Bình giảng đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Mùa thu nay khác rồi… Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Dàn ý chi tiết

A. Gợi ý chung

– Nội dung cảm xúc của đoạn thơ hết sức phong phú; có niềm hoài nhớ bâng khuâng, có nỗi phấn khích hân hoan, có niềm tự hào sung sướng và có những suy tư trầm lắng. Phải biết chia tách đoạn thơ ra thành từng đoạn nhỏ hơn để khai thác những ý tình của nó.

– Nét mới của cảm xúc mà Nguyễn Đình Thi đã đem lại cho đề tài mùa thu trong thơ ca là cảm hứng thời đại hòa quyện với cám hứng lịch sử.

– Khai thác cái hay về nhạc điệu của bài thơ. :

B. Gợi ý cụ thể

I. Mở bài

– Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Đoạn thơ mở đầu bài thơ Đất nước đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.

II. Thân bài

– Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chừa chút ít.

– Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.

– Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức – mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhât thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuôc đời.

– Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyến ý rất tự nhiên nhấn mạnh y thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc. 

– Phần cuối của đoạn thơ dần người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

III. Kết bài

Trong bài thơ, cảm hứng thời đại đã hòa quyện với cảm hứng lịch sử trong một niềm xúc động thơ đẹp đẽ

Bài làm

Có lẽ những câu thơ hay nhất là những câu thơ nói về tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu ấy được sinh ra trong mỗi chúng ta khi còn nằm trong nôi nghe những lời nồng nàn của mẹ. Lớn lên hình ảnh quê hương được thu vào tầm mắt, và tình yêu trỗi dậy trong lòng. Đất nước đã đi vào những trang thơ như tình yêu đi vào lòng ta vậy. Một vài câu, một vài giai điệu hình thành nên đất nước. Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ như thế. Phải chăng ý thơ đã dồn lại ở đây:

Xem thêm:  Soạn bài thực hành về thành ngữ, điển cố

Mùa thu nay khác rồi 

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi 

Gió thổi rừng tre phấp phới 

Trời thu thay áo mới 

Trong biếc nói cười thiết tha 

Trời xanh đây là của chúng ta 

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những nẻo đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về…

Bắt đầu băng hình ảnh đất nước là nỗi nhớ về những tháng ngày đã xa. Nỗi nhớ ấy có gì buồn bã nhưng không bi lụy, mà nó chỉ thể hiện quyết tâm của người ra đi. Nhớ về quá khứ để mà nhìn lại thực tại:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Âm hưởng đoạn thơ như một tiếng reo vui khác hẳn đoạn đầu của bài thơ không có những con phố dài xao xác hơi may, những lá rơi đầy những người ra đi đầu không ngoảnh lại. Mà chỉ có niềm vui phấp phới trong lòng tác giả: Trở về hoàn cảnh sáng tác bài thơ ta thấy đây là giai đoạn đất nước ta phải thực hiện cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Với nhửng tháng ngày gian khổ nhưng đầy hào hùng ấy ta giành thắng lợi trong tay.

Mở đầu bài thơ là những ngày đất nước bắt đầu cuộc kháng chiến. Người thanh niên tiểu tư sản phải từ giã mái trường và thời trung học tươi đẹp đẽ dấn thân vào con đường cách mạng phục vụ cho lí tưởng. Và hôm nay trong chiến khu giải phóng ở Việt Bắc niềm vui đã ùa đến lòng người thanh niên học sinh năm nào. Nhớ lại những ngày tháng xưa để lộ rõ niềm vui hôm nay. Với niềm tin của mình người thanh niên ấy đã khẳng định “Mùa thu nay khác rồi”. Và từ đáy lòng mình thốt ra những niềm say sưa bất tận.

Mùa thu năm nay đã khác mùa thu xưa vì đất nước đã chuyển mình đổi khác. Khi sự kiện lịch sử Cách mạng mùa thu 1945 thành công thì mỗi người dân ai ai cũng ý thức được rằng cách mạng đã giành lại cho đất nước của mình dù sắp bước vào một cuộc chiến đấu mới. Giữa núi đồi bình yên của chiến khu giải phóng tác giả như nghe rõ sự chuyển biến của đất nưđc.

Núi rừng cũng vui theo từng cơn gió, bầu trời ảm đạm năm nào của mù thu xưa nay dã thay áo, một mùa xanh biếc phủ lên nền trời lạnh lẽo của gió heo may. Bom đạn không còn nữa, làn khói mịt mù âm u và những chuỗi ngày xa vắng của núi rừng đã tan biến trong niềm vui hân hoan tột đỉnh ấy ta bỗng nhớ lại mình và khăng định mình:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta,

Hai câu thơ khẳng định này như một lời tuyên ngôn. Nó làm ta nhó lại âm điệu sang sảng, hào hùng trong lời tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt:

Xem thêm:  Soạn bài đặc điểm loại hình của tiếng việt

Sông núi nước Nam vua Nam ở 

Rành rành định phận ở sách trời.

(Nam quốc sơn hà)

“Nước của ta”, đó là điều tác giả muốn khăng định. Trời xanh này, núi rừng này là của những người suốt đời gắn bó với nó. Sự xâm lược của những kẻ điên cuồng chỉ là vô ích. Câu thơ khẳng định nhẹ nhàng nhưng có sức nặng cảnh báo lớn đối với kẻ thù. Hình ảnh đất nước dựng lên thật đơn sơ nhưng rất đẹp, nó hiền hòa như những lũy tre, gợi mở như những tấm lòng. Đất nước còn gì nữa!

Những cánh đồng thơm ngát 

Những nẻo đường bát ngát 

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Ôi đất nước! Càng nghĩ càng thêm yêu mến quê hương. Đất nước của những anh hùng áo vải làm nên những chiến công phi thường là thế đó. Những cánh đồng bao la, những hạt lúa chín vàng óng ả, những ngả đường khắp nẻo của quê hương, những dòng sông nghìn đời lặng lẽ chở nặng phù sa bồi đắp đồng ruộng… Những hình ảnh ấy thấm đẫm những giọt máu của người ngã xuống để bảo vệ mảnh đất này. Hình ảnh của đất nước ta là dáng hình sừng sững của người giải phóng quân trên đường bay Tân Sơn Nhất, là bóng dáng gầy gò của người mẹ chèo đò trên đường sang sông, và cũng là những hình ảnh của tuổi thơ êm đềm, ngây thơ của đứa trẻ hỏi “Quê hương là gì hở mẹ?”. Hàng nghìn năm qua đất nước đã tồn tại, những người đà ngã xuống có những người khác tiếp bước đứng lên. Cứ thế, đất nước có mãi trong lòng mỗi người.

Lời reo vui của tác giả giờ đây hòa nhập trong cảm hứng chung của mọi người. Cái âm hưởng vui tươi giờ có vẻ trầm lắng hơn và trang trọng khi cảm xúc chủ quan của tác giả chuyển sang lời tuyên ngôn của dân tộc.

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất 

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Những người đã dâng cuộc đời cho đất nước ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Hàng nghìn năm qua nước đã chịu bao gót giày của quân xâm lược xéo nát. Những vết thương vẫn còn mãi, nhưng dân tộc ta không bao giờ khuất phục, nếu có người gục xuống thì người khác sẽ lên thay. Đất nước này là của chúng ta và là của những người đã ngã, họ không bao giờ mất đi trong lòng đất nước. Câu thơ “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đát’ làm người ta nhớ lại hình ảnh người mẹ già đào hầm nuôi giấu bộ đội của Dương Hương Ly: 

Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác 

Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Hình ảnh của người mẹ này sẽ bất diệt cùng hình ảnh của đất nước, Tiếng cuốc của mẹ vọng vào đêm trường như lời của “Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Đoạn thơ cô đọng với những tiếng rì rầm, vang vọng của người đã khuất. Đất nước là những hình ảnh đẹp, những ý chí hào hùng sảng khoái, nhưng cũng chứa đựng những khắc nghiệt, những đau đớn quằn quại do quân xâm lược gây ra. Đã nhiều nhà thơ lấy đề tài đất nước gợi cảm hứng cho mình. Trong trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm cũng cho ta hình ảnh của đất nước: “Đất nước có từ ngày xửa ngày xưa mẹ vẫn hay kể…, Từ những hòn núi vọng phu, những hòn trống mái Và đất nước là tiếng đàn bầu, là những cuộc tiễn đưa…

Xem thêm:  Hình ảnh người mẹ qua ca dao

Đoạn thơ trên là khúc hoan ca của tác giả khi đất nước đã có một vùng giải phóng “dầu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng” ở chiến khu Việt Bắc. Cái đáng quí của bài thơ là sự chân thành của tác giả trước đất nước độc lập tự do. Có được độc lập dân tộc ta đã phải đố biết bao xương máu. Chế Lan Viên đã từng nói: “Phải trăm năm mới có ngày độc lập”. Và làm sao đếm được hết đầu người bởi lửa đạn chiến tranh những roi vọt ngục tù mà dân tộc ta đã phải trải qua? Xiềng xích súng đạn của quàn thù không khuất phục được ta, mà ngược lại những xóm làng vườn ruộng của ta sẽ “mọc lên những lũy thép”, sẽ hóa thành những bể dầu sôi để giết quàn thù.

Những câu thơ như có giai điệu của âm nhạc. Nghệ thuật đoạn thơ phong phú, những hình ảnh về đất nước giản dị nhưng có sức khẳng định mạnh. Lịch sử lúc bấy giờ khá phức tạp, mặc dù ta đã dành được một số thắng lợi ban đầu nhưng kẻ thù vẫn hung hãn “quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

Và một phần lớn đất nước còn lại đang dưới sự kiểm soát của kẻ thù. Mặc dù vui trong thắng lợi nhưng tác giả cũng không quên được mối nguy hiểm đe dọa đất nước. Tác giả như thay lời đất nước tuyên ngôn và khẳng định quyền làm chủ cho dân tộc mình. Những lời nói tự hào này là lời cảnh cáo đối với kẻ thù. Đất nước Việt Nam ta qua những năm lịch sử đả ghi lại những trang sử hào hùng chói lọi. Tượng đài đất nước là những bài thơ, những cảm xúc và suy nghĩ chân thành của những tác giả có phẩm chất công dân. Có những tháng năm không thể nào quên, những nàm tháng hào hùng và nước mắt. Đất nước ta đã trải qua những ngày tháng ấy. Nguyễn Đình Thi đã xây dựng khá hoàn chỉnh hình ảnh đất nước trong lòng quá khứ và trong hiện tại. Nói đúng hơn điểm nhìn của tác giả là một thời điểm đầy cam go của dân tộc nhưng tâm hồn của nhà thơ, của những người kháng chiến, của đất nước vẫn là “Mát trong như sáng năm xưa”. Đọc Đất nước lòng chúng ta thấy xao xuyến, chúng ta thấy niềm vui vô bờ bến của một người tự do đang say sưa với đất nước tự do và đang chiêm nghiệm quá khứ của ông cha với niềm tự hào vô bờ bến… 

Thu Huyền