Văn mẫu THCS

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh

Bài làm

Trong thế hệ nhà văn, nhà thơ hiện đại Việt Nam có biết bao những cây bút nữ xuất sắc. Nhưng trong số đó, chúng ta ai cũng nhớ tới một nữ thi sĩ, một tâm hồn nhạy cảm với chữ “tình” – Xuân Quỳnh. Người phụ nữ ấy mang trong mình một tư duy thơ, một tâm hồn thơ thông minh, hồn hậu, gần gũi và thân thương. Từ đó, những thi phẩm của bà đa phần viết cho thiếu nhi và về tình cảm ấm áp. Không chỉ viết về tình yêu Xuân Quỳnh còn có rất nhiều những bài thơ viết về tình cảm chân thành giữa con người với con người. Đặc biệt, bài thơ “Tiếng gà trưa” một thi phẩm vô cùng ý nghĩa khi viết về tình cảm bà cháu, đồng thời gợi lên được những kỉ niệm bình dị để khắc họa được tình yêu thương gia đình từ đó làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Trong buổi đầu kháng chiến chống Mỹ có biết bao nhà thơ, nhà văn cùng nhau cầm bút để viết lên những cảm xúc, suy nghĩ, lý tưởng của mình để tiếp thêm động lực cổ vũ cho phong trào cách mạng có thể giành được chiến thắng. Xuân Quỳnh một nữ nhà thơ sống trong thế hệ cùng thời đó, và trái tim của bà cũng đang ngân lên như bao người khác thôi thúc bà viết lên bài thơ “Tiếng gà trưa” vừa để thể hiện được mối tình cảm bà cháu sâu nặng mà đồng thời có thể gợi lại được kỷ niệm quen thuộc gần gũi trong mỗi con người để từ đó khắc họa rõ nét tình cảm gia đình khắc sâu thêm tình yêu quê hương đất nước.

Xem thêm:  Các biểu tượng phổ biến trong ca dao Việt Nam

Trong khổ thơ đầu tiên Xuân Quỳnh viết:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Bối cảnh được nhà thơ dựng lên vào một buổi trưa hè, đoàn quân bộ đội đang hành quân qua một khu xóm nhỏ chợt nghe thấy tiếng gà quen thuộc ngày xưa. Khi cảm nhận được những dòng thơ này ta mới cảm nhận toàn vẹn được một không gian buổi trưa thanh bình và yên ả. Tri giác được tiếng gà những người kính như cảm nhận được một điều gì thân thuộc để rồi xao động nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi và gợi về tuổi thơ. Tiếng gà như một âm thanh mang nhiều điều kỳ diệu đã đem đến lại cho những người lính những cảm xúc trở về cả tuổi thơ cảm nhận được về lại gia đình. Cấu trúc điệp cú pháp khi luôn đặt từ “nghe” ở đầu câu, tạo cho mỗi người đọc càng nhận thấy được ý nghĩa mà tiếng gà đem lại đối với con người kính và với đất nước quê hương.

em hay neu cam nhan ve bai tho tieng ga trua cua nha tho xuan quynh rat hay - Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa

Tiếp đến khổ thơ 2, 3, 4, 5, 6, Xuân Quỳnh đã miêu tả những kỷ niệm, ký úc mà tiếng gà đã gợi lại khiến ta càng thêm yêu gia đình, làng xóm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Đoạn thơ sử dụng rất nhiều những hình anh dân dã, dản dị khiến những câu thơ trở nên mộc mạc dễ đi vào lòng người hơn. Hình ảnh những con gà hiện lên khác nhau trông chúng đáng yêu đến lạ lùng, vốn dĩ quen thuộc nhưng khi hiện lên từ lời thơ của Xuân Quỳnh những chú gà lại đẹp đẽ, mang màu sắc kỳ diệu như màu hoa đốm trắng, màu nắng, bởi lẽ đó không phải là màu thực nhưng đó là màu của tâm tưởng, của ký ức xinh tươi. Tiếp tới, thứ mà nhà thơ gợi nhớ tới là hình tượng về người bà và tiếng mắng của bà. Bà mắng bởi cháu nhìn thấy chú gà đẻ nhưng cũng chỉ vì lo lắng cho cháu nên bà mới làm như vậy. Người bà cũng là môt người vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ bà chăm chú, quan sát kĩ lưỡng từng quả trứng để có thể thấy được những mầm sống nhỏ bé trong đó, rồi mới cho những con gà mái mẹ ấp. Thêm nữa, người bà cũng mang tấm lòng thương yêu con cháu, cùng đức hi sinh to lớn. Bà mong muốn rằng thời tiết mùa đông bớt khắc nghiệt để cho đàn gà chống chọi qua được, cuối năm mới có thể bán gà. Nhưng mong muốn đó, không phải dành riêng cho bà mà lại là cho đứa cháu. Tới cuối năm se có thể may cho đứa cháu những bộ quần áo mới để mặc chơi xuân. Nhớ đến những bộ quần áo tết xưa cũ dù giản dị, dù mộc mạc nhưng trong tâm thức của những người lính vẫn vui sướng bởi đó là phần kí ức đẹp đẽ, hồn nhiên và vô tư nhất của cuộc đời mình. Ý nghĩa tiếng gà trưa được nhà thơ khẳng định lại một lần nữa rằng đem đến bao nhiêu hạnh phúc cho chính những người lính , khiến những người lính bỗng nhiên có thể cảm nhận lại được về phần ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của bản thân và từ đó lưu mãi dấu ấn trong sắc hồng của quả trứng gà. Bằng những hình ảnh giản dị, những kỷ niệm mộc mạc nhà thơ đã gợi lại cho biết bao người về một thời tuổi thơ yên bình để từ đó thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước.

Xem thêm:  Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Cảm nhận được về mọi kỷ niệm bình yên của quê hương khiến mỗi con người như tự nhắc nhớ về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với hoàn cảnh của đất nước thời bấy giờ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Cấu trúc của cả đoạn thơ như đang giải thích cho nhiệm vụ hôm nay của người cháu đang làm là bởi vì tình yêu quê hương đất nước, vì xóm làng, vì bà, vì tiếng gà, vì ký ức hoài niệm của tuổi thơ. Và từ đó như khẳng định nhiệm vụ, sứ mệnh mà mỗi người con của đất nước trong hoàn cảnh đó, phải tiến lên bảo vệ đất nước. Bởi lẽ tình yêu đất nước đó bắt nguồn từ chính những điều nhỏ nhặt, bé bỏng trong cuộc đời của ta rồi dần dần nó đã hun đúc cho ta một tình yêu thương mãnh liệt với quê hương sứ xở này.

Bằng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ngôn từ mộc mạc, giản dị, hình ảnh mộc mạc, thân thương nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết lên bài thơ “Tiếng gà trưa” giúp cho mọi người có thể cảm nhận về ký ức chân thật, hồn nhiên, trong sáng của hồi tuổi thơ. Để từ đó, như muốn làm sâu sắc thêm tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương đất nước.

Xem thêm:  Cảm nhận những âm vang từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Đỗ Dũng

Post Comment