Đề bài: Kể chuyện về ông (hay bà) của em
Ông em là cán bộ về hưu, tuổi cao, tóc bạc và rất hiền.
Ồng rất yêu những cây xương rồng nhỏ, đủ loại mà ông đã xin về nhà trồng trong những cái chậu xinh xinh. Ông có một cái xẻng nhỏ như cái thìa, sáng sáng ông xới cây này, tỉa cây kia, rồi thỉnh thoảng ông tưới nước. Lâu lâu có những chồi non bụ bẫm đầy gai nhỏ mọc lên, những đóa hoa tí xíu, đỏ hồng nở từng chùm trông thích mắt. Những lúc thự thả, ông em ngắm không biết chán những chậu cây đặt thành dãy trên bậc cửa sổ hoặc trên giá.
Con Lan, em gái của em thắc mắc: "Ông ơi, người ta thì trồng hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc hoậc là trồng cây thế sang trọng, còn ông thì ông trồng toàn xưcmg rồng, chỉ gai là gai, chán chết".
Ông cười, nội: "Cái đẹp thì nhiều lắm cháu ạ, mỗi người thích một thứ. Ông thích xương rồng bởi nó dễ sống và sống dai. Xương rồng là giống cây sống ở sa mạc, bắt rễ trong cát sỏi, du đất cằn cỗi thế nào nó cũng sống được. Thân xương rồng cũng có dáng đẹp nhiều vẻ, một vẻ đẹp, góc, cạnh, xương xẩu, rất hiện đại cháu ạ. Lại còn hoa nữa!".
Em hay đùa bảo: "Cháu biết rồi, nhà này thì ông chỉ yêu lũ xương rồng này thôi". Ông em lại cười hiền từ: "Cháu sai rồi, ống yêu nhất các cháu, ông mong các cháu đẹp và khỏe như những chồi cây bụ bậm này, không sâu rầy nào xâm hại được".
Quả thât ông em rất yêu chúng em. Ông chăm sóc các góc học tập của chúng em. Ong treo trên một cái giá sách vở và phân công tầng trên là của em, tầng dưới là của con Lan. Ồng theo dõi sự ngăn nắp, trật tự của, chúng em. Hễ sai chỗ là ông sửa lại. Lâu dần em quen với ngăn nắp, muốn tìm vật gì thì tìm ở chỗ của nó là thấy ngay.
Ông thường kể chuyện cho chúng em nghe. Ông đọc sách rất nhiều, ông biết rất nhiều chuyện, ông thích nhất là sách nói về thế giới động vật và thực vật. Ông sưu tầm cho chúng em rất nhiều sách nói về cây cối động vật xứ nóng ở châu Phi, Nam Mĩ, hoặc các giống vật xứ lạnh, quanh năm tuyết phủ. Nhờ ông em mà chúng em biết nhiều, chân trời rộng mở thêm ra, đầy mơ mộng.
Ông em rất ít ngủ. Người ta nói tuổi già thường như vậy, quả không sai. Trong nhà, ông là người ngủ muộn nhất, ngày ngày ông là người cuối cùng kiểm tra lại các cửa, sắp xếp các đồ vật đặt sai chỗ, rồi mới lên giường ngủ. Ông đang giữ gìn cuộc sống và sự bình yên cho chúng em.
Nhìn cái dáng đi lặng lẽ, nhẹ nhàng, mái tóc bạc như cước, nụ cười hiền hậu của ông em, em mong ông sống lâu, sống mãi như loài cây xương rồng mà ông em yêu mến.
(sđd)
BÀ CỦA CHÚNG TÔI
Bố mẹ tôi đều mồ côi từ nhỏ, nên lúc chúng tôi được ra đời thì cũng không còn bà nữa. Những kí ức về bà tôi không có, nhưng tình cảm về bà càng ngày được hình thành trong tôi.
Bên hàng xóm, cái Nga bạn thân học cùng lớp với tôi được ở với bà ngoại. Mỗi sáng, tôi lại nghe thấy tiếng của bà gọi Nga dậy, gọi Nga ăn sáng, làm tôi thấy mình như thiếu một cái gì đó mà không bao giờ có được. Hàng sáng, sau khi bố mẹ tôi đi làm, tôi cùng em Tường ăn sáng xong, hai chị em rủ nhau bọc bài thật nhanh để còn có thời gian chạy qua nhà cái Nga chơi ít phút. Lúc nào sang, tôi cũng tìm bà để được “Chào bà ạ! Bà ơi. Bà đang làm gỉ thế?”. Mỗi lần gặp bà, tôi như tranh thủ nói thật nhiều để được gọi tiếng “bà” thân thương.
Bà ngoại của Nga rất quý hai chị em chúng tôi. Khi gặp các cháu sang chơi bao giờ bà cũng nghỉ tay làm việc để nói chuyện với chúng tôi. Bà gọi: “Nga xong việc chưa, ra chơi với cháu Thu đi”. Tôi sà vào lòng bà cùng với cái Nga. Bà ôm chúng tôi và bắt đầu kể chuyện ngày xưa của bà.
Em luôn ước bà sống mãi với tụi em
Vào dịp Tết thì bà kể những chuyện về Tết. Tết đầu năm vào mùa xuân là Tết Nguyên Đán. Mọi người đón Tết một cách huy hoàng và nồng nhiệt ở tất cả các lứa tuổi. Ai cũng thấy Tết thật là thiêng liêng, mọi người chuẩn bị cho Tết cẩn thận hơn mọi Tết khác trong năm. Nhà nhà gói bánh chưng, người người may áo mới, gần 30 Tết nhà nào cũng dọn sạch và trang hoàng cây đào, cây quýt, lọ hoa. Trên mặt mọi người đểu vui vẻ. Họ chọn người đi xông nhà và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp để lấy may cho cả năm.
Bà kể về Tết Đoan Ngọ rất hay. Tất cả mọi điều làm vào Tết Đoan Ngọ, đặc biệt vào giờ ngọ từ 11 đến 13 giờ đều tốt. Nếu trời mưa thì ta hứng nước ở cây tre để chữa đau mắt và đau bụng. Buổi trưa, mọi người đều đi hái cỏ và lá cây đủ loại phơi khô gọi là lá mồng năm để cho người uống rất tốt. Nghe bà kể về Tết Trung Thu thì đẹp làm sao! Tết Trung Thu thường vào giữa ba tháng cua mùa thu: Đầu trời trong tréo và mặt trăng rất tròn, sáng rực rỡ. Mọi người rất thích ngắm trăng để thấy sự uy nghi của nó và cảm thấy không khí rất êm dịu. Những nàng Tố Nga duyên dáng đang bước sau những thảm cỏ hoa v.v… Tất cả đều là những cảnh đẹp và hấp dần. Nhiều hôm say sưa nghe bà kể chuyện đến lúc chuông đồng hồ điểm 12 giờ chúng tôi mới sực nhớ phải về ăn cơm để còn đi học chiều, những câu chuyện của bà bao giờ kết thúc cũng vừa buồn vừa vui. Vui vì được biết nhiều điều thú vị, buồn vì chuyện nào cũng có những người hiền lành, những người độc ác. Muốn cho cái độc ác không còn nữa thì người hiền phải đoàn kết nhau để trừ cái ác. Có những chiều thứ năm nghỉ học, tôi lại quay sang nhà Nga chơi. Chiều đến lúc nào không biết. Tan giờ làm việc, mẹ tôi về đến nhà, không thấy chị em tôi đâu Mẹ ra sân gọi: “Thu ơi, Tường ơi!”, Dù chưa biết chị em tôi ở đâu, nhưng bước chân vẫn đưa mẹ về phía nhà Nga và đi đến phòng bà ở. Mẹ nhìn bà và chúng tôi trong im lặng. Mẹ gật đầu chào bà, mẹ cũng muốn được nghe bà kể tiếp chuyện. Bà biết ý mẹ, nên kết thúc chuyện và vui vẻ hỏi thăm mẹ tôi. Mẹ tôi cũng hỏi thăm sức khỏe của bà và cảm ơn bà đã kể cho các cháu nhiều truyện hay, giúp cho các cháu hiểu biết và không di chơi lêu lổng.
Càng ngày, tôi càng thấy yêu bà hơn. Không phải chỉ vì được gọi bà mà chính bà đã làm cho tôi lớn lên trong tình yêu của người bà mà tôi cứ tưởng chúng tôi sẽ không bao giờ có được.
VŨ VÂN
SUẤT CƠM PHẦN BÀ
Một tối cuối năm, vào những năm ấy trời đã rét, đi họp về qua phố Hàng Giấy thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng trên cái chậu than nhỏ, thơm quá, ấm quá, tôi liền dựng xe ngồi thụp xuống mua một bắp. Bắp ngô non. nướng vừa than, vỏ bọc ngoài thì giòn ruột trong mềm như xôi nếp, nóng muốn rụng hai hàm răng, ăn thế mới ngon, lại phải ăn vào trời rét, ăn lúc khuya khi bụng đã hơi đói.
Tôi đã ăn gần hết một bắp dài, chợt có hai thằng nhò xấp xỉ lên tám với lên mười, thằng lớn xách liễn cơm lồng trong cái quang nhỏ, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới. Thằng lớn hỏi:
– Bà đói lắm phải không?
Bà cụ cười:
– Tao quạt ngô thì đói làm sao! Hai đứa ăn cả chưa?
Thằng nhỏ đáp:
– Chúng con ăn rồi
Bà cụ nhòm vào liền cơm hỏi:
– Chúng mày có đươc ăn thịt không?
Đứa nhỏ đáp:
– Ăn nhiều lắm, mẹ cho ăn chán thi thôi.
Bà cụ cười:
– Cha cái con mẹ đẻ mày, giấu đầu hở đuôi, chúng mày ăn chán mà phần bà có mấy miếng thôi ư?
– Mỗi đứa được hai miếng, được ăn như bà
Bà cụ quát:
– Nói dối hư thân, mấy mẹ con mày ăn rau để bà ăn thịt, bà là cái giống gì mà nuốt nổi.
Thằng nhỏ nói:
– Mẹ nói bà không ăn thịt, bà ốm. Bà cụ xới cơm ra bát, nói vô phép tôi, nhai nuốt trệu trạo với mấy cọng rau muống xào, ăn một lưng bát, ăn thêm một lưng nữa thì thôi. Tôi đã ăn cái bắp thứ hai, không phải vì muốn ăn mà muốn ngồi nghe thêm mấy bà cháu trò chuyện với nhau. Bà cụ xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to, cầm cả đôi đũa đưa cho thằng nhỏ:
– Bà ăn ngô no rồi, con ăn với bà một bát cho bà vui.
Thằng em lấm lét nhìn thằng anh rồi lại nhìn bát cơm đã đưa lên tận tay. Thằng anh lườm thằng em nhưng vẫn nói:
– Nói con xin bà đi, lần sau thì ở nhà nhé.
Bà cụ đưa cái liễn vẫn còn ít cơm cho thằng anh bảo:
– Con lấy thìa vét nốt mà ăn, đừng bỏ phí.
Thằng anh hai tay bưng lấy cái liễn, giương mắt nhìn bà rồi khóc.
Bà cụ nói:
– Khóc cái gì, tao đã chết đâu mà khóc!
Nó vừa khóc vừa nói mếu máo:
– Trưa bà không ăn, tối bà không ăn, bà ốm hả bà?
Bà cụ vẫn cười, cười như khóc:
– Cha bố thằng nỡm. Bà bán hàng quà thì bà lại đi ăn quà chứ bà chịu đói à?
Tôi lấy thêm hai cái bắp đã nướng sẵn, trả tiền rồi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc, nước mắt ướt nhòe hai gò má.
(NGUYỄN KHẢI, Đời vẫn vui)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11