Em hãy nêu suy nghĩ về 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều rất hay

Em hãy nêu suy nghĩ về 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều

Bài làm

Nhắc tới thơ ca văn học trung đại không ai là không nhớ tới thi phẩm “Truyện Kiều” của danh nhân văn hóa Nguyễn Du. Câu truyện được lấy ý tưởng từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của thi sĩ Thanh Tâm Tài Nhân sống tại thời nhà Minh, Trung Quốc. Nhưng được Nguyễn Du biến tấu, chuyển hóa để phù hợp với phương thức đọc của nhân dân ta đồng thời ngầm tố cáo xã hội xấu xa, tàn ác lúc bấy giờ và thể hiện sự cảm thương sâu sắc của mình với thân phận của người phụ nữ. Đặc biệt trong đoạn trích “Trao duyên”, người đọc nào cũng cảm thấy xót thương, đồng cảm với số phận bi thảm của Kiều và đồng thời thấy được tâm hồn cao thượng, trinh khiết của Kiều. Nổi bật ở 12 câu thơ:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Nhà thơ vẽ lên khung cảnh Kiều trao lại mối tình duyên sâu nặng của mình với Kim Trọng cho em gái – Thúy Vân để thành toàn cho lời thề nhân nghĩa của mình cùng  với làm tròn vẹn chữ hiếu đối với gia đình. Một đoạn thơ cảm động vô cùng đối với mỗi độc giả từng đọc qua.

Ngay trong bốn câu thơ đầu với những từ ngữ giàu ý nghĩa, tác giả đã gợi lên một màn không khí bức bối mang sự chịu đựng giữa hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân khi trao gửi lại tình duyên:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Những câu thơ vốn dĩ có thể nhẹ nhàng nhưng khi nhà thơ sử dụng từ “cậy”, “chịu” khiến cho mọi cảm giác trở nên bị ràng buộc. Chưa chỉ dùng lại ở đó, tác giả cũng sử dụng thêm những động từ “lạy”, “thưa” càng làm mọi thứ trở nên lạ lùng. Bởi lẽ vốn dĩ là một trưởng nữ trong nhà sẽ là người phải thay quyền cha mẹ cai quản việc nhà, chăm sóc các em thế mà Kiều lại phải nhún nhường, cầu xin, van lạy em gái Thúy Vân để có thể mong cho Vân thuận lòng. Nhưng khi đứng trên cương vị vủa Kiều chúng ta mới có thể hiểu được rằng gia cảnh bất ngờ gặp biến cố, mối tình vừa đính ước thề nguyền, nàng chẳng thể bỏ một trong hai bởi thế mà đành lòng xin Vân giúp mình giữ trọn lời thề mà để hoàn thành đạo nghĩa với cha mẹ. Khi trao lại mối tình tương tư đang dang dở của mình cho em, Kiều không ép Vân sẽ phải trở thành hình bóng của mình làm một kẻ thay thế mà bởi trái tim nhân hậu, trí tuệ sâu sắc nàng giao lại đoạn tình duyên cho Vân để Vân tự chắp mối để trở thành một mối tình tròn vẹn bằng chính bản thân của Vân.em hay neu suy nghi ve 12 cau dau trong doan trich trao duyen trong truyen kieu - Em hãy nêu suy nghĩ về 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều rất hay

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường lớp 12 rất hay

Em hãy nêu suy nghĩ về 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên

Để cho Vân hiểu thêm bản thân của mình cũng như phu quân tương lai, Kiều đã giải thích rõ ràng cho Vân về tư chất của Kim Trọng và hoàn cảnh bi thương của gia đình hay như chính bản thân nàng:

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Kiều thuật lại chính mối tình của mình với chàng Kim vô cùng son sắt với biết bao lời thề nguyền, vật đính ước. Hình ảnh “quạt ước” đã thể hiện được rõ tư chất tôn quý của Kim Trọng, khi trong xã hội phong kiến một người có thể dùng quạt làm vật đính ước chắc hẳn phải là một người thư sinh có thói quen dùng quạt và cảm nhận được ý nghĩa cao quý của một chiếc quạt. Cùng với đó hai người họ thề nguyền với nhau dưới đêm trăng và bằng một ly rượu. Thế ta mới càng thêm trân trọng tình cảm của hai người họ thuần khiết, vĩnh cửu như ánh trăng. Nhưng duyên số bởi trời, con người chẳng thể  tự mình quyết định được số phận, gia môn của Kiều bất ngờ gặp phải sự cố, cha và em của Kiều bị vu oan và phải nhốt vào lao ngục mà để cứu cha và Vương Quan, Kiều đành phải bán thân để chuộc lại hai người. Nàng quyết định tự bán thân mình để hoàn thành đạo nghĩa, làm tròn chứ hiếu với gia đình. Tuy nhiên, Kiều cũng tự hiểu được rằng, xưa nay tình và hiếu luôn chẳng thể vẹn toàn cũng như bước đường của Kiều hôm nay khi đã chọn cứu cha và em nàng đành phải phụ lại lời thề với mối tình vừa chớm nở nay đành tàn phai. Nhưng may sao, Vân cũng hiểu được sự tình và trong thời đại phong kiến thì việc em thay chị lấy chồng cũng không phải là sự tình gì khó khăn hay trái với luân thường đạo lí nên người con gái ấy đã nhận lời của chị để thay cho người chị hoàn thành lời thề nguyền giữ trọn vẹn nhân cách thanh cao, chung trinh, cho người chị giá của mình.  

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) của Sếch-Spia

Sau khi mà đã thấu rõ sự tình cho Vân ,Kiều chỉ rõ cho vân thấy được lí do khi phải đẩy em gái vào tình huống khó xử ấy và cũng cảm tạ em gái đã giúp đỡ bản thân có thể giữ được toàn vẹn thanh danh:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Điều đầu tiên, Kiều đã cho ta thấy được Vân vẫn còn cả một tương lai dài ở phía trước mà với những cổ tục của xã hội phong kiến Vân ắt sẽ phải tìm tới một mối tình lang quân cho bản thân, bởi vậy với thân phận là trưởng nữ Kiều đã thay cho cha mẹ giúp Vân có thể kết hôn với một đấng lang quân phù hợp. Với Kim Trọng chàng thư sinh mang nhân cách cao thượng nếu Vân có  thể kết duyên thì cũng coi như là một điều tốt đẹp. Nhưng nếu xét theo một khía cạnh khác Kiều tin rằng thời gian của Vân còn dài cũng coi như có thể bù đắp được cho Kim Trọng thay cho bản thân mình đã phá mất lời thề mà hơn thế nữa Vân và Kiều vốn dĩ chảy trong người cùng dòng máu nên Kiều tin tưởng Vân để trao lại mối tình duyên để Vân hoàn thành lời hẹn ước của bản thân mình. Đối với bản thân Kiều khi đã có thể cứu được cha và em trai làm tròn đạo hiếu đồng thời cũng đã cậy nhờ được Thúy Vân giúp mình hoàn thành toàn vẹn lời thề nên dẫu dù nàng có về nơi chín suối vẫn hãnh diện mà ra đi bởi mọi tâm nguyện cũng như mọi nghiệp báo nàng đã trả đủ với đời.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn trích Đất Nước trong Trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Bằng tài năng thiên phú của mình Nguyễn Du đã tạo nên một thiên thi phẩm “Truyện Kiều”. Và với từ ngữ đặc sắc, ngôn ngữ giàu chất gợi cảm, những hình ảnh đầy sức quyến rũ cùng thể thơ quen thuộc vậy nên chỉ trong mười hai câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”, ai trong chúng ta cũng có cảm thấy được số phận bi thảm của nàng Kiều nhưng nổi bật trên chính số phận đó lại càng tôn lên vẻ đẹp nhân cách cao quý của Thúy Kiều.

Đỗ Dũng