Kể vể một việc xảy ra mà em nhớ mãi

Đề bài: Kể vể một việc xảy ra mà em nhớ mãi.

HƯỚNG DẪN VẮN TẮT

Đề bài này tương tự như đề 85. Nhưng khác ở chỗ đề trên yêu cầu kể một kỉ niệm với thầy giáo (cô giáo) còn đề này thì không xác định. Có thể là một kỉ niệm chỉ riêng mình em biết, hoặc một sự việc xảy ra làm em hiểu thêm những con người chung quanh, hoặc hiểu thêm bản thân mình. Để nhấn mạnh vào “việc xảy ra”, vậy phải kể một việc như vậy.

Việc này xảy ra đối với một học sinh có thể là một lầm lỡ như nói dối, làm hỏng việc, chép bài của bạn, đùa không thích hợp… làm bạn bè, người thân phiền lòng.

Việc xảy ra có thể là nhận được một món quà bất ngờ, đoạt được giải học giỏi hoặc giải thể thao, văn nghệ, giải học sinh thanh lịch… làm em phấn chấn.

Việc xảy ra có thể là của ngườỉ khác mà em chứng kiến. Chẳng hạn, một tấm lòng hào hiệp, hoặc một sự việc bất công xảy ra trên đường phố hoặc ở làng quê.

Em hãy chọn một trường hợp mà kể lại.

CHUYỆN Ở LỚP 6C

Hùng được mệnh danh là “thám tử” của lớp 6C vì đã khám phá được hai vụ án từ hồi còn học lớp 5 ở trường Đồng Cận. Có lẽ vì thừa huởng gen công an của bố mà Hùng phán đoán, nhận định tình hình rất nhanh. Cậu đã từng tuyên bố với hai “đệ tử” là Hòa béo và Thắng “Đôn-ki” là lớn lên cậu sẽ làm nghề thám tử tư và chắc chắn tên tuổi của cậu lẫy lừng chẳng kém gì Sê-lốc- hôm của thế giới.

Sáng nay Hùng đến trường sớm hơn thường lệ, đứng ở cửa lớp mãi. Cậu ra tận cổng trường ngóng hai đệ tử. Vừa trông thấy cái dáng lêu nghêu của Thắng Đôn-ki đi bên cạnh khổ người thừa mỡ của Hòa béo, Thắng đã nhảy bổ ra kéo hai cậu bạn vào góc sân trường thì thầm to nhỏ. Ba đứa hoa chân múa tay, trợn mắt trợn mũi bàn tính rất căng thẳng. Thắng lắc đầu quầy quậy:

Xem thêm:  Soạn bài phương pháp tả cảnh

– Nếu thế thì phải giàu chứ, sao đi học nó mặc áo vá?

Hùng gật gù cái đầu cắt “đinh” lởm chởm:

– Cậu đúng là không có tí năng khiếu thám tử nào, nó phải giả nghèo giả khổ chứ, nó tỏ ra giàu có thì khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, Tớ đã theo dõi đúng một tuần nay rồi mới nói với các cậu. Y xi, cứ đúng đầu giờ tiết 2. Nếu sai tớ xin từ chức thám tử.

Thắng vẫn chưa tin:

– Hôm qua tớ còn nhìn thấy mẹ nó đi chợ bán rau lang, cô ấy gầy, xanh lắm. Có lần nó đã nói với tớ là mẹ nó bị bệnh phổi nhưng không có tiền mua thuốc.

– Nhưng dì nó rất giàu – Hòa lập luận – có thể tạm thời gửi của ở nhà dì nó chứ, người ta dễ nghĩ dì nó giàu vì có chồng làm giám đốc.

– Ấy đấy – Hùng vỗ đùi đánh đét – thằng này khá, xứng danh đệ tử. 

Vừa lúc tiếng trống trường vang lên, cả bọn kéo nhau vào lớp. Trước khi ngồi vào chỗ Hùng còn giơ ngón tay lên dứ trước mặt Thắng và Hòa, đó là tín hiệu “bí mật nhé”.

Vinh không hề biết mình đã lọt vào “tầm ngắm” của thám tử, nó cố gắng nhét cái cặp to đùng đã vá vài chỗ vào ngăn bàn. Thu hai tay dính đầy nhựa khoai lang vào vạt áo, nó lí nhí giải thích với cái Hoa tổ trưởng đang đi kiểm tra tay là nhựa khoai lang rửa không sạch chứ không phải tay nó bẩn. Hùng hất hàm ra hiệu cho Thắng và Hòa, ý bảo: ghê chưa, thằng này đóng kịch giỏi thật.

Xem thêm:  Đặc trưng của tác phẩm tự sự

Vừa dứt hai tiếng trống giờ học đầụ tiên, Hùng đã vọt qua cửa sổ kéo hai đệ tử, chúng đến vị trí quan sát Hùng đã chuẩn bị trước, từ đó nhìn rất rõ cổng trường. Ngồi sụp xuống, Hùng vừa thở vừa chỉ cho hai bạn thấy cái lưng áo bạc màu của Vinh:

– Thấy chưa, nó đấy, bây giờ các cậu đã hiểu tại sao nó mang cái cặp to đi học, thế mà cứ dài mồm nói là của anh cậu ta để lại, thì ra là để đựng thuốc phiện. Nguy hiểm thật, không biết hắn đã gieo rắc “cái chết trắng” cho bao nhiêu người?

chuyen lop 6c - Kể vể một việc xảy ra mà em nhớ mãi

Hòa bàn:

– Hay ta báo công an….

– Không cần – Hùng gạt đi – chúng ta sẽ bắt quả tang, rồi giải ra đồn công an với đầy đủ nhân chứng vật chứng. Phen này bố tớ tha hồ mà lác mắt nhé. Kia kìa, đấy, dì nó đến rồi đấy, thấy chưa, đưa cho nó một gói bọc giấy báo, nó đút ngay vào cặp kìa. Bọn mình ra bắt quả tang đi.

Vinh tròn mắt nhìn Hùng, Thắng, Hòa đứng chặn trước mặt, nó ôm chặt cái cặp vào ngực lắp bắp:

– Các cậu, các cậu đi đâu mà chạy ghê thế?

Hùng gườm gườm, giọng đanh lại: 

– Vinh, trong cặp sách kia có gì, cậu mở ra.

– Không, tớ không mở.

Vinh càng ôm cáỉ cặp chặt hơn. Hùng bước tới, giằng cái cặp trong tay Vinh, lôi gói giấy trong cặp ra, gí sát mặt Vinh:

– Cái gì đây?

Mặt Vinh tái nhợt, ấp úng: 

– Đừng, đừng, tớ xin các cậu, các cậu đừng mở.

– Hừ – Hùng gằn giọng – bây giờ mới lộ chân tướng nhé, mở ra cho mọi người chứng kiến rồi theo chúng tôi về đồn công an.

Vừa nói Hùng vừa xé toạc lớp bọc. Từ trong gói giấy, những hạt cơm đã bốc mùi chua rơi tung trên cát. Vinh khóc:

Xem thêm:  Soạn bài cụm danh từ

– Các cậu thật quá dáng, dì tớ mang cơm nguội đến cho tớ mangvề nuôi lợn, mẹ tớ ốm, chỉ trông vào con lợn này để mua thuốc…

Cả bọn sững người đứng như trời trồng giữa sân trường. Mắt Thắng bỗng đỏ hoe, nó chạy vụt đi.

(NGỌC ANH, Con dế ma, 

NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1999)

MỘT VIỆC LÀM TỐT 

Một lần, Ngọc cùng các bạn đi chơi. Qua ngã tư, có một em bé đang ngơ ngác nhìn trước nhìn sau. Em tìm cách qua đường mà chưa qua được vì xe cộ đi lại đông quá. Xe này chưa đi qua, xe khác đã lao tới. Ngọc để các bạn đi trước. Em dừng lại, đến bên em nhỏ. Các bạn gọi:

– Ngọc ơi! Đứng lại làm gì thế?

– Ngọc ơi! Mau lên chứ!

Ngọc trả lời:

– Các bạn cứ đi trước đi, mình đưa em bé này qua đường rồi chạy theo ngay.

Sau đó ít lâu, một hôm đang cùng các bạn đi trên phố, chợt Ngọc nghe tiếng ai gọi:

– Chị Ngọc! Chị Ngọc ơi!

Nhìn quanh quẩn mãi, Ngọc cũng chưa nhận ra ai gọi tên mình. Tiếng gọi vẫn lảnh lót:

– Em ở đây cơ mà! Chị Ngọc ơi, em ở đây cơ mà!

Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang cố kiễng chân, đưa tay vẫy Ngọc. Ngớ ra một lúc, Ngọc mới nhận ra đó là cô bé qua đường hôm trước. Các bạn hỏi:

– Ai thế hở Ngọc?

– Em bé mà chúng mình gặp ở ngă tư hôm nọ đấy thôi!

– Ngọc chơi thân với em ấy à?

– Không.

– Thế tại sao em ấy biết tên Ngọc?

– Mình cũng không biết nữa.

– Lạ nhỉ! Hôm ấy cả bọn cùng đi mà em chỉ nhớ có mỗi tên Ngọc, lạ nhỉ!

(TRẦN HOÀI DƯƠNG, 

Những ngôi sao trong mưa)