Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Hướng dẫn

1.Những nhà bình luận văn chương thường đánh giá bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như một bức tượng đài hùng vĩ xuất hiện đột ngột trong lịch sử văn học Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đẹp một cách hùng tráng, lẫm liệt, ngay trong cái vẻ mộc mạc, lam lũ rất hiện thực của người dân cày.

Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, đã đề cao tư tưởng vì dân:

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hám sẩy hang.

Ghét dời u, Lệ da doan,

Khiến dân luông chịu lầm than muôn phần.

Ghét đời Ngũ bhá phân vân,

Chuộng hề dối trá làm dân nhọc nhằn.

Đến khi giặc Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu từ tư tưởng thương dân, vì dân, đã đi tới khẳng định vai trò to lớn của nhân dân đối với lịch sử. Và văn thơ của ông từ chỗ biện luận về "lẽ ghét thương" – vì dân mà thương mà ghét – trở thành những thiên sử thi hoành tráng ca ngợi nhân dân anh hùng.

 

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bằng chứng tiêu biểu.

Tư tưởng ấy, tác giả không rút ra từ sách vở thánh hiền nào mà là sự phản ánh trực tiếp, chân thật và sâu sắc hiện thực của thời đại mình: thời đại đối mặt với giặc là dân, thời đại gánh tất cả trách nhiệm đối với Tổ quốc lên vai là dân.

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu nằm trọn dưới triều Nguyễn, một triều đại có đến năm trăm cuộc nổi dậy lớn nhó của nông dân. Đối lại, vua quan nhà Nguyễn chi một mực tăng cường chuyên chế, không chịu thi hành bất cứ một cải cách nào có ích cho nước, có lợi cho dân. Đã thế, chính sách ngoại giao lại vô cùng dại dột và nguy hiểm, dặc biệt là đối với bọn thực dân tư bản phương Tây. Hoạ mất nước vì thế, không thể tránh khỏi.

Tháng 9-1858, giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Trong gần ba chục năm, vua quan nhà Nguyễn cứ lùi dần từng bước và đất nước thì mất dần từng máng: Năm 1862 cắt dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Năm 1867, nộp nốt ba tính miền Tây. Năm 1882, Bắc Kì bị đánh chiếm. Năm 1884, triều đình công nhận quyền bảo hộ của giặc và thế là mất nước!

Trong khi đó, nhân dân cùng một số sĩ phu yêu nước kiên quyết đánh giặc. Sau các Hiệp ước đầu hàng 1862, 1874, sáu tỉnh Nam Kì đã cắt dâng cho giặc, nhưng phong trào chống thực dân Pháp không lúc nào ngừng: Đỗ Trình Thoại, Trần Xuân Hoà, Võ Duy Dương, Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tôn, Phan Liêm, Phan Công Tòng,… ; lớn nhất, lừng lẫy nhất là nghĩa quân Trương Định và Nguyễn Trung Trực. Từ năm 1885, sau lời kêu gọi Cần vương của Hàm Nghi thì cả nước, nhất là Trung Kì, Bắc Kì nổi lên đều khắp, kéo dài liên tục cho đến mãi sau này…

Vua đầu hàng, dân đánh giặc. Đó là đặc trưng của thời đại Nguyễn Đình Chiểu. Sự thật này không ở đâu diễn ra một cách rõ ràng, dứt khoát như sự kiện Gò Công: nhân dân tự động đứng lên chống lại chiếu chỉ nhà vua đòi Trương Định bãi binh, họ chặn đầu ngựa, suy tôn người anh hùng Gò Công là Bình Tây Đại nguyên soái và "bảo nhau quyên cúng tiền bạc, lúa gạo để giúp quân nhu, hoặc quyên đồng, sắt, chất nổ để giúp khí giới, người già, trẻ con thì coi nhà, bao nhiêu trai tráng đều ra ứng mộ".

Tất nhiên Nguyễn Đình Chiểu đứng về phía nhân dân. Vì ông chính là nhân dân. Từ ngày bị mù loà, ông trớ thành một trí thức nhân dân với nghĩa đầy đủ nhất: sống giữa lòng dân, dạy học, làm thuốc, được dân cưu mang, quý trọng. Cho nên ông thường có quan hệ với nghĩa quân quanh vùng, và khi Trương Định hi sinh, ông làm liền 12 bài thơ điếu và một bài văn tế hết sức cảm động.

2.Văn tế là một loại biền văn thường viết theo thể phú Đường luật, bố cục bốn phần:

Xem thêm:  Phân tích chuyển biến tâm trạng của Chí phèo sau đêm ăn nằm với Thị Nở

-Lung khởi (lời than chung trước vong linh người chết).

-Thích thực (hồi tưởng về công đức, sự nghiệp của người chết).

-Ai vãn (than tiếc người chết).

-Kết (phát biểu cảm nghĩ và hứa hẹn trách nhiệm của người sống trước vong linh người chết).

Phân tích văn tế cần theo trình tự của bố cục này.

Đây là thể văn kết hợp loại bút pháp trữ tình và tự sự: tự sự để thuật kể công trạng của người quá cô (thích thực) ; trữ tình để giãi bày tình cảm của người đứng tế (lung klìởi, ai vãn).

Nguyễn Đình Chiểu được giao viết bài Văn tế ngay sau cuộc tập kích của nghĩa quânn đánh úp đồn giặc ớ Cần Giuộc. Sự kiện diễn ra như sau:

Năm 1858, giặc Pháp tấn công Đà Nang. Đầu năm 1859, chúng quay vào đánh chiếm Gia Định. Nguyễn Tri Phương xây công sự Đại Đồn bao vây. Năm 1861, giặc tấn công Đại Đồn rồi toả ra chiếm Tân An, Cần Giuộc, Gò Công,… Ở Cần Giuộc, chúng đóng đồn ở huyện lị, giáp sông Cần Giuộc, gần chợ Trường Bình, cách chùa Tông Thạnh chừng hai cây số.

Đêm 16-12-1861, đúng rằm tháng 11 Tân Dậu, nghĩa quân tập hợp ở chùa Tổng Thạnh rồi kéo lên huyện lị đánh đồn Lang Sa, tiêu diệt một số quan quân của giặc và một tên tri huyện tay sai. Bên ta có 27 người hi sinh. Tuần Vũ Gia Định ra lệnh tổ chức truy điệu. Nguyễn Đình Chiểu, lúc bấy giờ đang ở quê vợ (xã Thanh Ba, thuộc Cần Giuộc), được giao làm bài văn tế.

3.Như thế là bài văn tế được viết ngay sau cuộc tập kích. Không khí bao quanh trận đánh đang còn nóng bỏng. Sự kiện lại nổ ra ngay trong vùng cư trú của tác giả. Vậy chắc hẳn ông đã cầm bút trong một lâm trạng vô cùng kích động, mọi cảm xúc đều được đẩy đến cao độ.

a)Lung khởi

Tác giả vốn là một tâm hồn gắn bó máu thịt với nhân dân, nay đứng trước tấm gương anh hùng chói lọi của nghĩa quân ngay tại quê hương mình, lòng ngưỡng mộ của ông càng được đẩy đến tột cùng. Vì thế, mở đầu bài Văn tế, ông liền tô đậm bằng những nét uy nghiêm và trang trọng nhất hình ảnh lòng dân ngời sáng giữa đất trời:

Súng giặc đất rền ; lòng dân trời tỏ.

Súng giặc và lòng dân. Giặc đến, dân đứng dậy. Chỉ có dân với giặc. Bên trên là trời cao chứng kiến. Không thấy những người quản lí đất nước, không thấy binh tướng nhà vua. Họ đi đâu cả? Nguyễn Đình Chiểu từng nhiều lần ném ra câu chất vân giữa trời như vậy: "Chúa Xuân ơi hỡi có hay không "Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng". Lần này cũng thế: "Trông tin quan như trời hạn trông mưa",… Quả là chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã đến lúc quá tồi tệ, hoàn toàn vứt bỏ trách nhiộm với dân, với nước. Trong tình hình đó, đại diện cho nước chính là dân, chỉ là dân. Dân là nước, nước là dân.

Sau này Phan Bội Châu sẽ nói rõ điều đó ("Dân là dân nước, nước là nước dân" (Hải ngoại huyết thư). Đồ Chiểu lúc bấy giờ chưa thể ý thức được như vậy, nhưng bước đầu đã cảm thấy điều này, nhờ gắn bó với thực tế và đứng hẳn trên lập trường nhân dân.

b)Bài Văn tế chuyển sang phần thích thực với một đoạn văn đầy ấn tượng mãnh liệt. Chắc chắn người viết phải có một trí tưởng tượng khác thường. Có lẽ chính vì mắt không nhìn thấy mà các giác quan khác của tác giả càng sắc nhọn hơn và trí tưởng tượng càng phát triển hơn. Những người nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu thường nghĩ đến những trang viết của ông về thiên đường và địa ngục trong Dương Từ – Hà Mậu mà có người đã so sánh với Thần khúc của Đăng-tơ về sức tướng tượng. Bài Văn tế cũng thổ hiện rất rõ điều đó: phải có một trí tưởng tượng khác thường, tác giả mới có thể dựng lên được một quang cảnh chiến trường dữ dội, sát khí ngất trời, tưởng nghe rõ tiếng chân bước rầm rập, tiếng hò, tiếng hét, tiếng súng rền đạn nổ, tiếng sắt thép đâm ngang chém ngược.

Một điều rất thú vị là nhà văn tuy mù loà mà mô tả rất đúng một cuộc tập kích có phần xô bồ, ô hợp của một tập thể dân cày chưa được tổ chức chặt chẽ, chẳng được trang bị, tập luyện gì, kẻ dao phay, người gậy gộc, cứ "đạp rào lướt tới", "xô cửa xông vào", "coi giặc như không", "liều mình như chẳng có”,…

Xem thêm:  Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn khối 10

Trong lịch sử văn học viết thời trung đại, không phải người dân lao động chưa từng bao giờ được đưa vào trang sách, nhưng thường chỉ là những hình ảnh chung chung, mờ nhạt, hoặc khoác áo ước lệ ngư, tiều, canh, mục. Những nhân vật này cũng từng có mặt trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu (Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ — Hù Mậu, ông Ngư, ông Tiều hói đáp vềê thuật chữa bệnh). Nhưng ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì hình ảnh nhân dân không còn mơ hồ như thế nữa mà hiện lên hột như trong một cuốn phim quay cận cảnh, về người nông dân với dáng vóc rất cụ thể, hơn nữa rất Nam Bộ:

Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn ; toan lo nghèo khó.

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung ; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm ; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Nhà văn không chỉ quan sát từ bên ngoài, ông còn đặt mình vào tâm lí của người dân cày, nhìn bằng con mắt của họ, nghĩ suy bằng kinh nghiệm của họ, yêu ghét, căm hờn bằng tình cảm của họ và diễn đạt bằng ngôn từ của họ ("trông tin quan như trời hạn trông mưa", "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ", "Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan ; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ",…). Đúng là cách nói thật thà, bộc trực, trần trụi của người dân cày Nam Bộ.

Nhưng ngợi ca nghĩa quân Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ nêu cao tính cách anh hùng, hành động xả thân của họ. Ông đặc biệt nhấn mạnh ở họ tinh thần hoàn toàn tự nguyện xuất phát từ ý thức trách nhiệm rất cao đối với vận mệnh của Tổ quốc. Một loạt câu văn được cấu tạo theo luật đối ngẫu, tập trung diễn tả tinh thần chiến đấu vô điều kiện của nghĩa quân: không phải việc của mình cũng làm ; không phải trách nhiệm được giao cũng xung phong gánh vác ; không ai động viên, thúc giục cũng hăng hái xông lên ; không súng, không gươm cũng xốc tới bằng dao phay, gậy gộc: "Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh ; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ" ; "Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không" ; "Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi ; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ", v.v.

Nhưng đừng nghĩ, hành động của họ là liều lĩnh, dại dột, "điếc không sợ súng". Họ không sợ chết, đúng thế, nhưng không hề muốn chết một cách vô ích. Họ tin ở chính nghĩa, ở sức mạnh tinh thần. Có sức mạnh ấy thì sẽ có cách đánh, và đánh được, đánh thắng. Niềm tin ấy đừng tưởng là vu vơ, nó có căn cứ vững chắc ở truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời của dân tộc. Phát huy truyền thống ấy, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Ọuang Trung đã dẹp được giặc Tống, đã bình được quân Nguyên, rồi đuổi được Minh, diệt được Thanh, toàn những kẻ thù hết sức hùng mạnh và vô cùng tàn bạo. Đối với giặc Pháp cũng vậy thôi, cuộc tập kích của nghĩa quân Cần Giuộc chỉ hoàn toàn trông cậy ở sức mạnh tinh thần, vậy mà cũng lập được chiến công "làm cho mã tà, ma ní hồn kinh": "Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia ; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ".

Tiếc là vua quan nhà Nguyễn đã cắt đứt, thậm chí phản bội truyền thống đó, nên đã để đất nước rơi vào tay giặc.

c)Bài Văn chuyển sang phần Ai vãn. Giọng văn từ chỗ bừng bừng khí thế, đổi sang đau đớn xót thương:

Ôi!

Những lăm lòng nghĩa lâu dùng ; đâu biết xác phàm vội bỏ.

Xem thêm:  Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa

Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây ; trâm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.

Cái tôi trữ tình – tác giả xuất hiện trực tiếp với tiếng khóc lớn. Đây không phải nỗi đau của một người, mà là sự chất chứa hàng trăm, hàng nghìn nỗi đau của nhân dân Cần Giuộc, của "Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều", của "Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ", của đồng bào nơi chợ Trường Bình "già trẻ hai hàng luỵ nhỏ". Một nỗi đau trùm lên cả non sông, phủ lên cả đất trời, nên muôn vật dường như đều biến sắc, đổi sang màu ủ dột: "Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng" ; "Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm ; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ",…

Tuy nhiên, trên cái nền chung của âm hưởng bi thương ấy, lắng tai nghe ta vẫn có thể phân biệt nhiều chất giọng khác nhau, diễn tả những sắc thái tình cảm khác nhau trong bài Văn tế.

Có giọng xót xa nức nở, chứa đầy nước mắt: "Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều ; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ".

Có giọng vì giận triều đình vô trách nhiệm, mà càng thương cho những dân cày, lẽ ra không đáng chết mà phải chết: "Chẳng phải án cướp án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm ; vốn không giữ thành giữ luỹ bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số ".

Có giọng căm hờn giận dữ muốn biến thành tiếng chửi ném vào quân cướp nước: "Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta ; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó".

Có giọng đầy xót thương, lo lắng cho số phận những người dân ở quanh đồn giặc: "Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen ; ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phường con đỏ".

Có giọng vỗ về, an ủi bằng triết lí "chết vinh hơn sống nhục", chết mà danh thơm còn mãi cùng đất nước và lòng người: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh ; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ";

"Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen ; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ",…

Có giọng đầy khí thế hào hùng, như động viên, cổ vũ kẻ khuất, người còn cùng tiếp tục xông lên giết giặc: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh",… – lời văn tế bỗng trở thành tiếng ca chiến đấu, lời hịch xuất quân.

Viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã cắm một cột mốc sừng sững trong lịch sử văn học trung đại nước ta vào cuối thế kỉ XIX đang tiến mạnh trên đường dân tộc hoá, dân chủ hoá. Tinh thần vì dân, lòng ngưỡng mộ vai trò vĩ đại của nhân dân trong công cuộc giữ nước đã khiến ngòi bút Đồ Chiểu vượt qua được lớp lớp hàng rào ước lộ, để sử dụng bút pháp hiện thực. Ông đã sáng tạo ra hình tượng một tập thể dân cày tung hoành ngang dọc, làm chủ chiến trường, vô cùng dũng mãnh, tuy vẫn mang dáng vẻ lấm láp, lam lũ của những người dân hàng ngày vẫn lầm lũi làm ăn nơi đồng ruộng:

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền ; lòng dân trời tỏ.

[…] Ôi!

Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.

Tiếng khóc của Đồ Chiểu đúng là tiếng khóc của một tâm hồn chiến sĩ – "Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo" – vì vậy, văn tế mà thành một bản hùng ca, giọng ai vãn mà khiến người người đứng dậy. Một bài văn vừa tôn vinh nhân dân, vừa có tác dụng rửa nhục cho triều đình – có lẽ vì thế mà Tự Đức đã lệnh cho Bộ Lễ truyền đi khắp nước, và bài Văn tế trở thành bài hịch đánh giặc của toàn dân tộc.