Văn mẫu THPT

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu rất hay

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu

Bài làm

Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết rằng:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn

Mỗi miền đất nơi chúng ta sinh sống và gắn bó nếu tới khi phải chia xa sẽ trở thành một phần trong tâm hồn, tiềm thức, hồi ức, kỷ niệm khiến ta ghi nhớ và mãi khắc ghi. Ấy mà nhà thơ Tố Hữu đã gắn bó với quê hương Việt Bắc mười lăm năm mùa trám rụng thì đã quá đủ để nặng nghĩa tình với nơi đây, và Việt Bắc cũng đã trở thành một phần trong tâm hồn của ông. Từ đó, tới giây phút chia ly ông hay chính những chiến sĩ cách mạng cùng những con người chân chất nơi đây đã vô cùng quyến luyến, bịn rịn, như chẳng muốn chia xa. Chìm trong dòng cảm xúc đó, Tố Hữu đã viết lên bài thơ “Việt Bắc” vừa như lời giã từ với người dân nơi đây, cũng vừa như một lời thề khẳng định cho mối tình cảm sâu nặng của mọi người.

Bài thơ “Việt Bắc” được Tố Hữu viết nhân dịp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng cơ quan đầu não của Đảng rời chiến khu Việt Bắc để trở về thủ đô sao vàng nắng Ba Đình. Nhưng khi rời đi trong cả người ra đi hay kẻ ở lại đều mang một nỗi buồn, bịn rịn, lưu luyến, như chẳng muốn rời. Với những cảm xúc mãnh liệt đó, đã đánh rung lên trong tâm cảm của nhà thơ Tố Hữu để rồi bài thơ “Việt Bắc” được ra đời. Bài thơ vừa là một khúc hùng ca vừa là một bản tình ca khiến cho ai nghe cũng phải siêu lòng mà yêu mến.

Trong cảm xúc ở tám câu thơ đầu bài thơ đầu trong đoạn trích Việt Bắc ta cảm nhận được không khí quyến luyến, bịn rìn, luyến tiếc của buổi chia tay:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không,

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

Tố Hữu dùng đại từ nhân xưng “mình – ta” trong cả bài thơ tạo cho người đọc cảm giác thân thương gần gũi, cùng với đó hai đại từ đó cũng thể hiện được mối tình cảm của những người ở Việt Bắc và những người cách mạng vô cùng thân mật như những người thân yêu trong gia đình. “Mười lăm năm” quãng thời gian không hề ngắn ngủi, mình và ta cùng gắn bó được những người ở lại gợi lên nhắc nhớ về một thời kỷ niệm thân thuộc của mọi người. Bên cạnh quãng thời gian cùng nhau sống và chiến đấu đó, người Việt Bắc còn gợi nhớ đến cả khung cảnh thiên nhiên. Trở về nơi miền xuôi sẽ không thấy được núi, cũng chẳng thấy suối nguồn nhưng ở miền đồng bằng lại có cây, có sông để từ đó như những hình tượng kỷ niệm để gắn liền với nhau, như một sợi dây gắn kết với nhau lại. Khi nghe được những lời của người ở lại nững người ra đi, trở về cũng chẳng thể kìm lòng. Để diễn tả được toàn bộ cảm xúc của mình, nhà thơ đã dùng rất nhiều những từ láy như “bâng khuâng”, “bồn chồn” khiến cho người đọc có thể cảm nhận được tất cả sự xao xuyến, bồi hồi, không yên tâm trong lòng, không nỡ bước ra đi cứ muốn níu kéo trở lại. Tố Hữu lại vô cùng tinh tế, khi sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ để gợi tả về con người ở nơi núi rừng Việt Bắc, họ đã sống cả ngàn đời ở nơi đây, trang phục của hộ cũng mộc mạc, giản dị như chính cái tâm hồn của họ. Đến bước rời đi, mọi người vẫn cứ cầm chặt tay nhau như để trao lại hơi ấm, để níu kéo hương vị, tình nghĩa, cảm xúc truyền lại cho nhau.

Xem thêm:  Soạn bài tóm tắt văn bản nghị luận

Trong khung cảnh chia tay đầy quyến luyến, xuyến xao, những người ở lại cũng chẳng thể vui vẻ được, họ cũng nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ trước kia:

 

Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

Trong cuộc kháng chiến với biết bao những gian nan, nguy hiểm thời tiết khắc nghiệt mà trong những người phải chiến đấu trong đó vẫn luôn khắc ghi bởi đó là ký ức, là mối gắn kết của họ. Cùng với đó ngay cả thức ăn ở nơi chiến khu cũng chỉ đạm bạc, đơn sơ, một miếng cơm chấm muối, son sắt như chính tâm cảm của những con người nơi đây, để từ đó in hằn trong ý chí về mối thù của đất nước đặt nặng trên vai mình.Và khi đoàn quân trở về ngay cả tự nhiên tạo vật của rừng núi Việt Bắc cũng như buồn bã, chán nản rồi trái trám tự rụng, măng mai tự già. Tuy là buồn bã khi chia tay nhưng những người ở lại vẫn nhắc nhớ cho những người cách mạng rằng ở nơi đây có nhà tranh đơn sơ, lau sậy hắt hiu thì tấm lòng của con người ở đó vẫn son sắt thủy chung. Cuối cùng họ gợi cho tất cả chúng ta về những hình ảnh khi còn thuở kháng chiến oanh liệt để từ đó nhắc nhớ về những địa danh nơi nổi tiếng đã làm nên lịch sử quê hương nơi đây.

auto draft 23 - Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu rất hay

Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc

Nghe thấy những lời nhắc nhớ của những người Việt Bắc nơi đây, những người cách mạng chuẩn bị rời đi cũng nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của mình:

Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Xem thêm:  Soạn bài Tương tư của Nguyễn Bính

Như một lời khẳng định của những người ra đi với những người ở lại về tấm lòng chân thành của bản thân mình. Tấm lòng đó, sau trước đều sắt son chung thủy không bao giờ thay đổi. Bằng tình cảm chân thật, sắt son đó mà mỗi ký ức mà những người chiến sĩ nhớ lại đều gắn với hình ảnh của những người dân Việt Bắc. Nỗi một khung thời gian, nhà thơ đều vẽ lại một khoảnh khắc của những người hoạt động ở chiến khu Việt Bắc. Khi đi hái bắp, khi ngồi nhóm lửa,… dù ở bất cứ đâu mọi người cũng giúp đỡ nhau để có thể hoàn thành xong công việc. Và khi cùng nhau làm việc như vậy, đến lúc học nhận được thành quả thì cũng sẽ tiếp tục cùng nhau chia sẻ cùng hưởng thụ phần thành quả đó. Quả thực thấy được cuộc sống của những con người ở nơi đó vô cùng thân thiết và tốt bụng. Không chỉ là vậy, những con người ở đó cũng rất ham học hỏi, và lao động, họ tiếp tục học những con chữ, tiếp tục lao động liên tục để xây dựng cho hậu phương kháng chiến lúc bấy giờ.

Cảm nhận được những kỉ niệm đpẹ đẽ, những người ra đi con nhớ về khung cảnh bốn màu tươi đẹp ở nơi đây:

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Khi miêu tả nên một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của vùng núi đại ngàn Việt Bắc nhà thơ đã tạo nên được một khung cảnh tuyệt diệu mê người. Dưới sắc trắng tinh khiết của hoa mơ rừng, mùa xuân đến với vùng núi Việt Bắc một cách đầy ngoạn mục. Giữa không gian trắng tinh như vậy, hình ảnh của con người nổi bật trên phông nền đó. Tiếp theo tới khung cảnh mùa đông xanh, đỏ đầy bầu thời làm dạo dực cả lòng người, và một tụ điểm ánh sáng đó là con người trên đeo dao bên mình khiến mọi người ai cũng nể sợ trước tinh thần ý chí cao thượng. Tới khung cảnh hè vàng sáng cả khu rừng nhờ những bông hoa phách làm cho bầu trời bao la hơn. Và cuối cùng cho tới mùa thu yên bình dưới ánh trăng, và tiếng hát ân tình thủy chung.

Tiếp tới mọi người lại nhớ tới vè những chặng đường hành quân, những khi ý chí quân dân đồng lòng lên co vời vợi:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Trước tiên bạn đồng hành đầu tiên của nhân dân chúng ta để đánh lui quân thù đó là những thành lũy từ những khóm tre. Địa hình hiểm trở của đồi núi, cùng với những thành lũy tre dày và tình đoàn kết quân dân một lòng để trở thành người chiến thắng. Để có thể miêu tả rõ được những cuộc hành quân lớn mạnh tác giả sử dụng những từ lấy: “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng” khiến ta có thể thấy được quãng đường hành quân gian khổ nhưng ta càng thấy rõ được ý chí sắt thép của quân dân của cách mạng ta thời bấy giờ. Câu cuối trong đoạn thơ, khi tác giả sử dụng từ “vui” đứng trước những địa điểm nổi tiếng với những chiến công, dấu mốc lịch sử thể hiện cho ta được về niềm vui chiến thắng từ những địa danh gốc đã lan ra khắp đất nước cùng vui.

Xem thêm:  Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người

Đến cuối cùng, khi cảm nhận rõ được tất cả điều đó, nhà thơ đã chốt lại vấn đề bằng niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo cảu Dẩng và chính phủ:

Ai về ai có nhớ không?
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
Ðiều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động, giao thông mở đường
Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.

Nhớ điều đầu tiên để thể hiện được việc xây dựng, tạo lập đất nước chính là khi còn ở Hà Nội bác đọc tuyên ngôn để khai sinh ra đất nước. Cùng với đó những chính sách để bảo vệ đất nước, và xây dựng đất nước nhà thơ đã kể lại về hành trình gian nan của dân tộc. Cùng với đó nhà thơ khẳng định một niềm tin đối với đảng nhà nước. Bác Hồ không phải chỉ đơn thuần ngồi viết thơ  mà mag chính mang đồ Ngủ nghên cứa. Từ đây đến tết chắc hẳn mọi người ai cũng trau dồi được thêm  nhiều kinh nghiệm sống và tình yêu thiên nhiên đất nước.

Bằng ngôn ngữ giản dị, lời thơ sâu sắc, những hình ảnh được sắp xếp hợp lý, nhà thơ Tố Hữu đã đem đến cho người độc giả bài thơ “Việt Bắc” vô cùng hay và ý nghĩa. Bài thơ không chỉ là một bản tình ca về tình nghĩa chia tay, đồng thời cũng viết lên được tình cảm đối với đất nước, quê hương của bản thân mình.

Đỗ Dũng

Post Comment