Dàn bài: Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu thương cha nhân vật bé Thu trongtruyện ngắn “Chiếc lược ngà”

Dàn bài: Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu thương cha nhân vật bé Thu trongtruyện ngắn “Chiếc lược ngà”

Hướng dẫn

Dàn bài: Cảm nhận vẻ đẹp tình yêu thương cha nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”

I. Mở bài:

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932 quê ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Ông tham gia bộ đội và bắt đầu viết văn ở những ngày đầu kháng chiến chống Mĩ. Ông viết nhiều thể loại, trong tất cả tác phẩm của ông thì nổi bật nhất là truyện ngắn Chiếc lược ngà. Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 được trích trong phần giữa trong tập truyện cùng tên. Nội dung câu truyện xoáy vào nhân vật chính là bé Thu và ba của cô bé là ông Sáu và tình cảm giữa hai người sau những năm xa cách do chiến tranh.

II. Thân bài:

– Bé Thu là một đứa bé từ hồn nhiên đến bướng bỉnh, hình ảnh được chỉ rõ khi ông Sáu sau bao năm kháng chiến đã về và đang ở trên xuồng cùng với người bạn. Khi thấy bé Thu đã vội chạy đến với ý định ôm cô bé vào lòng. Về phía cô bé, ngơ ngát tròn mắt nhìn và cảm thấy sợ hãi khi thấy ông Sáu gọi mình vì cô bé thấy người phía kia không giống người mình từng gặp. Bâng khuâng, lung túng cô bé chạy đi và gọi “má má” sự hồn nhiên ngây thơ thêm chút sợ sệt đã làm nên cảm xúc đầu cho bài thơ.

– Trong ba ngày ngắn ngủi được ở nhà ông Sáu luôn cố làm thân với cô bé tìm cách vỗ về nhưng bé Thu lại càng tìm cách xa lánh không chấp nhận là ba của mình. Những cảm xúc buồn cười đến những cảm xúc trầm lặng khi mẹ của cô bé dọa đánh, phải gọi ông Sáu bằng ba. Một lần khi nấu cơm thì bé Thu nhờ ông Sáu chắt nước giùm nhưng lại nói trổng nhất quyết không gọi ba, khi bất thành nó nhăn nhó và lấy cái ghế tự trèo lên làm. Trong bữa ăn, ông Sáu gắp cho Thu một cái trứng, con bé đưa đũa vào chén hất văn trứng ra ngoài cơm văn lung tung. Chứng minh sự bướng bĩnh, cứng đầu của nhân vật bé Thu nhưng lại vô cùng mạnh mẽ không khóc lấy giọt nước mắt nào trong buổi tối ấy.

– Trong sâu thẩm trái tim của Thu là lòng yêu thương cha vô bờ bến, bướng bĩnh thế thôi nhưng lại rất tình cảm và mạnh mẽ. Trước lúc ông Sáu lên đường cũng là lúc tình cha con dân trào đến cao nhất dẫn dắt ta vào tình huống nghẹn ngào, một sự chia tay ngắn ngủi nhưng lại chứa đầy cảm xúc. Con bé không thể ngủ suốt đêm vì biết được sự thật về vết sẹo trên mặt ông Sáu đã làm cho nó đối xử lạnh nhạt với ông càng làm cho nó buồn hơn và thương cha mình hơn. Tâm trạng thay đổi của bé Thu khi buổi chia tay chỉ ngắn ngủi, trong cô bé bổng phát lên sự khao khát tình yêu thương của cha. Nó vừa kêu ba vừa giữ ông Sáu lại ôm chặt trên cỗ đã chứng tỏ tình yêu thương mãnh liệt.

III. Kết bài:

Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, tác giả đã miêu tả thành công tâm lí của một đứa trẻ, sự hồn nhiên, bướng bỉnh, nhưng lại giàu cảm xúc. Bé Thu thật sự đã thể hiện được lòng yêu thương vô bờ bến đối với cha mình thông qua đó là tình yêu thương của tác giả đối với mọi người.

Xem thêm:  Tiết kiệm là một trong những chủ trương lớn của nhà nước ta hiện nay

Bài tham khảo:

Có một nhà văn đã từng nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta đã viết nên với biết bao câu chuyện và đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại. Trong số ấy phải kể đến câu chuyện ” chiếc lược ngà ” của tác giả Nguyễn Quang Sáng. Tác giả đã viết nên nhân vật bé Thu trong truyện và đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình cha con của bé Thu.

Tác phẩm ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, ” chiếc lược ngà” đã được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu và bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới cảm nhận được hết những nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng đấy.

Bé Thu trong câu chuyện, bé Thu cũng như bao cô bé miền Nam khác nhưng chỉ có điều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh của đồng bào Việt Nam. Khi anh Sáu ra đi, bé chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con bé chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Một lần anh Sáu được nghỉ phép và sau đó anh đã về nhà để gặp con mình sau bao năm chia cắt nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào một tình huống hiểu lầm cha của mình. Bé Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất và cũng là lần cuối cùng của cha con bé Thu.

Tuy nhiên, từ tình huống truyện đó lại làm người đọc vẫn nhận ra những đặc điểm, cá tính riêng của nhân vật bé Thu. Bé Thu là một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu cha sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi nhận ra ba mình sau tám năm chia cắt.

Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh đến nỗi làm anh Sáu đau lòng. Phút đầu tiên hai cha con anh Sáu gặp mặt, anh Sáu luôn mang tâm trạng mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, khi gặp anh Sáu rồi thì bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi để lại anh Sáu đứng một mình. Nhìn theo con, nỗi đau đớn khi thấy đứa con gái bé bỏng cũng mình lại sợ mình như vậy lại khiến nét mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống trông như chẳng có chút sức lực nào cả.

Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn tình cha trong tám năm vừa qua bé Thu như bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng cha dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ trẻ con, bướng bỉnh, sự cố chấp của bé. Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi nhận và gọi anh Sáu là cha, tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên nói trong cuộc đời mình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau ấy trong dằn xé tâm trạng của anh Sáu và sau ba ngày chịu đựng thì anh Sáu đã đánh đứa con gái của mình. Bé Thu không khóc, bé lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và sau đó bỏ sang nhà bà ngoại.

Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn..."

Những chi tiết bình thường mà tinh tế như thế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí của trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết từ chối tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu nhưng thật ra Thu vẫn là cô bé dễ thương, ngây thơ. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để có thể hiểu được, chính thái độ quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho người cha của mình. Đơn giản Thu không nhận ra anh Sáu là vì người tự nhận là cha kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Cha bé Thu trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là nghi ngờ và không ai có thể tháo gỡ được những thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh.

Sau đó thì sự nghi ngờ của Thu được giải đáp khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết sẹo dài trên má. Bởi thế, tình yêu thương cha của bé Thu đã nổi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút anh Sáu lên đường. Chợt cái tiếng cha mà anh Sáu đã chờ đợi từ rất lâu bất ngờ vang lên. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con bé Thu thì là nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé tám tuổi mong chờ giây phút được gặp ba mình.

Tình cảm cha con anh Sáu được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra. Lúc cha con nhận nhau thì cũng chính là lúc người anh Sáu phải ra đi.

Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con anh Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy hình như đang có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình. Xuyên suốt đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sâu sắc của bé Thu, một em bé mới chỉ tám tuổi. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, Thu đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử giữa anh Sáu và bé Thu.

Xem thêm:  Giàu và phát triển

Đoạn trích kết thúc trong ánh mắt thiết tha của anh Sáu trước lúc hy sinh và nhờ bác Ba trao cây lược ngà cho Thu. Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương ” yêu nhớ tặng Thu con của cha ” là kỉ vật chứa đựng tình thương, nỗi nhớ, hình bóng, tấm lòng người cha. Chiếc lược ngà đã động viên em vững vàng trong cuộc chiến đấu. Khi bác Ba tình cờ gặp lại Thu và trao cây lược, thì cô bé bướng bỉnh cá tính ngày nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm cho Thu là tình yêu ba, tình yêu đất nước.

Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật bé Thu – một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi, mạnh mẽ, dứt khoát đến nỗi, nhìn thoáng qua, người ta có thể cho là ương ngạnh, bướng bỉnh, khó bảo nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn và có tình yêu cha sâu sắc. Có thể kể đến cách tạo tình huống bất ngờ, sự am hiểu tâm lí và tính cách trẻ em, cách chọn chi tiết nghệ thuật. Nhờ những thành công của nghệ thuật này mà nhân vật bé Thu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình cha con trong những năm tháng chiến tranh xa cách, thương đau và để lại ấn tượng về một em bé Nam bộ thời chiến với tính cách đáng yêu, đáng mến.

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Phân tích 14 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

  • Lí Luận Văn Học

    110 nhận định hay về thơ ca cần nhớ để trích dẫn vào bài làm văn

  • Luyện Thi Tuyển Sinh 10

    Nghị luận: “Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?”

  • Đóng vai kể chuyện lớp 9

    Đóng vai vua Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc ra Bắc và đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn

  • Nghị luận văn học 9

    Từ lời phủ dụ binh lính của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, hãy suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay

  • Lớn lên cùng sách

    Bài thi mẫu: “Lớn lên cùng sách”

  • Nghị luận văn học 9

    Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân qua 4 câu thơ: “Vân xem trang trọng khác vời…”

  • Nghị luận văn học 9

    Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện “Bóng nắng và bóng râm”

  • Luyện Thi tốt nghiệp 12

    Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Theo Taplamvan.edu.vn