Đề bài: Tục ngữ có câu:
“Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.”
Em hãy giải thích câu tục ngữ trên và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở thanh thiếu niên xây dựng phong cách sống văn minh của thời đại ngày nay.
BÀI LÀM 1
Lởi ăn tiếng nối trong giao tiếp hàng ngày là nhu cầu rất quan trọng trong cuộc sống. Qua cách ăn nói người ta có thể đánh giá được nhân cách của con người: người lịch sự văn minh thì nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn; kẻ thô tục cộc cằn thì nói những điều khó nghe, những lời khiếm nhã. Người thì nói ra là “nhả ngọc phun châu”, kẻ nói ra lại toàn là “rắn rết”. Để răn dạy mọi người bài học đạo đức, bài học về nhân cách làm người, tục ngữ có câu:
“Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu”!
Đây là lời nhắn nhủ rất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi chúng ta.
Câu tục ngữ thật giàu hình ảnh và đầy ý nghĩa. Tác giả dân gian đưa ra những hình ảnh thật là quen thuộc: “đất” và “cây”. Hai vật này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau – mối quan hệ nhân quả: “Đất rắn" nên cho ra “cây khẳng khiu”. Đây là một sự việc tất nhiên, dễ thấy, dễ kiểm nghiệm và ai cũng công nhận. Nhưng đằng sau cái lẽ đương nhiên ấy, tác giả dân gian lại ngầm ngụ ý nói với chúng ta: Bản chất của đất không cần kiểm tra hay xét lọc gì mà chỉ cần nhìn bụi cây, ngọn cỏ ta có thể biết được đất tốt hay xấu. Nghĩa là nhìn cây trên đất sẽ biết được bản chất của đất. Và từ đó liên tưởng đến con người chúng ta cũng vậy: “Những người thô tục nói điều phàm phu” Bằng cách so sánh ngầm: Những con người "thô tục” cũng như “đất rắn” đã bộc lộ ngay bản chất của nó. Đó là khi nói năng, khi giao tiếp, khi hành động dẫu có giấu kín cỡ nào thì cái bản chất ấy rồi cũng sẽ hiện ra. Đất xấu biểu lộ qua cây xấu. Người thô tục biểu lộ qua “nói điều phàm phu”.
Vấn đề câu tục ngữ truyền dạy chúng ta thật là hợp lí và phải lẽ. Bởi mối quan hệ nhân quả giữa cái bản chất được giấu kín với cái biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất. Do đó muốn người ta đánh giá mình tốt hay xấu không phải lo che đậy bản chất đi là được mà phải cải tạo, sửa chữa, thay đổi. Ví như đất khô cằn kia phải được chãm sóc vun phân tưới nước, cải tạo đất thì đất mới màu mỡ và cây lúc ấy sẽ tốt tươi. Con người cũng vậy phải luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, bỏ đi những thói xấu dần dần thay đổi bản chất từ ác thành thiện, xấu trở thành tốt, lúc ấy con người mới có suy nghĩ, hành động và nói năng tốt đẹp.
Đất rắn trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Nhưng việc đó quả là không đơn giản. Bởi vì bản chất là cái đã ăn sâu vào sự vật, vào con người, không thể chỉ bằng một vài tác động hoặc trong một thời gian ngắn mà thay đổi được. Nhữag vùng đất khô cằn, bạc màu, muốn cải tạo nó, con người phải dùng biết bao biện pháp khoa học, tác động vào đất hàng mấy năm, có khi hàng chục năm trời đất mới trở nên màu mỡ được, huống chỉ là con người. Khi ta đem những điều hay, lẽ phải để cải tạo bản chất xấu của con người thì bên cạnh con người đó vẫn có không biết bào nhiêu điều xấu cũng tác động vào anh ta. Cái tốt có thắng được cái xấu hay ngược lại là do chính bản thân ta quyết định. Con người có quyết tâm, có nỗ lực phấn đấu, có ý thức sửa chữa sai lầm, không tự buông thả mình cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của nhũng người chung quanh thì họa chăng có thể chiến thắng được. Đây là cuộc đấu tranh bền bi liên tục chứ không thể một sớm một chiều mà thay đổi con người từ “thò tục” thành người “thanh lịch” được.
Ngoài ra, câu tục ngữ còn muốn thông qua một quy luật trong tự nhiên để nói lên một quy luật trong xã hội. Đất, môi trường sống của cây, mà khô cứng thì cây gầy khẳng khiu, không tươi tốt. Xã hội, môi trường sống của con người, mà xấu xa thì cũng không thể tạo được những con người tốt. Cho nên chúng ta phải ra sức xây dựng một xã hội văn minh; để tạo miếng đất tốt cho những nhân cách tốt nẩy nở và phát triển.
Gia đỉnh là tế bào của xã hội. Nếu ở gia đình có sự chăm sóc giáo dục tốt, được dạy dỗ tận tường, có cách ăn nói lễ phép, nhã nhặn, thực hiện được nếp sống văn minh thì gia đình đó sẽ tạo được những đứa con có nhân cách tốt.
Do vậy, ngay từ nhỏ ta phải có ý thức rèn luyện bản thân, tự nhìn lại mình sửa lỗi lầm nếu có và phát huy những mặt tốt đã có. Như vậy mình sẽ không trở thành “kẻ thô tục” và nói những điều “phàm phu”. Tóm lại, câu tục ngữ dạy ta bài học có giá trị, một phương châm xử thế văn minh. Ngày nay, xã hội chúng ta với trình độ dân trí ngày càng cao thì nếp sống văn minh lại càng cần được nâng cao hơn nữa. Hòa vào nhịp sống chung của xã hội, chúng ta không thể quên câu tục ngữ này để luôn tự rèn luyện mình.
BÀI LÀM 2
… Câu tục ngữ giúp ta hiểu được cây cối phát triển phụ thuộc vào đất, con người nói năng cư xử phụ thuộc vào bản tính. Lối nói so sánh ngầm giữa hình ảnh: “đất rắn – cây khẳng khiu” với “người thô tục – nói điều phàm phu” đã gợi ra trong suy nghĩ của ta một điều: bản tính của con người hình thành còn dựa vào hoàn cảnh sống và điều kiện sống. Với một môi trường sống vô văn hóa, liệu con người có bị ảnh hưởng không? Con người trong môi trường đó rất dễ trở thành những con người thiếu giáo dục, cất lên những tiếng nói làm đau lòng người khác. Thực sự câu tục ngữ đã giúp ta hiểu thêm mặt trái của xã hội. Có người phải sống giữa một mớ bòng bong các điều xấu xa của xã hội và trở nên xấu xa, họ vừa đáng trách vừa đáng thương. Song chúng ta cần phải biết vì sao lại cố một chân lí phũ phàng như vậy? Chúng ta đã biết cây là “con” của đất. Cây lớn lên, phát triển được là nhờ vào những chất dinh dưỡng cổ trong đất mẹ. Đất tiếp cho cây dòng nước ngọt ngào, dòng “sữa” tinh khiết, đất cho cây những thứ không gì thay thế được. Rễ cây bám sâu vào lòng đất tìm những thứ tinh túy để lớn lên. Nhưng kết quả sẽ như thế nào, nếu đất bạc màu, khô cằn, không nước, không chất dinh dưỡng? Cây sẽ mất đi sự sống, gầy bé, héo hon, sao có cành lá, sao có thể ra hoa kết quả. Đó thực sự là một kết quả đau thương, nhưng đó là sự thực. Con người cũng như cây, luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh sống. Giữa một môi trường xấu, đầy rẫy những lời nói thô tục, liệu con người, nhất là trẻ em, học đâu ra những lời nói trong sáng, thanh lịch được đấy? Thêm với sự thiếu hiểu biết, nghèo kiến thức, họ sẽ nhanh chóng trở thành những con người “thô tục”, cất lên toàn những lời nói "phàm phu”. Điều đó lâu dần trở thành thói quen không tốt, thiếu văn hóa, thiếu nhân tính. Cũng như Chí Phèo, xưa kia hiền lành là thế, ăn nói rụt rè lễ phép là thế, chỉ vì bị Bá Kiến đẩy vào tù, vài năm sống chung với bọn đầu gấu trong tù cùng với lòng hận đời, anh ta đã trở nên hung dữ, ăn nói cộc cằn thô lỗ, mở miệng là chửi. Xét về một mặt nào đó thì hoàn cảnh nhà tù đen tối xấu xa đã biến đổi con người Chí Phèo. Mới hay tác động của hoàn cảnh là ghê gớm thật…
(Bài làm tại lớp trong 45 phút của NGUYỄN PHƯƠNG TRÂM
– Học sinh trường THCS Đống Đa. Hà Nội
– Năm học 1990-1997)
BÀI LÀM 3
… Thật vậy, điều mà câu tục ngữ gửi gắm đến chúng ta thật hợp lí và phải lẽ! Cái mối quan hệ nhân quả giữa cái bản chất giấu kín với cái biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất. Bởi vậy muốn hay, muốn tốt không thể lo che đậy bản chất mà phải cải tạo bản chất đi. Ví như đất khô cằn kia cần được cải tạo thành đất màu mỡ thì cây sẽ tươi tốt. Con người cũng vậy, phải thay đổi bản chất thò tục thì mới có thể làm cho anh ta nói ra được những điều thanh lịch.
Suy rộng ra thì có làm cho người ta thay đổi bản chất xấu xa thành con người lương thiện người ta mới suy nghĩ, hành động, nói năng tốt đẹp. Song việc đó không đơn giản. Bởi vì bản chất là cái đã ăn sâu vào sự vật, vào con người không thể chỉ bằng một vài tác động, trong một thời gian ngắn mà làm thay đổi được. Ngay như những vùng đất khô cằn, bạc màu, con người muốn cải tạo cũng phải dùng biết bao biện pháp khoa học, tác động vào đất hàng mấy năm, có khi hàng chục năm trời, đất mới trở nên màu mỡ được; huống chỉ là con người. Khi ta đem những lời hay lẽ phải để cải tạo bản chất xấu của con người, thì bên cạnh người đó vẫn có không biết bao nhiêu điều xấu cũng tác động vào anh ta. Cái tốt chiến thắng cái xấu, hay ngược lại, còn do sự nỗ lực hay sự buông thả của bản thân người đó. Đó là cuộc đấu tranh bền bỉ, liên tục giữa hai mặt đối lập nên không thể một sớm một chiều mà thay đổi một con người thô tục thành một con người thanh lịch được.
Mặt khác câu tục ngữ cũng muốn nêu lên một quy luật trong tự nhiên để nói lên một quy luật trong xã hội. Đất, môi trường sống của cây, mà khô cứng thì cây khẳng khiu, không tươi tốt. Xã hội, môi trường sống của con người, mà xấu xa thì cũng không thể tạo ra được những con người tốt. Cho nên, chúng ta phải ra sức xây dưng một xã hội văn minh để làm miếng đất tốt cho nhân cách tốt nảy nở và phát triển. Đồng thời từng con người tốt lên, có nếp sống văn minh lịch sự thì sẽ hợp thành xã hội ngày càng văn minh hơn…
PHAN QUỲNH HOA, khóa 1990-1997
trường THCS Đống Đa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11