Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi rất hay

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Bài làm

Trong thi ca trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhà thơ, một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng được xếp vào bậc kỳ tài. Ông không chỉ có nhiều tác phẩm văn thơ độc đáo, đặc sắc mà còn là người đặt nền móng và mở đường cho thi ca tiếng Việt. Nổi bật trong những bài thơ Nôm của ông là thi phẩm “Cảnh ngày hè” trong tập “Bảo kính cảnh giới”. Bài thơ không chỉ bày tỏ tâm hồn của Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu nhân dân, yêu non sông đất nước mà bên cạnh đó còn bộc lộ tâm tư, nỗi lòng mong mỏi cho sự hưng vượng của nhân dân, đất nước.

“Cảnh ngày hè” được Nguyễn Trãi sáng tác vào lúc sinh thời sống ẩn giật tại chốn thôn quê Côn Sơn. Cuộc sống thanh bình, yên ả ở nơi làng mạc vào những ngày mùa hạ đã giúp ông cảm nhận được trọn vẹn nhịp sống của thiên nhiên, cảnh vật, con người, từ đó sáng tác nên bài thơ. Bức tranh “Cảnh ngày hè” đầu tiên được người thi nhân cảm nhận khi đang ngồi phiêu lãng trước những cơn gió và ông đã vẽ lên một cảnh hè đậm chất thôn quê Bắc bộ:

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Nguyễn Trãi trong lúc rỗi rãi giữa ngày hè dài ngồi hóng mát dưới cơn gió mùa hạ và ngắm cảnh thiên nhiên, cây cỏ để cảm nhận về sức sống của mùa hè. Hình ảnh đầu tiên mà Nguyễn Trãi thấy là một cây hòe đại thụ mang sức sống mãnh liệt với tán cây xanh dang rộng che lấp cả một khoảng trời. Cùng với đó từ láy “đùn đùn” được tác giả đặt vào giữa câu tạo cho mỗi người đọc chúng ta cảm giác về sự nảy nở, sinh sôi liên tiếp của sắc xanh hòe thụ đồng thời đánh vào tri giác, tâm tưởng của mỗi chúng ta để rồi chìm đắm trong sự thanh mát, tươi tắn như đang được che chắn bởi tán xanh cây hòe. Trái ngược hoàn toàn với cảm giác đó, thi nhân lập tức ấn tượng với một sắc đỏ rực rỡ của loài hoa thạch lựu trước hiên nhà. Trong dân gian, hoa thạch lựu vốn được mọi người ưa trồng nên trước hiên nhà Nguyễn Trãi có những bông hoa lựu rực đỏ cũng là điều dễ hiểu. Nhưng hoa thạch lựu cũng là loài hoa được xuất hiện khá nhiều trong thơ văn như Nguyễ Du cũng đã từng viết:”Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.”. Chắc có lẽ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du hay tất cả mọi người đều yêu mến loài hoa lựu bởi nó là loài hoa duy nhất mà ta biết dù cho có phai tàn thì cánh của nó cũng sẽ tự thu lại vào cuống của mình. Một loài hoa mạnh mẽ và kiên cường đến lạ lùng. Và cuối cùng, một loài hoa đặc trưng của mùa hè Việt quốc đó là “liên hoa” mà Nguyễn Trãi đã cảm nhận được không chỉ bằng nhãn tinh mà còn bằng cả khứu giác. Tinh tế, thanh nhã như hương thơm bay ra từ đài sen khiến thi nhân không thể nào bỏ qua nổi, cùng với đó màu hồng của liên hoa cũng khiến con người ta thỏa mãn thị giác, thanh tịnh tâm hồn. Bằng cả thị giác, thính giác và cảm quan tri giác của mình, Nguyễn Trãi làm sống dậy trên những dòng thơ một không gian ngày hè sinh động, tươi đẹp nhất. Nhà thơ như đã hòa quyện cả tâm hồn mình cùng với thiên nhiên, cây cỏ, hương thơm để cảm nhận ngày hè, thế mới thấy cái tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu chính con người, đất nước, quê hương của thi nhân.

Xem thêm:  Bài thơ Xuân hiểu trần Nhân Tông

cam nhan cua em ve bai tho canh ngay he cua nguyen trai rat hay - Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi rất hay

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè

Nếu cảnh vật thiên nhiên mang tới cho nhà thơ những cảm giác thanh dịu, êm đềm thì hình ảnh những con người, làng mạc, khung cảnh chợ chiều lại khiến thi nhân thấy náo nhiệt, sôi động biết chừng nào:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Hai câu thơ 5, 6 Nguyễn Trãi đều sử dụng biện pháp đảo ngữ tạo nên những hình ảnh mang ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Chợ cá tại các làng chài lưới vốn dĩ là những hình ảnh quen thuộc tại các làng quê ven biển Việt Nam nhưng qua câu thơ của Nguyễn Trãi khi ông đảo từ láy “lao xao” lên đầu câu cùng với việc sắp xếp dồn hai từ “cá” chồng lên “ngư” khiến chúng ta cảm thấy khung cảnh chợ sao mà rộn ràng, náo nhiệt với bao nhiêu con người làm vang rộn cả một góc trời giữa buổi sớm mai. Thêm nữa, tiếng “đàn ve” cất lên vào buổi hoàng hôn inh ỏi, vang dội. Những âm thanh đó là đặc điểm riêng của mùa hè mà ai cũng biết, vậy nhưng ở câu thơ của Nguyễ Trãi tiếng ve không chỉ âm vang trong những lùm cây mà nó còn dồn dập đánh mạnh vào không gian chiều tàn như muốn lôi kéo mặt trời kia đang sắp lặn xuống sau núi kia lưu lại thêm một chút với cuộc đời. Qua cả hai câu thơ, thi nhân quan sát, cảm nhận từ khi sáng sớm khi chợ cá mới bắt đầu lao xao cho tới khi chiều tà tiếng ve vẫn còn inh ỏi khiến chúng ta thấy được những hình ảnh bình dị vốn rất thân quen mà có thể bấy lâu nay đã chẳng còn quan tâm nó. Nguyễn Trãi quả thực là một con người yêu nước thương dân dẫu rằng có là về ở ẩn ông vẫn âm thầm quan sát những công việc bán buôn của nhân dân lao động và vẫn quan tâm tới tình cảm, tâm hồn của mỗi con người.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Cuối cùng của bài thơ, tác giả viết lên những lời tâm sự, nỗi trăn trở, mong mỏi của mình về vận mệnh và sự hưng vượng của đất nước:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Vua Đường Nghiêu và vua Ngu Thuấn theo thần thoại của Trung Quốc, đó là những đời vua hưng vượng, thanh bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc, không có chiến tranh, lao dịch, khổ sai và là một xã hội lí tưởng. Nguyễn Trãi mong muốn có được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để đàn một khúc Nam Phong cho dân chúng thanh bình, hạnh phúc, hưng vượng muôn nơi như triều đại của hai vị vua trong thần thoại đó. Nguyễn Trãi cũng chỉ là một con người bình thương nhưng ông mang tấm lòng của một vị thánh nhân, ông luôn lo nghĩ cho nhân dân, cho cuộc đời, cho sự hưng vượng của quốc gia mà không màng tới bản thân. Đồng thời, qua câu thơ này ông muốn ca ngợi những vị vua anh minh, sáng suốt cùng với triều thần thanh khiết nghiêm minh từ đó mong mỏi triều đại lúc bấy giờ cũng sẽ nhìn tầm gương sáng đó mà noi theo.

Nguyễn Trãi bằng tài năng xuất chúng, tình yêu văn chương, cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt bình dị và các hình ảnh quen thuộc đã viết lên bài thơ “Cảnh ngày hè”. Qua đó, thi nhân khắc họa được một mùa hè chân thực, sinh động, cùng với những hiện tượng, cảnh vật quen thuộc từ đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết. Hơn thế nữa, bài thơ cũng bãy tỏ nỗi niềm yêu nước thương dân, lo lắng cho hưng vượng của quốc gia và thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc, một lòng với gấm vóc non sông.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu rất hay

Đỗ Dũng