NÓ VÀ TÔI
Từ ngày nhà trường phát động học sinh viết bài gửi đăng báo “Văn học và tuổi trẻ”, các bạn lớp tôi ai cũng bận rộn với công việc sáng tác của mình, chỉ có tôi là thừa thời gian rảnh rỗi vì nghĩ nát óc cũng chẳng ra được một tác phẩm nào cả. Nhiều lúc tôi thấy tủi vì điều này nhưng rồi lại tự an ủi mình: “Đằng nào thì bài mình cũng chẳng được đăng, cố làm gì cho nhọc xác”,
Mọi chuyên sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có sự xuất hiện của cái Linh trong lớp tôi. Trước kia, tôi học khá nên được cô giáo và các bạn rất quý. Bây giờ thì ai cũng vây quanh nó và xa dần tôi. Nhưng lạ thật, nó chẳng bao giờ tỏ ra “ta đây”, lúc nào cũng chỉ ở trong lớp chàm chú vào bài học, giờ ra chơi cũng ít khi nó ra ngoài. Còn tôi thì ngày càng thấy ganh tị và ghét nó lắm cơ. Có lần tôi giải mãi không ra một bài toán khó, cái Thủy bào tôi ra hỏi cái Linh, tôi bĩu môi quay ra ngoài lầm bầm: “Ai thèm hỏi cái đồ… không biết điều.”
Hôm ấy, đang thong dong đi trên đường thì tôi sực nhớ ra: “Thối chết, hôm nay bàn mình trực nhật mà mình quên khuấy đi mất”. Tôi đạp một mạch đến trường rồi chạy ngay vào lớp. Lạ thật, lớp học đã được quét dọn sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn… Cái Linh nhìn tôi cười thân mật nhưng tôi không cười lại mà quay ngoắt ra ngoài. Tôi biết là nó đã trực nhật nhưng tôi lại nghĩ nó làm thế là để “ra vẻ ta đây” cho mọi người thấy… Thấm thoắt, chỉ còn hai ngày nữa là chúng tôi được nghỉ hết học kì I.
Tôi vẫn đến lớp, đều đặn như mọi khi nhưng hôm nay bọn con gái lớp tôi đứng túm tụm vào chỗ cái Linh, chẳng hiểu chúng nó làm gì, hình như đang đọc cái gì đó bí mật lắm thì phải. Cái Thủy nhìn thấy tôi, mỉm cười tinh quái. Nó cho biết bọn con gái bày cho mấy đứa rủ bằng được cái Linh đi chơi để bọn chúng… xem trộm Nhật kí của cái Linh.
Xem xong, bọn chúng nó đi ra ngoài, còn mình tôi trong lớp. Chẳng hiểu sao, tôi bất giác đứng dậy, đi qua chỗ cái Linh, tôi cảm giác có cái gì đó đáng chú ý. Tôi quay lại và bắt gặp một tờ giấy rơi ra (có lẽ ở trong quyển Nhật kí của cái Linh). Tôi cầm lên và đọc lướt qua:
Tình hình vẫn chẳng có gì thay đổi, các bạn trong lớp vẫn quý mến mình, chỉ có bạn Hồng hình như không hài lòng. Bạn ấy không hiểu mình nhưng cũng chẳng nên trách bạn ấy làm gì. Mình chỉ muốn các bạn trong lớp chơi với nhau vô tư, thoải mái như ngày xưa nhưng Hồng lại nghĩ rằng mình chiếm chỗ của bạn ấy… Có lẽ hết học kì I này mình sẽ xin chuyển trường…”
Về nhà, tôi chả còn nhớ gì đến những dòng Nhật kí đó.
Sáng nay đến lớp, tôi thấy mặt đứa nào cũng có vẻ buồn buồn. Hỏi ra tôi mới biết cái Linh đang nhờ cô giáo lấy học bạ và điểm học kì I để nó chuyển đến trường khác. Tự nhiên tôi thấy ân hận vô cùng. Tôi chạy lên văn phòng, nóng lòng chờ ở trước cửa. Lát sau, nó đi ra với quyển học bạ trên tay, tôi lúng túng gọi khẽ:
– Linh!
Nó quay ra nhìn tôi cười:
– Kìa Hồng, gặp mình có chuyện gì không?
Tôi không nói được nên lời mà chỉ nhìn vào đôi mắt nó. Ồi! Đôi mắt to tròn long lanh đầy yẻ thông minh lanh lợi đang nhìn tôi. Một con người mà mới hôm qua tôi còn ganh ghét hôm nay tự nhiên lại trở nên thân thiện. Một con người, một người bạn tốt bụng mà đến hôm qua tôi mới hiểu rõ tấm lòng của con người ấy! Tôi ií nhí:
– Bạn… đừng đi!
ĐỖ THI MINH HẰNG
NHẪN CỎ
Mùa hè năm nay, đối với tôi là một dịp may hiếm có. Bởi vì ba mẹ tôi cho tôi về thăm bà nội. Đó là một vùng quê hẻo lánh xa xôi mà cách đây sáu năm tôi đã có dịp về thăm.
Nơi ấy, chỉ còn mình bà tôi. Bà tôi đã cao tuổi, lưng bà đã còng, mái tóc bà đã nhuộm một màu trắng cước. Cái mồm móm mém lúc nào cũng nhai trầu. Tuy vậy, bà không chịu rời khỏi vùng quê này để lên thành phố sống với con cháu. Tôi về bà rất vui, bà hay kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Tôi rất thương bà nhưng cứ thấy buồn buồn. Cái không khí đô thành mà tôi từng sống ở đó nhộn nhịp bao nhiêu thì vùng quê này hẻo lánh bấy nhiêu. Đêm đêm tiếng côn trùng với đủ nhạc điệu từ lũy tre đầu làng vọng lại gợi cho tôi một cảm giác sợ sệt. Nơi đây có một đồi phi lao trải rộng hẻm núi, ngày ngày vào buổi trưa tôi thường cầm sách lên đồi ngồi học. Và cũng chính nơi này tôi đã quen một người bạn mới – một người bạn đã xuất hiện trong trang nhật kí của tôi như một kỉ niệm khó quên. Đó là một buổi trưa, tôi đang ngồi thẫn thờ nơi sườn đồi thì một tiếng huýt sáo ở đâu nghe rất lạ mà hình như tôi chưa được nghe bao giờ Bất chợt, một bóng người tiến dần lại chỗ tôi. Đố là một anh chàng với dáng dấp to béo, nước da bánh mật. Hắn mở to mắt nhìn tôi một lát rồi lền tiếng:
– Ê, ở mô mới chuyển lên đây hử? Có phải dưới thành phố không?
Tôi như chết đứng tại một chỗ, chỉ gật gật đầu.
Hắn ta toét miệng cười:
– Thảo nào, nhìn mi khác nhiều với bọn con gái ở đây. À mà mi tên chi vậy? Cho tao kết bạn với nha.
Quả thật, lúc đó tôi rất bối rối, liền đánh bạo trả lời:
– Tôi… tôi tên là Hạnh.
– Cái tên cũng hay đấy chứ, còn tao tên là Thịnh, biệt hiệu là “Sắc”.
Từ hôm đó tôi có một người bạn mới. Chúng tôi hẹn nhau cứ vào buổi trưa sẽ lên đồi chơi. Và tôi đã dạy Thịnh biết viết, biết đọc vì Thịnh không biết chữ. Hắn nói với tôi là nhà hắn nghèo lắm, mẹ mất sớm, bố hắn tần tảo nuôi hai anh em hắn. Hắn phải đi bán kem để giúp đỡ bố hắn. Thời gian tôi quen Thịnh không được bao lâu thì đợt nghỉ hè đã hết, tôi phải về đi học.
Thịnh rất buồn, nó ngồi thừ ra, xoắn xoắn những gọng cỏ dại, vo thật chật rồi bảo tôi xòe tay ra. Thịnh quàng gọng cỏ vào tay tôi. Thịnh lấy que vạch xuống đất những nét chữ nghệch ngoạc:
“Tôi tặng bạn, hãy giữ lấy nhẫn cỏ nhá!” '
Không biết những ngày này Thịnh đang làm gì? Tôi có cất lại ở nhà bà tôi cho Thịnh một ít sách báo, như Thịnh nói, là để thỉnh thoảng sẽ đến đọc cho bà tôi nghe cho bà được vui. Lúc đọc như thế, Thịnh có nhớ tôi không nhỉ?
PHƯƠNG THẢO
(Hàm Rồng, Thanh Hóa)
BẠN TÔI
– LOAN ƠI! … LOAN ƠI!..;
Tồi uể oải bước lại mở cửa phòng. Cánh cửa vừa hé mở thì nhỏ Thùy đã ùa vào như một cơn lốc. Tôi bực mình:
– Mày làm gì mà ào ào vậy?
Thùy vừa hổn hển thở vừa trả lời tôi:
– Mày biết chuyện gì chưa? À mà hai ngày nay bị bệnh có đến lớp đâu mà biết!
– Chuyện gì thì mày nói đại đi, tao nhức đầu quá rồi nè, tao đi nằm à nghe! I
– Khoan khoan tiểu thư, hạ hồi cho em phân giải.
Đang mệt nhưng tôi không thể nhịn cười trước giọng điệu hài hước của Thùy.
– Mày biết sao không, lớp mình có bạn mới vô, ngồi giữa tao và mày nữa chứ, chán chết đi được.
Tôi ngạc nhiên bởi giọng điệu chán ngán của nhỏ và không đợi cho Thùy kể tiếp, tôi hỏi ngay:
– Sao lại chán, ngồi giữa tao và mày thì vui chứ sao?
– Vui cái gì khi ngồi gần “Chị hai lúa”. ;
Thùy bĩu môi và kéo dài mấy tiếng “Chị hai lúa”. Tôi có cảm tưởng như nó còn dài hơn cái bĩu môi của nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, và tôi nhận ra rằng Thùy không có cảm tình với người bạn mới, Không thể hình dung ra cô bạn ấy “lúa như thế nào, nhưng tôi rất khó chịu với thái độ của Thùy.
Tôi chợt nhớ ra và hối: :
– Thùy à, hồi nãy giờ tao quên hỏi cô bạn tên là gì?
– À… Một cái tên cũng “lúa” như con người cô ta, tên Thắm.
Thùy trả lời tôi và tới lúc này tôi bắt đầu gắt gỏng với sự chê bai của Thùy.
– Chẳng lẽ trong mắt Thùy, Thắm xấu như vậy sao? Nhưng ít ra thì Thùy cũng từ từ nhận xét, vội vã thế Thùy không sợ Thắm buồn à.
– Thôi thôi “cô nương”, cho em xin, đối với “cô nương” thì ai cũng đẹp cả, ai cũng dễ thương cả, chỉ tôi là không.
– Đủ rồi đó! – Tôi thét lên sau câu nói của Thùy – Mày phải biết vóc dáng Thắm không đẹp nhưng tâm hồn và “cái đầu” đẹp thì sao?
Thùy ậm ừ trả lời cầu hỏi của tôi:
– À… Cái đó thì chưa biết, mai lên lớp rồi tính. Mà cãi với mày mệt quá, ngày mai đi học rồi biết, tao về đây!
Thùy ấm ức ra về vì tôi không đồng ý cách nghĩ của nhỏ. Nhỏ ra về nhanh như lúc đến.
Tôi buông người xuống giường miên man suy nghĩ. Chẳng biết cô bạn ấy ra sao. Cho đến bây giờ tôi mới cảm thấy buồn về cách nghĩ của Thùy. Lạ thật, sao mà Thùy với tôi lại thân nhau được khi mà hai cách nghĩ hầu như trái ngược.
Sau hai ngày bệnh li bì, sáng nay tôi đến lớp. Trong người vẫn còn mệt mỏi, nhưng hình như có cái gì thúc giục, tôi và tội tự nhủ có lẽ cô bạn kia. Đã biết trước là có bạn mới nhưng sao tôi vẫn hồi hộp khi bước vô cửa lớp. Noi cái bàn quen thuộc của tôi bạn ấy đã ngồi tự bao giờ. Tôi lẳng lặng ngồi xuống chỗ của mình và giả vờ lấy vở ra học. (Thật ra tôi đã học bài ở nhà rồi nhưng vì muốn làm quen với cô bạn). Đúng như cách nghĩ của Thùy, Thắm hơi quê, nhưng trên gương mặt bạn ấy tỏa ra niềm vui với sự thân thiện. Sáu một hồi đắn đo, tôi bắt đầu hỏi chuyện:
– Bạn mới chuyển từ trường nào về đây vậy?
– Mình học ở dưới huyện và bây giờ gia đình mình đã chuyển về đây.
Thắm rụt rè trả lời tôi.
Chưa kịp hỏi Thắm bao nhiêu chuyện thì nhỏ Thùy chạy xộc vào lớp, dòm tôi và Thắm với ánh mắt khó chịu. Vứt cặp xuống bàn, nhỏ gằn Thắm từng tiếng:
– Xích qua kia “Chị hai lúa”! •
Tôi sửng sốt trước lời của Thùy. Dòm qua Thắm thấy hai dòng nước mắt lăn xuống, lửa giận của tôi bốc lên ngùn ngụt.
– Thùy, mày vừà vừa thôi chứ! Bấy nhiêu đó chưa đủ sao?
– Cái gì mà đủ? Tao có làm gì mày đâu?
Thấy hai chúng tôi sắp cãi lớn nên Thắm nói;
– Hai bạn cho mình xin, đừng cãi nhau nữa mà.
Tiếng chuông vào lớp reng lên, Thùy hậm hực liếc cặp mắt về Thắm và rời chỗ đi xếp hàng. Nguyên cả buổi học ấy, tôi chẳng vô đầu chữ nào, vậy mà Thắm coi như không có gì xảy ra. Bạn ấy phát biểu rất hăng hái. Những bài toán thầy ra hầu như học sinh xuất sắc ở lớp cũng không làm được, vậy mà Thắm có cách giải rất gọn. Tôi liếc mắt qua Thùy. Nhìn ánh mắt của Thùy tôi biết nó cũng phục Thắm lắm nhưng lại làm ra vẻ không quan tâm.
Chiều bắt đầu lan nhẹ trong vườn. Tôi bê chồng vở ra học bài cho ngày mai. Vừa đặt vở xuống bàn tôi lại nghe tiếng gọi ơi ới của Thùy ngoài cổng. Tôi bước ra mở cổng, mặt lạnh như tiền, Biết tôi giận, Thùy vội làm lành:
– Mày còn giận tao nữa à? Tao xin lỗi nghe, vì lúc đó Thắm nói chuyện với mày tao không chịu được.
– Dù gì thì mày cũng phải lịch sự một chút chứ. Mày đã chạm đến tự ái của Thắm rồi đó.
– Tao biết rồi mà. Cho đến bây giờ tao hối hận lắm, nhưng chẳng biết làm sao làm lành với Thắm.
Tôi mừng thầm, vì Thùy đã thay đổi cách nghĩ nhưng vẫn giả vờ:
– Mày mà cũng biết hối hận hả? Nghe sao nghi ngờ quá. Đã vậy còn muốn làm lành với Thắm nữa chứ! Tao không tin là Thắm không giận mày. Mà làm gì kệ mày, tao không cần biết.
Thùy hạ giọng năn nỉ tôi:
– Thôi mà, đừng giận tao nữa. Bây giờ mày có cách nào cho tôi làm lành với Thắm đi, tao không đủ can đảm.
Thấy Thùy năn nỉ tôi cũng mủi lòng, do đó tôi đưa ra ý kiến:
– Mày phải mua gì để tao tạ lỗi với người ta.
Biết tôi đã đồng ý. Thùy vồn vã hỏi:
– Mua gì bây giờ. Cóc, ổi nghe?
Tự nhiên tôi lại nảy ra ý kiến:
– Hay là ngày mai làm lành với Thắm xong mày phải dắt tụi tao đi ăn kem? Ừ! Đúng đó. Thùy mừng rỡ trả lời.
Thùy ra về vẻ mặt rạng rỡ. Riêng tôi, thật là vui sướng, vì tôi biết chắc rằng ngày mai đây, tôi và Thùy sẽ có thêm một người bạn mới, mà sẽ là bạn thân nữa chứ, như tôi và Thùy chẳng hạn.
ÁI LOAN (Lâm Đồng)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11