Những bài văn hay

Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc về ông em

Đề bài: Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc về ông em.

MỖI LẦN ÔNG TÔI TẮM

Mỗi năm ông tôi chỉ tắm có hai lần, đấy là dịp cuối thu, khi trời sắp trở rét, và cuối xuân khi trời đã ấm áp. Với cả nhà, hôm ấy quả là một ngày hội, người lớn chạy đi kiếm hạt mùi, hoa bười, hoa cúc, chất củi lên bếp, xoay ịch mấy ông đầu rau, cọ rửa một cái nồi to kềnh, cái nồi nếu không để luộc bánh chưng và nấu nước tắm cho ông tôi thì có lẽ cũng không còn biết dùng làm gì.

Mùa thu ấy tôi tròn bảy tuổi, là đứa cháu đích tôn hiếm hoi của ông, cho nên tôi được ông và mọi người yêu quý. Bố tôi mất sớm, chú thím tôi đẻ bốn năm bận nhưng chỉ đẻ rặt con gái, do vậy mà địa vị của tôi trong gia đình, trước mắt mọi người, càng ngày càng trở nên quan trọng, hình như ông tôi cũng có ý định củng cô uy tín cho tôi. Bởi vậy mà lần này tôi sẽ đảm nhiệm một việc hệ trọng, nghĩa là trực tiếp cầm một cái lõi quả mướp khô kì cọ mình mẩy chân tay cho ông, trong khi mẹ tôi và thím tôi, người thì vợi nước trong nồi rơ phci với nước mưa chứa trong bể, người thì dùng chiếc gáo dừa dội nước ấm lên vai ỏng tôi. Tôi hồi hộp đợi cái ngày ấy đến như người ta vẫn đợi cái vinh hạnh được bổ nhiệm công tác hoặc đề bạt cất nhắc vậy. Và mấy cô em gái con ông chú thì khỏi phải nói, chúng đon đả chào hỏi tôi, bắt chuyện lân la và đưa đón cười nói, bởi vì tôi sắp được giao phó một công việc mà những năm trước đây, khi chú tôi chưa vào bộ đội thì chí có chú mới được phép làm, chúng nó còn nhớ rõ điều đó.

ong noi - Hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc về ông em

Xem thêm:  Dàn bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

Mỗi năm ông tôi chỉ tắm có hai lần, đấy là dịp cuối thu, khi trời sắp trở rét, và cuối xuân khi trời đã ấm áp

Mở sách tìm một ngày đại an trong tháng, ông tôi gọi mẹ tôi và thím tôi đến, phát lệnh chuẩn bị tắm. Hai bà chạy ríu cả chân vì mừng rỡ, việc nào việc nấy, riêng tôi trong khi chờ đợi thì chơi đùa quanh quẩn ngoài sân với mấy đứa em.

Gần trưa, ông tôi tự đứng dậy men ra ngoài, ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước, Mẹ tôi cầm gáo từ từ dội cùng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đồng vẩy bóng loáng như phủ bằng sáp, cũng không hiểu đấy là do tuổi già hay ông lười tắm. Vốn là một người ngại cả trời nóng ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa – Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kỳ thật mạnh, vậy mà vần cứ trượt đi, mấy lần tôi mất đà ngã chúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông thì cười khò khè.

Sau cùng là việc thay thau nước để gội búi tóc củ hành bạc phơ như cước. Gội rồi bao nhiêu sợi tóc rụng, ông tôi bắt vo lại mang lên cài lên bức phên ngoài hiên, phòng khi có ai bị cảm cúm thì mang xuống bỏ lẫn vào nắm gừng giã nhỏ với một chút rượu là có một phương thuốc xoa bóp rất hiệu nghiệm.

Ngần ấy thứ tục là mất đứt một phiên chợ, nhưng mẹ tôi vui lắm, hết chạy ra lại chạy vào, khoe với ông rằng chỉ sang năm là cháu ông sẽ đám đương hết mọi việc khi ông muôn tắm gội.

ĐỖ CHU

(Trích Mảnh vườn xưa hoang vắng) 


Xem thêm:  Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước qua một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9

Post Comment