Bình luận ý kiến của Nhạc sĩ S. Gunô có nói: Hồi tôi 20 tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài

Bình luận ý kiến của Nhạc sĩ S. Gunô có nói: Hồi tôi 20 tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài

Hướng dẫn

Thời gian và sự từng trải làm cho mỗi chúng ta khôn lên, già dặn thêm. Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần? Những bậc vĩ nhân, những người danh tiếng cổ, kim, đông, tây đã có nhiều ý kiến sâu sắc về vấn đề này. S.Gunô, nhạc sĩ vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX, để lại nhiều trang hồi kí thật xúc động về mối quan hệ giữa ông với nhạc sĩ thiên tài Môda. Ông nói:

"Hồi tôi 20 tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. 30 tuổi, tôi đã nói: Tôi và Môcla. 40 tuổi, tôi nói: Môda và tôi. Còn hây giờ tôi chỉ nói Môda”.

Môda là một nghệ sĩ thiên tài âm nhạc của nước Áo trong thế kỉ XIX, một danh nhân văn hóa thế giới. Câu nói trên đây sở dĩ được lưu truyền, vì nó là một câu nói chân thực của một nhân tài nói về một thiên tài. Hơn thế nữa, câu nói ấy hàm chứa một bài học đường đời, bài học về sự khiêm tốn, tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách văn hóa.

Thế kỉ thứ XIX gần như đồng thời xuất hiện ở Parí nước Pháp và ở Viên thủ đô nước Áo hai thần đồng về âm nhạc, đó là S.Gunô và Môda. Họ là niềm tự hào của đất nước mình, tựa như hai ngôi sao âm nhạc cùng sáng chói trên bầu trời. Trong hồi kí của mình, S.Gunô có viết "Hồi tôi 20 tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài". Năng khiếu âm nhạc của S.Gunô nảy nở rất sớm, ông lại được nhiều giáo sư âm nhạc danh tiếng ở Pháp thời bấy giờ dạy dỗ và rèn luyện. Năm 20, ông đã thành một nhạc sĩ lừng danh của nước Pháp. Lời bộc bạch của S.Gunô phản ánh đúng tâm lí của một tài năng thời trẻ, quá tự tin, tự hào về tài năng của mình "chỉ thừa nhận " riêng mình là “cớ tài”. Quá tự hào mà thành kiêu căng, hợm mình “mục hạ vô nhân” là thế! Có tài thường có tật, tự cho mình là tất cả, hơn hết mọi người. Đó là tâm lí, là nhược điểm của nhiều người, trong đó có Gunô. Tuổi trẻ mới lớn lên, chưa thử thách va chạm nhiều với đời, kinh nghiệm sống còn hạn chế, vì thế họ bồng bột, chưa chín chắn, còn hiếu thắng. Họ tự cho mình là tài giỏi, cái gì của mình cũng đúng, cũng hay, cũng "nhất thiên hạ". Cái gì mình cũng có thể làm được và làm tốt, làm hay, làm giỏi hơn người. Ngựa non vốn háu đá. Vả lại, lúc bấy giờ, Gunô và nhiều tài năng âm nhạc khác chưa có dịp trực tiếp thi thố tài nâng nên ông mới hợm mình và nói như vậy. Chân lí còn ở phía trước. Gunô đã tự phê phán mình, chân thành đánh giá tư tưởng, đạo đức của mình thời trai trẻ. Qua đó, ông có một cái nhìn rất độ lượng đối với nhược điểm bồng bột, tự phụ của tuổi trẻ.

Xem thêm:  Đề bài: Đọc – hiểu về chủ để người lính biển đảo

Ở đời, ai cũng cần đem tài năng thi thố với thiên hạ. Phải tự biết khẳng định mình, tự hào và tự tin về năng lực, tài năng của mình. Có tự hào, tự tin về mình mới tạo nên bản lĩnh sống, biết vào đời với tất cả nghị lực và ý chí kiên cường mạnh mẽ. Có tự hào, tự tin mới có thể phát triển tài năng của mình để làm nên sự nghiệp to tát, lưu danh sử sách. Nhưng tự tin và tự hào không kiêu căng, tự phụ, bởi lẽ kiêu căng, tự phụ là nguy cơ hủy diệt tài năng. Tài năng chỉ có thể đơm hoa kết trái trên cơ sở một nhân cách cao đẹp.

Không thể sống tầm thường nhạt nhẽo và vô vị. Cũng không thể tự phụ kiêu căng. Một cách sống đẹp là tự mình biết rõ và đánh giá đúng tài năng của mình, đức độ mình, ra sức học tập và tu dưỡng phát triển tài năng, phẩm chất của mình.

Thi sĩ Xuân Diệu từng có một tứ thơ tương tự như câu nói trên đây của Gunô. Năm đó Xuân Diệu 19 tuổi, một tài thơ đang nở rộ:

'Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi hạn hè nổi cùng ta"

(Hi Mã Lạp Sơn)

Thời gian sẽ dạy khôn cho mọi người. Nắng mưa cuộc đời sẽ làm cho ngựa non háu đá ngày nào trở nên thuần dưỡng. Kinh nghiệm sống ngày một phong phú, tầm mắt được mở rộng, ứng xử tinh tế dần. Sự từng trải dạy ta biết suy nghĩ chín chắn, biết hành động thận trọng hơn. Mười năm sau, ở độ tuổi ba mươi “Tam thập nhi lập”, Gunô đã bước đầu suy nghĩ về mối tương quan tài năng, một chuyển biến đáng kể trong nhận thức. Ông viết trong hổi kí: “Ba mươi tuổi, tôi đã nối: Tôi và Moda”.Gunô đã bắt đầu nhìn thấy sau ngôi sao của mình, trên bầu trời còn có một ngôi sao thứ hai của Môda. Từ chỗ chỉ biết “riênÍỊ tỏi có tài”, Gunô đã phải công nhận Môda có tài. Thay đổi một quan niệm, một ý nghĩ, một cách đánh giá đâu dễ? Chủ quan và hiếu thắng đâu dễ gì vượt qua và thay đổi. Đến tuổi 30, Gunô cũng như nhiều người đã trưởng thành về nhân cách, tự nhìn lại mình và cách đánh giá người đã khách quan hơn, thận trọng hơn và đúng mực hơn. Bên cạnh cái đầu “nống” đã bắt đầu có trái tim “lạnh”. Trường đời thêm kinh nghiệm “Đi một ngày dàng học một sàng khôn”, nhân cách phát triển, trước kia thiên về cảm tính thì nay được bổ sung bằng lí tính, tâm lí sống “cân hằng" dần. Tuy vậy, Gunô vẫn tự cho mình là tài năng xuất chúng: “tôi và Môda”,

Một thập kỉ nữa trôi qua. Gunô đã có những chuyến đi trình diễn âm nhạc, tiếp cận với một số nhạc viện ở Tây Âu, Gunô đã nhìn Môda một cách thật khách quan, nhiều trân trọng. Ông ghi trong hồi kí: “Bốn mươi tuổi, tôi nói: Môda và tôi". Chân lí đã được khẳng định, Gunô chấp nhận, nhường bước trước Môda, khâm phục tài năng của Môda. Một so sánh ngắn gọn ba chữ “Môda và tôi”, Gunô đã phải trải qua một hành trình 20 năm. Chân lí khách quan đã thắng ý nghĩ chủ quan, đã đè bẹp cái thiên kiến hợm mình. Biết mình biết người đâu dễ, thừa nhận người khác tài giỏi hơn mình, xuất sắc hơn mình là điều cực kì khó. Phải thực sự cầu thị, phải sáng suốt, dũng cảm và trung thực mới có nhận thức và thái độ đúng đắn như Gunô. Điều đó cho thấy Gunô là một nhạc sĩ vĩ. đại, giàu tài năng và có một tâm hồn rất trong sáng.

Chân lí không ngừng được điều chỉnh. Đối với những người có trí tuệ sáng suốt, có tâm điền tốt thì họ luôn luôn hướng thiện và phục thiện, vươn lên tiếp cận chân lí. Nhạc sĩ Gưnô cũng vậy. Nếu năm 20 tuổi, ông tự tin “chỉ thừa nhận riêng tôi có tài” thì hơn 30 năm sau, ông ghi trong hổi kí: “Còn hây giờ tôi chỉ nói: Môda". Lúc bấy giờ Môda đã ngoài 50 tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”, tài năng, nhân cách phát triển đến chỗ “chín“ và tương đối hoàn chinh, ông tự đánh giá mình, nhìn nhận người một cách khách quan hơn, chính xác hơn. Thừa nhận Môda là một thiên tài, ngả mũ cúi đầu chào Môda vĩ đại, tự phủ định những gì mình đã say sưa nghĩ về minh, Gunô đã tự phê phán những mơ hồ của mình thời trai trẻ. Tài năng, danh dự, uy tín và nhân cách của Gunô đã được khẳng định. Gunô là một nhân tài, Môda là một thiên tài. Gunô đã làm cho ta ngưỡng mộ ông về tài năng và phẩm cách. Đại thi hào Gớt có nói: “Trước một trí tuệ vĩ đại, tỏi cúi dầu. Trước một trái tim vĩ dại, tôi quỳ gối”. Cái “cúi đầu” và cái “quỳ gôĩ' trước những thiên tài không làm ta “bé nhỏ” lại, mà đức khiêm tốn, tinh thần trọng thị đã làm cho ta “lớn lên". Đức khiêm tốn của Gunô là tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng ta noi theo. Có tài năng mà khiêm tốn như Gunô thì nhân cách ấy vô cùng vĩ đại: “Kẻ trí là kẻ tự biết mình; kẻ nhân là kẻ tự mình yêu mình” (Nhan Hồi).

Xem thêm:  Vai trò, công lao của các thầy giáo, cô giáo và nói lên được lòng biết ơn của mình đối với các thầy giáo, cô giáo

Tóm lại, mấy dòng hồi kí của nhạc sĩ lừng danh Gunô, trước hết là sự đánh giá, ngợi ca thiên tài âm nhạc Môda. Môda, Beethoven, Trai-côp-xki,… là những nghệ sĩ mang tầm nhân loại, đã bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ. Câu nói của Gunô không chỉ đề cập đến vấn đề tu dưỡng tài năng, nhàn cách của người nghệ sĩ chân chính, coi trọng đức tính khiêm tốn trong ứng xử mà còn nêu lên sự vận động tự thân trong nhận thức. Trong mối quan hệ xã hội, ta cần có đủ thời gian để suy xét, suy ngẫm về mọi hiện tượng, tự đánh giá mình và đo tầm vóc người. Thời gian là thước đo chân lí. Thời gian giúp ta tự khám phá mình, giúp ta tiếp cận chân lí. Gunô đã dám đem tài năng thi thố với đời, nên thời trai trẻ, ông tự hào “chỉ thừa nhận l iêng tôi có tài”. Và chính vì ông đã sống hết mình nên ông mới ngợi ca Môda là thiên tài, “tôi chỉ nói: Môda”.

Khiêm tốn là một đức tính quý. Khiêm tốn để phát triển tài năng và hoàn thiện nhân cách văn hóa – Càng có tài năng càng phải khiêm tốn. “Khoe rằng hay thế là mất hay, khoe có công, là mất công” (Kinh thư); “Tự cho mình là giỏi thì tai không nghe được lời hay lẽ phải nữa” (Gia ngữ).

Hơn một thế kỉ sau, đọc lại dòng hồi kí của nhạc sĩ Gunô, ta vô cùng cảm phục ông. Ông rất trung thực khi tự phê phán những “non nớt” của mình thuở đôi mươi. Bài học khiêm tốn để rèn luyện tài năng của Gunô vẫn còn nguyên giá trị và có tác dụng giáo dục to lớn đối với tuổi trẻ chúng ta.

Nguồn: Vietvanhoctro.com