Chứng minh Bác Hồ đã dành cho toàn dân ta, đặc biệt là cho thiếu niên nhi đồng một tình thương yêu thương bao la, sâu nặng

Đề bài: Trong lời di chúc, Bác Hồ viết: “Tôi để lại, muôn vàn tinh thần yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Dựa vào những tác phẩm đã học, đã đọc cũng như các mẩu chuyện sinh động trong thực tế, em hãy chứng minh rằng Bác Hồ đã dành cho toàn dân ta, đặc biệt là cho thiếu niên nhi đồng một tình thương yêu thương bao la, sâu nặng.

Gợi ý viết bài

I. Đặt vấn dể

Từ tình thương yêu, một đặc điểm trong đạo đức của Bác Hồ, dẫn tới đề bài và chuyển mạch.

II. Giải quyết vấn để

1. Tình thương yêu của Bác đối với toàn thể nhân dân ta

– Thương những người lao động cực nhọc (kể cả ở Trung Quốc) như phu làm đường:

Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi 

Phu đường vất vả lắm ai ơi 

Ngựa xe hành khách thường qua lại 

Biết cảm ơn anh được mấy người.

(Phu làm đường – Nhật kí trong tù)

– Trong kháng chiến chống Pháp

+ Bác chăm lo đến giấc ngủ cho bộ đội:

Rồi Bác đi dém chăn 

Từng người, từng người một 

Sợ cháu mình giật thột 

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

(Đêm nay Bác không ngủ — Minh Huệ) 

+ Thương đoàn dân công nặng nhọc thiếu thốn:

Bác thương đoàn dân công 

Đêm nay ngủ ngoài rừng 

Rải lá cây làm chiếu 

Xem thêm:  Ý kiến về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Manh ảo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thâm 

Làm sao cho khỏi ướt 

Càng thương càng nóng ruột 

Mong trời sáng mau mau.

(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)

– Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ. Bác có mặt ở mọi nơi mũi nhọn, Đặc biệt đối với miền Nam, Bác dành cho nhân dân ở đấy một tình thương đặc biệt:

“Miền Nam ở trong trái tim tôi”

Hoặc: “Đến ngày thống nhất nước nhà

Bắc Nam sum họp thì ta vui vầy".

2. Tình thương yêu của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng

– Với các cháu nhỏ bị quân Tưởng bắt giam:

Oa…! Oa…! Oa…!

Cha trốn không đi lính nước nhà 

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi 

Phải theo mẹ đến ở nhà pha

(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Nhật kí trong tù) 

"Nhiệm vụ chủng ta phải làm sao cho các em bé có cơm ăn, có áo ấm, được đi học, không lam lũ mãi thế này”

“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi dồng”.

“Ôi! vẫn còn đây của các em 

Chồng thư mới mở, Bác đang xem 

Chắc Người thương lắm đàn con trẻ 

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm

Nên để bâng khuâng gió động rèm”.

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

– Bác dành tình thương yêu quan tâm giáo dục các em:

“Tuổi nhỏ làm viêc nhỏ

Tùy theo sức của mỉnh”.

– Bác chia quà cho các cháu khi Người đến thăm các gia đình hoặc các cháu đến chúc mừng Bác.

“Tôi chỉ có ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nưởc nhà được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cùng được học hành!”.

“Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.

III. Kết thúc vấn đề

– Tuy Bác đã đi xa nhưng tình thương yêu bao la của Người vẫn “ôm cả non sông mọi kiếp người”.

– Cảm nghĩ của bản thân về tình thương yêu ấy.

Thu Huyền