Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Đề bài: Văn học dân gian Việt Nam có câu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Em hiểu thế nào về câu lục bát trên ? Từ đó, em rút ra bài học gì để áp dụng cho tuổi học trò?

Văn học dân gian là kho kinh nghiệm quý báu về đời sống của dân tộc ta. Trọng kho tàng đó có hai câu lục bát rất hay, thường được truyền tụng :  

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu là một loại cây leo có sức phát triển nhanh, cho nhiều trái lớn để dùng làm thực phẩm thay rau xanh trong mùa nắng. Trái bầu non có vị ngọt, nấu canh ăn ngon và mát. Cạnh đó, bí cũng là một loại cây leo, bí cũng cho trái ăn thay rau, nhưng trái bí nhò hơn trái bầu. Hai loại cây này có hình dáng rất giống nhau, điều kiện sinh hoạt cũng như nhau nêru nhiều khi người nông dân thường gieo giông bầu và bí cùng một nơi, cho leo cùng một giàn. Trong hai câu này, người ta đưa ra những hình ảnh rất giẩn dị, gần gũi với đời sống nông thôn Việt Nam: bầu, bí khác giống nhau nhưng chung một giàn. Vậy cha ông ta muôn nói lên điều gì từ những hình ảnh này ?

Khi cất lên câu ca :  

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

bau bi2 - Bầu ơi thương lấy bí cùng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Đâu phải ông bà ta muốn bỏ thời gian ra để bàn chuyện phiếm về bầu và bí. Ý nghía sâu xa hơn, quan trọng hơn mà cha ông ta muốn gởi gắm là một bài học xử thế giữa người và người. Hình ảnh về bầu và bí ở đây là ai, nếu không phải là những tầng lớp người khác nhau, những thổ dân khác nhau, những sắc tộc khóc nhau cùng sống trên một mãnh đất nhỏ bé ? Thực vậy, nhìn xung quanh ta ta sẽ thấy hoa cúc chen vai cạnh hoa hồng, hoa hồng lại kề cận bên hoa lan, bầu chen chân đứng bên gốc bí, vươn những đọt non cùng đón nắng âm trên một chiếc giàn. Thế nên không thể tìm thấy một khu phố chỉ toàn là người nghèo mà không có người giàu. Trong một miền đất của nước ta, người Đà Nẵng xa quê vào Nam công tác hoặc một người Minh Hải ra Hải Phòng kiếm sống cũng là lẽ thường. Đôi lúc, đầu óc hẹp hòi, thiển cận của một vài người đã nhìn người tha hương một cách lạnh lùng. Đôi khi, chỉ một khác biệt về giống nòi là người ta có thể hiềm khích nhau, xa lánh nhau và khi có dịp là khích bác nhau ngay. Đó là một sự sai lầm rất đau lòng. Chính vì thế, lời khuyên bầu ơi thương lấy bí cùng đã xuất hiện và tồn tại mãi như một di sản quí báu của cha ông để lại cho chúng ta. Ta thử tìm hiểu xem tại sao cha ông ta lại nhắc nhở điều này ?

Sở dĩ cha ông muốn nhắc nhở con cháu thương lấy bí cùng vì căn cứ vào thực tế xã hội, chúng ta thường thấy những người mạnh thường ức hiếp kẻ yếu, những kẻ đông lại bắt nạt người cô thế. Đó thật là một việc làm hèn kém đáng xấu hố. Nếu anh em, đồng bào mà không thương lấy nhau thì cảnh nước mất, nhà tan tất yếu sẽ tới.

Qua những điều trình bày trên, chúng tá đã hiểu rõ mục đích của ông cha ta là để lại cho con cháu một lời dặn dò: Hãy thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau.  

Vậy chúng ta làm thế nào để thực hiện lời khuyên này ?

Khi cất lời khuyên con cháu đoàn kết, cha ông ta cũng không quên rằng bí và bầu khác giống nhau như người Kinh và người Thượng, như người An Giang và người Hà Nội, người Việt với người Lào, V.V.. Cha ông ta muốn rằng tuy chúng ta khác nhau về tổ tiên, về thành phần xã hội, về phong tục tập quán … Thậm chí có những khác biệt cả về nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, sở thích … nhưng chúng ta cùng sống chung dưới một mái nhà, chung một con suối, một nguồn điện, một thôn xóm hoặc xa hơn là cùng một đất nước. Những lúc gió giông ai cũng lo sợ như nhau, những lúc ấm áp xuân về ai cũng cười, những lúc hạn hán, đói kém hoặc có giặc xâm lược ai cũng khổ đau như nhau. Vì thế chúng ta cần dẹp bỏ những bất đồng để cùng nhau đùm bọc, giúp đỡ nhau qua cơn hoạn nạn. Vì một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao. để thực hiện tinh thần này, em sẽ xoá bỏ những thành kiến với các bạn học có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc có sức học khác biệt với em để cùng nhau vui chơi học tập rnột cách thân thiết và bình đẳng. Ngoài xã hội, em sẽ tập thói quen cư xử hoà nhã và công bằng đối với bạn bè, làng xóm, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc tối lửa tắt. dèn. Nhất là đối với những gia đình neo đơn, cô quả. Bên cạnh đó chúng em cũng cần trao dồi ngoại ngữ đề có thể mở rộng mối quan hệ giao thiệp với nhiều dân tộc trên thế giới. Từ đó, chúng em sẽ giới thiệu với thế giới về những tinh hoa của nền văn hóa nước nhà và học tập những kỹ thuật tiến bộ của thế giới, chống lại kẻ thù chung là nạn kỹ thị chủng tộc, dốt nát và nghèo đói.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà

Tuy nhiên, lời khuyên bầu ơi thương lấy bí cùng cũng có một giới hạn nào đó. Em nghĩ rằng chúng em không thể thương thói hư tật xấu của bạn bè như sự lười nhác; sự gian dối. Đối với những người bạn ham chơi hơn ham học, chúng enh sẽ thương bạn bằng cách chỉ ra những sai sót để bạn sửa chữa đến khi tiến bộ. Ngược lại, đối với kẻ thù dân tộc, em sẽ không dung thứ khi chúng dày xéo quê hương. 

Sau khi tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa câu ca dao dân gian :

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chúng em thấy rằng đẩy là một lời khuyên rất thâm thúy, rất có giá trị trong nhiều hoàn cảnh, đối với nhiều người. Từ đó chúng em càng thấy rõ hơn giá trị quý báu của văn học dân gian. Chúng em xin hứa sẽ thực hiện lời khuyên chân chính này !

MỘC LAN

 

Từ khóa tìm kiếm

  • bầu ơi thương lấy bí cùng
  • bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
  • suy nghi cua em ve cau ca dao bau oi thuong lay bi cung tuy rang khac giong nhung chung mot gian