Kể về một lần em mắc lỗi (nghịch ngợm …)

Kể về một lần em mắc lỗi (nghịch ngợm …)

Hướng dẫn

1. Mở đầu:

– Bố dặn mình: “Ở nhà ngoan, cho cá ăn, đừng nghịch nhé!”.

2. Thắt nút

– Vào nhà, mình lấy truyện tranh ra xem, chán thì ngắm hồ cá của bố.

3. Phát triển

– Mình thò tay xuống nước định sở thử xem cái bụng nó có cứng không thôi nhưng con cái cứ chạy trốn.

4. Mở nút

– Con làm hỏng nó đấy bố ạ!

– Hỏng gì?

– Con cái ấy mà! Con làm đấy …

5. Kết bài

– Bố không giận mình nữa đâu.

 

Bài làm

Sáng nay, trước khi đi làm, bố dặn mình: “ở nhà ngoan, cho cá ăn, đừng nghịch nhé!”.

Mình có nghịch ngợm gì đâu nào! Vào nhà, mình lấy truyện tranh ra xem, chán thì ngắm hồ cá của bố. Mấy con cá ba đuôi có cái bụng phệ ơi là phệ, thế mà chúng bơi qua bơi lại trông ỏn ẻn, nhẹ nhàng lắm. Còn mình, bố bảo chỉ vì cái bụng mình nặng quá nên đi thôi còn chưa vững, cứ ngã oạch hoài. Sao bụng cá to thế mà không nặng nhỉ! Mình thò tay xuống nước định sờ thử xem cái bụng nó có cứng không thôi nhưng con cá cứ chạy trốn. Chắc là nó nhột. Mình bèn lấy vợt vớt nó lên tay cầm cho chắc ăn. Ồ, bụng nó cáng phồng như quả bóng tí hon, mình muốn biết xem có cái gì trong ấy?

Bụng gì mà kỳ thế này, sao mình vừa bóp nhẹ một cái là nó bể cái bụp. Chết chưa, làm sao bây giờ? Mẹ đang ở trong bếp, không có ai trông thấy, mình thả con cá trở vào hồ rồi chạy tót vào phòng. Mình tự nhủ, đổ chơi cùa bố mau hư quá!

Chiều về, bố hỏi: “Ở nhà, ai nghịch cá của bố?”. Mẹ bảo: “Còn ai trồng khoai đất này?”. May quá, chỉ thê thôi, không ai nhắc gì đến mình.

Bố tắm xong, đến bên hồ cá, vớt con cá bể bụng ra. Mình thấy mặt bố buồn buồn. Chắc bố tiếc con cá lắm. Hôm trước, mình làm rơi hòn bi xuống cống, trôi mất tiêu, mình tiếc quá, cứ khóc mếu mãi. Bố phải mua kem cho mình ăn để mình thôi khóc. Bây giờ đồ chơi của bố bị mình làm hỏng mà mình thì im thin thít đứng nấp ở đây, coi được không? Mình thấy tội nghiệp quá.

Mình ra đứng cạnh bên bố mà bố cũng chẳng nói gì.

– Bố ơi!

– Gì con?

– Con làm hỏng nó đây bố ạ!

– Hỏng gì?

– Con cá ấy mà! Con làm đấy…

– À…

– Bố ơi!…

– Bố đừng khóc bố ạ! Con mua kem cho bố ăn nhé Con… Con xin lỗi!

Bố phì cười. A, thế là bố vui rồi đấy!

Bố không giận mình nữa. Bố cũng không bắt đền gì mình. Bố còn bê mình lên hôn vào má mình nữa cơ.

Kể về một lần em mắc lỗi (mất cây viết máy …)

 

Hướng dẫn lập dàn ý

1. Mở đầu

– Ngày ấy có được cây viết máy Hero của Trung Quốc là niềm mơ ước lớn lao.

2. Thắt nút

– Thế mà vào ngày sinh nhật của mình, tôi lại được ba mẹ tặng cho một cái bút máy.

3. Phát triển

– Khoảng một tuần sau, ra chơi vào tôi rụng rời cả chân tay: cây viết của tôi đã không cánh mà bay.

4. Mở nút

– Hôm thứ bảy cô họp xong thì bác lao công có đưa cho cô một cây viết, bảo rằng bác nhặt được khi quét lớp mình.

5. Kết bài

– Ôi, sao mà chưa bao giờ như lúc này, tôi nhờ cô giáo của tôi đến thế!.

Bài làm

Ngày ấy, có được cây viết máy Hero của Trung Quốc là niềm mơ ước lớn lao cùa bất cứ đứa học trò nào. Cả khối lớp 7 trường tôi chỉ có khoảng năm đứa con nhà khá giả là có được diễm phước ấy. Thế mà vào ngày sinh nhật của tôi, tôi lại được ba mẹ tặng cho một cái. Khỏi phải nói niềm sung sướng và kiêu hãnh của tôi khi mang cây viết đến lớp.

Khoảng một tuần sau – tôi còn nhớ hôm ấy là thứ bảy – ra chơi vào tôi rụng rời cả chân tay: cây viết của tôi đã không cánh mà bay. Cả lớp lập tức xôn xao, đứa bò xuống gầm bàn, đứa lục hộc bàn, ngăn cặp, đứa rũ tung sách vở của tôi xem cây viết có lẫn vào không. Tôi cũng máy móc làm theo đám bạn, mặc dù chắc chắn rằng trước khi ra khỏi lớp mình đã cất cầy viết vào hộp. Đúng lúc đó thì cô Hoa bước vào lớp.

Sau khi nghe các tổ báo cáo tình hình xong, cô Hoa bảo tôi đứng lên kể chi tiết về sự việc cho cô nghe. Tôi hăm hở kể tất cả: nào là cây viết hiệu gì, màu gì, ai cho, thường hay để đâu, mất vào lúc nào … Thằng Kiệt nhanh nhảu:

– Cô cho xét cặp hết lớp mình là ra liền đó cô!

Cô Hoa hình hình như không nghe thấy lời nó:

– Ra chơi hôm nay ai ở lại canh lớp?

– Dạ, Thảo và Mai ạ.

Mai đứng lên:

– Thưa cô, em định ở lại canh lớp với Thảo cho vui nhưng Thảo nói em cứ ra ngoài sân chơi đi, để mình Thảo ở lại canh lớp được rồi.

Xem thêm:  Giáo án bài Chí Phèo soạn theo định hướng phát triển năng lực

Lập tức trong lớp nổi lên tiếng nhao nhao:

– Xét cặp Hồng Thảo đi cô … Xét cặp Hồng Thảo đi cô …

Xung quanh tôi, đám bạn đang dồn mắt về phía Hồng Thảo, chỉ chờ cô ra lệnh là sẽ lục tung chiếc cặp kia ngay lập tức. Mà cô Hoa thì vẫn nổi tiếng là cô giáo nghiêm khắc nhất trường …

Mặt Hồng Thảo hết đỏ bừng lên rồi lại tái mét đi.

Nó run rẩy lắp bắp:

– Em không lấy đâu cô … Không phải em …

– Thôi, các em, hết giờ rồi, sau tiết này cô còn bận họp giáo vụ. Thứ hai cô sẽ giải quyết tiếp – Cô Hoa đột ngột lên tiếng rồi bước ra cửa, nhanh đến nỗi cả lớp ngơ ngác không kịp đứng dậy chào.

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ bao giờ nhà trường cũng dành khoảng mười lăm phút cho cô giáo chủ nhiệm dặn dò lớp. Cô Hoa bước vào, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.

– Lớp mình tuần qua hạnh kiểm và học tập đều tốt, cô không cần nhắc nhở gì thêm. Còn về chuyện cây viết của Nga …

Cả lớp chăm chú nhìn cô. Tôi liếc sang Hồng Thảo, tay nó run run bám chặt lấy mép bàn.

– Hôm thứ bảy có họp xing thì bác lao công có đưa cho cô một cây viết, bảo rằng bác nhặt được khi quét lớp mình. Có phải cây viết của em đây không?

Tôi nhìn vào tay cô. Nắp vàng … thân xanh … chữ Hero lấp lánh… Đúng là cây viết của tôi rồi.

Tôi sung sướng nói:

– Thưa cô, đúng rồi. Em cầm ơn cô.

– Em vé chỗ đi. Lần sau nhớ giữ gin dụng cụ hoc tập cẩn thận.

Cô đi rồi, tôi còn nghe trong lớp bàn tán:

– May quá, không thì mất rồi.

Tội nghiệp, Vậy mà cứ nghi cho Hồng Thảo.

Hôm ấy ra về lớp tôi lại ríu rít bên nhau, đám con gái cú luôn miệng trò chuyện với Hồng Thảo như đế bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Bất giác tôi thấy lòng mình vui vui và nhẹ nhõm kỳ lạ.

Nhưng có một điều mà tôi biết, và cả Hổng Thảo cũng biết là cầy viết mà cô Hoa đưa cho tôi hôm ấy chỉ giống hệt, chứ không phải là cây viết của tôi. Ngay từ khi viết những dòng đầu tiên, tôi đã nhận ra điều đó. Ngay từ khi viết những dòng đầu tiên, tôi đã nhận ra điều đó.

Sau năm học lớp 7, tôi theo gia đình chuyển đi nơi khác. Bao nhiêu năm xa cách, không ngờ tôi và Hồng Thảo lại có dịp ngồi bên nhau. Nhắc lái chuyện xưa, Hồng Thảo mỉm cười:

– Thế mà cho đến nay mình vẫn chưa nói được lời cặm ơn cô về chuyện ấy. Nga có thể tưởng tượng được không, mình đã định nghỉ học vì xấu hổ bởi hành động đạỉ dột ấy.

– Còn mình, mình cũng biết ơn cô đã dạy cho mình một cách ứng xử trong cuộc sống.

Ôi, sao mà chưa baò giờ như lúc này, tôi nhớ cô giáo của tôi đến thế!

Kề về một lần phạm lỗi: xin lỗi cha.

 

Hướng dẫn lập dàn ý

1. Mở đầu

– Trả lời cha mẹ một cách vô lễ như con đã làm đôi với cha con chiều qua.

2. Thắt nút

– Con phải thề cùng mẹ rằng từ này về sau con sẽ không như thế nữa.

3. Phát triển

– Mỗi khi cha con mắng con là y như con nói trả những câu rất vô lễ. Con nên tưởng tượng đến một ngày kia – mà ngày ấy không thể tránh được – cha con hấp hối trên giường bệnh gọi con lại bên giường để trối trăn.

4. Mở nút

– Thấy con mang lòng lãnh đạm, tệ bạc thì cha con thống khổ biết chừng nào?

5. Kết bài

– Con hãy lên nhà tìm cha con, ôm gối cha mà xin lỗi.

 

Bài làm

Enricô ơi! Chắc hẳn những bạn con như Côretti và Garônê không bao giờ trả lời cha mẹ một cách vô lễ như con dã làm đôi với cha con chiều qua.

Con phải thề cùng mẹ rằng từ rầy về sau con sẽ không như thế nữa. Mỗi khi cha con mắng con là y như con nói trả những câu rất vô lễ. Con nên tưởng tượng đến một ngày kia – mà ngày ấy không thể tránh được – cha con hấp hối trên giường bệnh gọi con lại bên giường để trối trăn. Khi đó, nghe những câu nối cuối cùng của cha, chắc lòng con sẽ phải thổn thức, ân hận vì đã có điều ở tệ với cha. Lúc bấy giờ, con mới hiểu rằng: trước kia cha con thực là một người bạn tốt của con; mỗi khi bất dắc dĩ phải phạt con thì lòng cha đau đớn hơn con và chỉ vì muôn cho con sửa lỗi nên cha mới phải làm cho con khóc.

Trừ lòng yêu con, thương con, còn ngoài ra cha con giấu hết. Nào con có biết: những khi phải lao tâm quá, tưởng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa, cha con lại lo buồn cho con sau này sẽ phải bơ vơ và không nơi nương tựa! Nào con có biết: bao phen bị mối ưu phiến ấy ám ảnh, cha con đã vào giường con đang giấc ngủ say, đứng đó nhìn con mà nghĩ ngợi! Nào con có biết: lắm khi cha con đang chán nản về việc đời không được như ý, chợt nhìn thâv con là mọi nỗi sầu đều tiêu tan ca vì người cha vất vả ấy cần đến tình yêu của con mới được yên long và trở nên can đảm.

Xem thêm:  So sánh nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ

Trong lúc cha con đang trông mong vào lòng hiêu thảo của con; bỗng thấy con mang lòng lãnh đạm, tệ bạc thì cha con thống khố biết chừng nào? Con đừng lầm lạc vào con đường bội nghĩa vong ân ấy. Con nên nghĩ rằng ở đời này không có cái gì là vững bền cả, con có thể mồ côi cha lúc còn bé… con có thể mất cha trong một năm nữa, một tháng nữa hay ngày mai cũng không biết chừng!

Ôi! đến lúc bấy giờ con sẽ thấy cảnh vật ở xung quanh con thay đổi cả, con sẽ nhìn thấy nhà ta vắng vẻ quạnh hiu, con sẽ trông thấy mẹ con đầu tang tóc rối, âm thầm chua xót! Thôi! Con ơi. Mẹ nói đã nhiều. Con hãy lên nhà tìm cha con, ôm gối cha mà xin lỗi.

Kể về một lần phạm lỗi: xin lỗi mẹ

 

Hướng dẫn lập dàn ý

1. Mở đầu

– Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.

2. Thắt nút

– Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vây!

3. Phát triển

– Bố nhớ, cách đây mấy năm mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiế nôi trong chừng hơi thở hỗn hển của con …

4. Mở nút

– Con mà lại xúc phạm mẹ ư.

5. Kết bài

– Ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

 

Bài làm

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa.

En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mây năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, củi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đôi với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính má’rig để cứu sống con.

Hây nghĩ kỹ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”.

Kể về một lần phạm lỗi: lười học.

 

Hướng dẫn lập dàn ý

1. Mở đầu

– Việc học đối với con hình như khó nhọc …

2. Thắt nút

– Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng điệu quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn!

3. Phát triển

– Hiện thời, không một đứa trể nào là không đi học …

4. Mở nút

– Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con cái hân hạnh dự phần…

5. Kết thúc

– Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới …

Bài làm

Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy.

Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng điệu quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muôn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường.

Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng căm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học; những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học; những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.

Mỗi buổi sáng, lúc con ra trường, con hăy nghĩ cùng giờ ấy, trong thành phố ta có tới ba vạn đứa trẻ cũng như con đi “chầu” lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ. Con lại nghĩ: xấp xỉ giờ này, con trẻ trong các nước trên toàn cầu đều đi học cả. Con hãy tưởng tượng những trẻ lếch thếch trên nhừng con làng quê, rảo bước trong các phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh: chúng đi thuyền ở những xứ lắm sông ngòi, cười ngựa qua những cánh đồng mông quạnh, hoặc ngồi “xe trượt" trên những tuyết bảng giá lạnh. Chúng xuống thung lũng, lên đồi; chúng xuyên rừng lội suối; chúng vượt qua những ngọn đèo hẻo lánh hoang vu. Ăn mặc hàng nghìn lối khác nhau, nói bằng trăm thứ tiếng khác nhau, chúng đi một mình hay lũ năm lũ ba, sách cắp trong tay hay cặp đeo dưới nách.

Xem thêm:  Tả cô giáo đang giảng bài

Từ ngôi trường lấp trong ánh tuyết nước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẩn trong khóm gồi xứ Ả Rập. Có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một diều bằng những thể thức khác nhau.

Con lại tưởng tượng cái tổ kiến học sinh ấy gồm có hàng trăm dân tộc khác nhau và cái trường hoạt động ấy, con có cái hân hạnh dự phần rồi con tự nhủ: vì phỏng một mai sự hoạt động ấy ngừng hẳn thì nhân loại sẽ trở lại đời mọi rợ, sẽ sa vào cõi tối tâm, sự hoạt động ấy là sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang của thế giới vậy.

Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là quân địch và lây sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.

Kể về một lần phạm lỗi: chặt cây

 

Hướng dẫn lập dàn ý

1. Mở bài

– Huy Hoàng – con trai của cha.

2. Thắt nút

– Cha vừa thấy vế dao cứa nơi gốc cây mận, những trái mận non màu trắng chưa đến độ chín lại bị văng tung tóe trên nền đất.

3. Phát triển

– Cha đã trồng cây mận này cách đây mười lăm năm …

4. Mở nút

– Trên cõi đời này, cái gì cũng vậy, có cái nhỏ rồi mới có cái lớn.

5. Kết thúc

– Lòng cha rất đau.

Bài làm

Cha vừa thấy vết dao cứa nơi gốc cây mận, những trái mận non màu trắng chưa đến độ chín lại bị văng tung toé trên nền đất mà đau lòng. Cha đã trồng cây mận này cách đây mười lăm năm… Cũng một chuyến công tác xa, cha được ông chủ nhà nối tiếng có vườn mận rất ngon – nhất là mận trắng – chính ông ấy đã chiết tặng cho cha một nhánh. Cha rất mừng khi hình dung sẽ trồng cây mận trước sân nhà tập thể. Và, những mùa mận sẽ đi qua thật đẹp khi vừa có trái chín và tán lá che mát cả buổi nắng trưa. Quá trình cha trồng cây mận cũng cực lắm. Con mới hai tuổi biết gì? Cha vừa trồng xong, đi tưới mấy cây kiểng vậy mà con đã phá phách nhổ nó lên và đái vào đó. Cha giận lắm nhưng cười xòa, trồng cây mận trở lại và lại bồng con hôn lấy hôn để. Mà chẳng lẽ lúc ấy cha đánh đòn con? Con còn nhỏ quá, nào có biết gì đâu?

Nhưng hôm nay thì không thê thế được Huy Hoàng ạ! Bởi Vì con đă mười bảy tuổi – đã chững chạc ở tuổi thiếu niên – không còn mấy tháng nữa là con bước qua ngưỡng cửa trưởng thành. Và cha – mái tóc đã ngả màu muối tiêu – một cán bộ già sắp về hữu. Cha không thể vì có mỗi mình con – vì con là hạnh phúc của cha – mà cha chỉ biết có tự hào. Không. Cho dù hơn mười năm đèn sách, con học rất giỏi, thầy bạn đều khen. Cho dù ngày mai, con thi Tú tài đỗ thủ khoa… Cho dù vừa chào đời con đã trở thành một siêu sao đi nữa thì cha vẫn phải nói thật với con – nếu như tâm hồn con bị đánh mất thì cha chỉ có đau lòng chớ không thể nào tự hào về con được. Tại sao vậy? Huy Hoàng! Con có biết không? Chính cây mận trước sân nhà bị nhừng nhát dao tàn phá của con và những trái mận non mà con cố tình hái bỏ kia đã làm cho chai thất vọng… Chỉ vì ngôi nhà này sắp sửa giao cho chủ khác mà con nỡ cầm dao cứa vào thân cây mận mà con đã nâng niu biết bao. Huy Hoàng! Cha hiểu hết. Con không muốn người chủ khác đến đây sẽ hưởng lấy thành quả mà cha con mình đã tạo nên. Con muốn cái gì thuộc về tài sản của con thì không thể chia sẻ cho người khác. Mặc dù bản thân con không thể mang nó theo…

Trên cõi đời này, cái gì cũng vậy, có cái nhỏ rồi mới đến cái lớn. Con đã không kềm chế được lòng ích kỷ nỡ phá hủy tài sản của mình khi biết nó sắp là của người khác thì sau này đi vào cuộc sống lại càng chỉ biết sống cho mình thôi. Đó là điều cha không thể chấp nhận.

Nói thật, từ hôm nhìn thấy cây mận trước sân nhà bị những vết cứa, lòng cha rất đau. Trong tâm trí cha cứ nghĩ về con. Cha đã thức viết cho con những dòng chữ này… Hy vọng nó sẽ là hành trang trên đường con vào đời. Hoài bão của cha chỉ gói ghém bấy nhiêu! Mong muốn được nhìn thấy con vững vàng bước vào cuộc sống. Mọi người sẽ nghĩ về Huy Hoàng – con trai duy nhất của cha – luôn cố lòng trắc ẩn, lòng nhân hậu đối vói mọi người. Mà điều giản dị nhất là con biết vì người khóc.

Hoài bão của cha là vậy.

Nguồn: Vietvanhoctro.com