Cây đu và cột mỡ

Cây đu và cột mỡ

Ở hầu hết các làng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ngày Tết Nguyên đán và ngày hội làng người ta thường dựng cây đu và cây cột mỡ, có làng dựng tới hai ba cây đu, mỗi cây đu có một cặp trai gái thi nhau đánh đu. Cặp nào càng đu lâu, đu bổng càng được người xem tán thưởng vỗ tay reo hò.

Khác với cây đu, cây cột mỡ chỉ có một người con trai leo thôi. Cây cột mỡ thường to như cây cột đình, phải một vòng tay ôm mới xuể và cao chừng năm sáu mét. Người ta bôi mỡ lợn cho trơn, ở trên đầu cột treo giải thưởng, giải thưởng to hoặc nhỏ là tùy theo kinh phí của mỗi làng. Chàng trai leo lên giật giải thưởng ném xuống cho người vợ hoặc người yêu đứng ở dưới chân cột đón. Bức tranh trèo dừa chính và được vẽ cách điệu từ việc leo cây cột mỡ. Tuy vậy, cây cột đã to, đã nhẵn, leo đã khó. Đã thế lại còn bôi thêm mỡ lợn cho trơn nữa. Cho nên các trai làng cứ lần lượt thay nhau tuột xuống. Không mấy người đã giật được giải.

cay du - Cây đu và cột mỡ

Ở hầu hết các làng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ngày Tết Nguyên đán và ngày hội làng người ta thường dựng cây đu và cây cột mỡ

Những trò chơi dân gian bao giờ cũng xuất phát từ một truyền thống dân tộc. Cây đu và cây leo cột mỡ là tích ôn lại cách (Tánh thành của tổ tiên ta. Muốn hạ được thành, trong lúc quân giặc giữ kín các cổng thành thì ba quân phải chọn các chiến sĩ thật là quả cảm, người ta tính toán và bí mật dựng cây đu ở nơi mặt thành suy yếu nhất rồi cứ thứ tự từng người đánh đu bổng lên và bỏ đu bám lấy mặt thành mà vào. Nhưng để diễn trò thì phải một nam một nữ mới nên xuân. Còn leo cột mỡ chính là ôn lại cách trèo tường vào thành như ông cha ta đã từng hạ thành giặc thời xa xưa.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu

DƯƠNG DUY NGỮ