẳm chỉ “bỗng” nhớ thôi mà nỗi nhớ đã thiết tha như thật. Và cái giây phút “bỗng” ấy đã giúp họ tìm thấy nhau và tìm thấy chính mình. Dưới mắt ta, tình yêu bỗng hiện ra lung linh sắc màu, giản dị mà thiêng liêng đến nhường nào. Theo nỗi nhớ của tình yêu, Chế Lan Viên triết lí lúc nào ta chẳng hay:

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Thật giản dị mà cũng thật sâu sắc, thì ra trong tình yêu riêng dành cho em còn có cả tình yêu đốì với quê hương đất nước. Và chúng ta cũng chợt nhận ra rằng càng biết yêu thương những điều riêng tư, ta càng yêu quê hương tha thiết hơn.

Đến đây ta chợt nhận ra mạch vận động của bài thơ thật đặc biệt; như trăm sông đổ về biển cả, mạch cảm hứng luôn luôn vẫn hướng về nhân dân và đất nước.

Những vần thơ đẹp nhất là những vần thơ viết về tình yêu, về quê hương đất nước. Riêng bài Tiếng hát con tàu có thể nói Chế Lan Viên đã rất thành công với tình cảm trong sáng, chân thành, tha thiết được thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú và khả năng liên kết, sáng tạo táo bạo, bất ngờ.

Thu Huyền