Dàn bài: So sánh khát vọng sống mãnh liệt qua khổ thơ cuối bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) và “Vội vàng” (Xuân Diệu)

Dàn bài: So sánh khát vọng sống mãnh liệt qua khổ thơ cuối bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh) và “Vội vàng” (Xuân Diệu)

Hướng dẫn

Nội dung:

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

(“Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2008)

Liên hệ với đoạn trích sau của Xuân Diệu và rút ra nhận xét về khát vọng sống của hai nhà thơ:

“…Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(“Vội vàng” – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2007)

  • Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng và tình yêu của người con gái qua bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
  • Những yếu tố mới mẻ qua thi phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu
  • Cảm nhận vẻ đẹp khát vọng tình yêu tuổi trẻ trong 2 bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh và “Vội vàng” của Xuân Diệu

* Gợi ý làm bài:

I. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm “Sóng”.

– Giới thiệu bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.

– Khái quát: vẻ đẹp tình yêu đắm say và khát vọng sống mãnh liệt trong 2 bài thơ cuối của 2 tác phẩm.

II. Thân bài:

Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh).

– Tâm trạng đầy lo âu, trăn trở của nhà thơ khi nhìn thấy sự đối lập giữa con người và vũ trụ. Những từ “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” như chứa đựng ở trong nó ít nhiều nỗi âu lo và những ngậm ngùi. Cuộc đời tuy dài nhưng tuổi trẻ của mỗi con người là hữu hạn. Cho nên không thể ngăn nổi “năm tháng vẫn đi qua”. Giống như biển khơi kia “dẫu rộng” vẫn nào ngăn được một đám mây bay về cuối chân trời. Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian nên Xuân Quỳnh tiếc cho sự hữu hạn của đời người.

Xem thêm:  Soạn bài câu trần thuật đơn có từ LÀ

– Khát vọng mãnh liệt của nhà thơ Xuân Quỳnh, đó là khao khát muốn mình “được tan ra” thành “trăm con sóng nhỏ”. Sóng chỉ thực sự là sóng khi nó hòa chung vào muôn điệu của đại dương bao la. Tình yêu của con người cũng vậy, nếu chỉ biết giữ cho riêng mình thì sẽ tàn phai theo năm tháng. Và tình yêu sẽ chỉ bất tử khi tình yêu đó hòa vào biển lớn của tình yêu nhân loại.

– Nhà thơ đã thể hiện một khát vọng mãnh liệt muốn làm trăm con sóng để hòa mình vào đại dương bao la, hòa mình vào biển lớn tình yêu để một đời vỗ muôn điệu yêu thương “Để ngàn năm còn vỗ”. Phải chăng đó là khát vọng muốn bất tử hóa tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Đây chính là khát vọng mãnh liệt, tha thiết của người phụ nữ với trái tim hồn hậu, chân thành, giàu trực cảm.

+ Thể thơ 5 chữ với câu thơ ngắn gọn,sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ. Tạo nên 2 hình tượng tuy hai mà một, nhà thơ sử dụng hình ảnh con sóng nhẹ nhàng nhưng đầy nữ tính để thể hiện khát vọng mãnh liệt trong tình yêu của mình

⇒ Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé – con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn – “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông để tình yêu trở thành bất tử. Thể thơ năm chữ, hình tượng “sóng” vừa mang tính ẩn dụ, vừa giàu tính thẩm mĩ.

Xem thêm:  Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới

Liên hệ với đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng:

– Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc đời (Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy,no nê) những gì tươi đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi).

– Đoạn thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ, sống vội vàng, cuống quýt như chạy đua với thời gian để tận hưởng mọi sắc màu, hương vị, vẻ đẹp của cõi trần gian.

– Các yếu tố nghệ thuật như điệp từ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh.. góp phần thể hiện cái hối hả, gấp gáp, cuống quýt của tâm trạng, khiến nhịp điệu đoạn thơ sôi nổi, cuồng nhiệt.

So sánh khát vọng sống của hai nhà thơ:

– Giống nhau:

+ Hai nhà thơ cùng chung một khát vọng được hòa “cái tôi” của mình vào cuộc đời, vào “cái ta” chung rộng lớn.

+ Đều bộc lộ những suy ngẫm, trăn trở trước cuộc đời, cả 2 đoạn thơ đều có sự kết hợp giữa cảm xúc và chất triết lí.

⇒ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện được tình yêu mãnh liệt, trào dâng của nhân vật trữ tình; khao khát vượt qua giới hạn nhỏ hẹp để thỏa mãn tình yêu rộng lớn; có sự kết hợp giữa cảm xúc và triết lí; sử dụng thể thơ tự do.

* Sự khác biệt:

– Tình yêu trong Sónglà tình yêu lứa đôi còn tình yêu trong Vộivàng là tình yêu cuộc sống. Khát vọng trong Sóng là khát vọng bất tử hóa, vĩnh viễn hóa tình yêu còn khát vọng trong Vội vànglà khát vọng được tận hưởng hết vẻ đẹp của cuộc sống của trần gian. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong Sóng là cảm xúc lắng sâu, tha thiết, đằm thắm còn trong Vội vàng là đắm say, cuồng nhiệt, vồ vập.

Xem thêm:  Top 9 bài văn tả con vịt lớp 2 đạt điểm cao

Điểm khác biệt không chỉ nằm ở phong cách thơ mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ trước sự “chảy trôi” của thời gian. Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng. Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử …

Xuân Quỳnh trước những đổ vỡ trong cuộc sống và bằng những dự cảm đầy nữ tính, luôn khát vọng muốn hòa tình yêu nhỏ bé của mình vào tình yêu chung của cuộc đời để tình yêu đó luôn còn mãi. Xuân Diệu quan niệm thời gian chảy trôi, không tuần hoàn nên đề xuất lối sống gấp gáp, cuống quýt, vội vàng, tận hiến, tận hưởng.

– Về nghệ thuật: ở Sóng, Xuân Quỳnh sử dụng thể thơ ngũ ngôn với những câu thơ nhịp nhàng, đều đặn gợi âm điệu của tiếng sóng biển, hình ảnh giản dị giàu sức gợi; còn ở Vội vàng, Xuân Diệu sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn không đều nhau, hình ảnh tươi mới, tràn đầy sức sống, cách ngắt nhịp nhanh mạnh, giọng thơ sôi nổi.

– Nguyên nhân sự khác biệt:

+ Mỗi nhà thơ có một phong cách nghệ thuật riêng để lại ấn tượng khác nhau trong lòng độc giả.

+ Hoàn cảnh sáng tác: hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ.

III. Kết bài:

– Khẳng định cái tôi với khát khao sống mãnh liệt của hai tác giả Xuân Quỳnh và Xuân Diệu.

Theo Taplamvan.edu.vn