Giải thích nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Đề bài: Hãy dựa vào nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu để giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu,

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát 

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

Gợi ý viết bài

Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên viết năm 1960, trong tâp Ánh sáng và phù sa, nhân sự kiện Đảng và chính phủ phát động đi xây dựng kinh tế ở niền núi Tây Bắc. Thực ra, sự kiện kinh tế – xã hội chỉ là cái cớ để nhà thơ bày tỏ niềm khát vọng trở về với cuộc sống rộng lớn của nhân dân, ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật. Hiểu điều này giúp ta hiểu được ý nghĩa nhan đề Tiếng hát con tàu và khổ thơ đề từ của tác phẩm.

Thực ra, những năm 60 chưa có đường tàu nào, con tàu nào đi lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu được nói đến trong nhan đề và ở trong một số khổ thơ là con tàu trong tâm tưởng mang tính chất biểu tượng, lại đi lặp lại trong nhiều câu thơ, khổ thơ trở thành hình tượng nghệ thuật của tác phẩm:

– Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?

– Ngoài cửa ô? Tàu đói những vầng trăng…

Xem thêm:  Công cha, nghĩa mẹ

– Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội

– Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

– Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?

Đối với nhiều người thời kỳ ấy, hình ảnh con tàu nói lên khát vọng ra đi đến với nhân dân, với những miền xa xôi để xây dựng đất nước. Đối với người nghệ sĩ, con tàu là biểu tượng cho khát vọng vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé, quẩn quanh để đến với nhân dân và cuộc sống mới, tìm đến nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

Như vậy Tiếng hát con tàu là hình ảnh nhân hóa biểu tượng cho khát vọng lên đường say mê náo nức. Dùng từ tiếng hát nhà thơ đã diễn tả được niềm vui, niềm hạnh phúc của tâm hồn.

Bình giảng khổ thơ đề từ:

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc 

Khi lòng ta đã hóa những con tàu,

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát 

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

Nếu con tàu là biểu tượng cho khát vọng ra đi, thì Tây Bắc ngoài nghĩa là một địa danh cụ thể còn là biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng tình của nhân dân, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa nặng tình của nhân dân, nơi đả khắc ghi những kỉ niệm không quên của đời người trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa qụa, cũng là nơi đang vẫy gọi mọi người chung sức xây dựng cuộc sống mới.

Xem thêm:  Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Tát nước đầu đình

Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc. 

Với người nghệ sĩ nói chung, nhà thơ Chế Lan Viên nói riêng, Tây Bắc chính là tâm hồn, là cuộc sống khi người nghệ sĩ biết mở rộng lòng mình với cuộc sống rộng lớn. Nói cách khác, qua khổ thơ đề từ và cả bài thơ, Chế Lan Viên muốn khẳng định vai trò của cuộc sống với sáng tạo nghệ thuật. Ý tưởng này được tác giả nhắc lại nhiều lần trong bài thơ.

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép 

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ.

Nếu bài thơ là tiếng hát lên đường thì khổ thơ đề từ là khúc dạo đầu mang tính khái quát tạo âm điệu chung cho cả bài thơ. Đó là người nghệ sĩ phải dấn thân vào cuộc đời rộng lớn mới mong tạo được sức sống cho ngòi bút.

Từ ý nghĩa nhan đề và khổ thơ đề từ ta hiểu được những hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống trong bài thơ.

Sự độc đáo của khổ thơ đề từ chính là ở chỗ đã khái quát tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ trong bài Tiếng hát con tàu. Trong bài thơ, có nhiều hình tượng mang tính tượng trưng. Các hình tượng ấy hoặc sẽ được mở rộng, phát triển, hoặc sẽ làm phong phú thêm cho các hình tượng ở khổ thơ này: con tàu, tiếng hát, Tây Bắc.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về Tôn sư trọng đạo

Thu Huyền