Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Đề bài: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Em hãy giải thích và làm sáng tỏ câu tục ngữ trên bằng việc phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.

DÀN Ý

I. Mở bài

– Giới thiệu giá trí của tục ngữ

– Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng…”

II. Thân bài

A. Giải thích

– Giải thích từng từ

– Giải thích từng vế

– Tại sao phải đi để học?

– Học ở những đâu?

B. Chứng minh:

– Nhân vật Dế Mèn của nhà văn Tô Hoài.

III. Kết bài

– Khẳng định vấn đề

– Bài học rút ra.

BÀI THAM KHẢO

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, câu tục ngữ hàm chứa một kinh nghiệm sống được đúc rút từ ngàn đời của cha ông ta. 

Trước hết câu tục ngữ là bài học về nhân sinh. Ở đây “đi” có nghĩ là đi đây, đi đó, “đi” còn có thể hiểu rộng ra là con người tự đặt mình trong xã hội, tham gia vào đời sống xã hội. “Khôn” là tri thức, là vốn hiểu biết, là sự trưởng thành chín chắn của một con người. Tóm lại, câu tục ngữ muốn nói rằng: Chỉ có ra ngoài xã hội, mở rộng đa dạng phong phú của cuộc sống thì mới trở thành con người hiểu biết, mới biết cách sống đúng đắn. Những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” chỉ là kẻ tri thức nghèo nàn, dốt nát, non nớt…

Tri thức là cái quý nhất của mỗi con người. Người ta không ai không học hỏi, tìm tòi mà lại có tri thức, dù người thông minh bẩm sinh cũng vậy. Chính vì thế mà, để có tri thức, phải có sự học hỏi, tìm tòi.

Học hỏi tìm tòi tri thức ở đâu? Chính ở cuộc đời – trường đại học chân chính nhất. Muốn vậy phải “đi” khi đã “đi”, đã thực sự sống trong nhịp đập của đời sống, ta sẽ cảm nhận được nhừng sỗ phận, những cuộc sống và sẽ tự mình vươn tới ước mơ khao khát tha thiết nhất của loài người. “Đi” ắt chấp nhận thử thách, vấp ngă, nhưng sau mỗi thử thách, vấp ngã đứng dậy ta sẽ thấy mình lớn khôn hơn, trưởng thành hơn. Sự cọ xát với cuộc sống làm con người thêm chín chắn. Nêu không đi nhiều thì tri thức sẽ hạn hẹp, thậm chí sẽ trở thành người lạc lõng với thời cuộc và khi bước vào đời không khỏi bỡ ngỡ, bất ngờ và sẽ không cảm nhận hết được ý nghĩa của cuộc sống.

Xem thêm:  Đề thi thử số 39 Vợ chồng A Phủ : Phân tích nhân vật Mỵ qua hai lần miêu tả

de men 2 - Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài

Đọc sách báo cũng là một cách hiểu biết thế giới, cũng là một cách bố sung tri thức cho mình thêm phong phú, nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”. Đọc mà không đi, không ứng dụng thì kiến thức sách vở cũng trở nên vô nghĩa, Ngược lại vừa “đọc” lại vừa “đi” thì rất có lợi. Khi ấy ta có dịp khắc sâu vào tâm khảm những điều mà sách vở không thể đem lại, ta có cơ hội thực nghiệm những bài học trong sách vở, để từ đó chọn lựa những tinh hoa, nhũng bài học quý giá cho mình. Sống là một nghệ thuật, một sự thử thách, mạnh dạn bước vào cuộc đời dù có thất bại cũng giúp ta trưởng thành hơn, khôn ngoan hơn. Hơn nữa là ở đó ta thu hoạch học tập được rất nhiều. Những điều này hoàn toàn thực tế đối với mọi người, với từng cá nhân, chẳng hạn như anh Dế Mèn trong chuyến “phiêu lưu” mà nhà văn Tô Hoài đã kể. 

Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió để cuối cùng trở thành một chàng Dế Mèn nhân ái, cao thượng. Đó cùng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi. Vì cuộc đời Dế Mèn là một bài học Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Tù ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập để sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào? Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng: Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng, một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn, lần đầu tiên trong đời gây ra tội lỗi. Chỉ vì chú, vì sự trêu chọc của chú mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt về thói hung hăng, không biết nghĩ của Dế Mèn là bài học đầu tiên không thể nào quên, ám ảnh suốt đời Dế Mèn. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tỉnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn.

Rồi sự sôi nỗi bồng bột của tuổi trẻ đã tưởng có thể làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã cho Mèn thêm một bài học nữa.

Xem thêm:  Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về căn bệnh vô cảm của con người ngày nay

Làm trò cho trẻ con, Dế Mèn ngẫu nhiên ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, đầy nông cạn, không suy nghĩ. Dế Mèn đã biến mình thành một thứ đồ chơi mà không biết. Dế Mèn trở nên nhỏ bé, ích kỉ và nhất là tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi.

Thê rồi theo lẽ đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tỉnh. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này, tuy không thuận lợi dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu bài học. Nó cũng nhận ra rằng cần phải đi nhiều. 

Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì đời sống nhạt nhẽo lắm. Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần thứ hai của Dế Mèn mà chú mong ước đã xảy ra, đem lại bao nhiêu bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ, thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi tầm mắt của Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã nâng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của Mèn.

Nếu như Dế Mèn là người thích đi nhiều để học hỏi, để hiểu biết thì hai người anh của Mèn lại tiêu biểu cho những kẻ thiển cận theo kiểu ếch ngồi đáy giếng. Người anh hai sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, đớn hèn và ốm yếu. Người anh cả tuy khỏe mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng là bài học của sự không đi.  

Ngạo mạn, khinh bí những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này Dế Mèn có thêm người bạn đồng hành là Dế Trũi. Trũi tính tình cùng thẳng thắn và hay đi đây đi đó. Lại trải bao sóng gió, Mèn càng lớn lên. Nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức quý mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống chọi khó khăn có khi tưởng không chịu nổi ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn và lòng kiên trì, lạc quan tin tưởng.

Xem thêm:  Cảm nhận sức sống mãnh liệt của tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình cứu thoát Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây Mèn không thể làm được. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.  

Những trang Tô Hoài miêu tả tâm trạng Mèn thương nhớ Trũi là những trang cảm động nhất. Rồi lòng tin tưởng vào cuộc đời đà giúp Mèn chiến thắng. Sau bao chặng đường đầy chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự rèn luyện tính cách ở Trũi cùng được thể luyện sau chuyến đi này. Trũi không còn bồng bột nữa. Nó đã thành “người” chính chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Nghĩa là qua bao nhiêu “ngày đàng” Dế Mèn đà rút ra nhiều bài học thấm thía. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác lần tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi, hiểu biết của Dế Mèn, với một mục đích cao quý hơn, đó là làm một sứ giả hòa bình.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài mà trước hết là ở nhân vật Dế Mèn.

Thấm thía câu tục ngữ này bao nhiêu, nhất là qua những chuyến đi học khôn của Dế Mèn – Nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu, ta nhận ra rằng: Phàm làm người, ngoài việc học hòi qua sách vở còn phải đi trong trường đời để rèn luyện nhân cách, mở mang tầm hiểu biết của cá nhân để bản thân vừa có tri thức phong phú, vừa có trái tim nhân ái, hành vi cao thượng.

Hoàng Thị Hương.


Từ khóa tìm kiếm

  • đi một ngày đàng học một sàng khôn