Đề bài: Kể về sự tích Hồ Gươm.
Có lẽ, nhiều bạn sẽ thắc mắc, sao người ta lại gọi là Hồ Gươm ? Bây giờ mình sẽ giải thích cho các bạn nhé.
Vào đầu thế kỉ thứ XV, nước ta bị giặc Minh xâm lược, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến dân ta vô cùng căm hận. Không cam chịu cảnh làm nô lệ, Lê Lợi đã dấy binh khởi nghĩa chống lại giặc Minh. Do còn non trẻ nên nhiều lần nghĩa quân bị thất bại. Đức Long Quân thấy vậy, quyết định cho Lê Lợi mượn gươm thần diệt giặc. Hồi đó, có một chàng đánh cá tên Lê Thận, một đêm kéo lưới thấy nặng tay, chắc mẩm lần này được nhiều cá, ngờ đâu, lưới kéo lên không có cá mà chỉ có một lưỡi gươm. Lê Thận mang về nhà cất giữ. về sau, chàng tham gia vào đội nghĩa binh của Lê Lợi. Lê Thận dũng cảm xông pha trận mạc, không sợ hiểm nguy. Một lần, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi. Căn nhà tối om nhưng góc nhà có vật gì đó phát sáng. Ông lại gần và cầm lên xem. Thì ra đó là lưỡi gươm mà Lê Thận đánh lưới được, trên có hai chữ "Thuận Thiên". Lê Lợi vẫn không biết đấy là báu vật.
Tên hồ Gươm có ý nghĩa ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Một lần, bị thua, Lê Lợi chạy vào rừng. Từ xa, ông nhìn thấy một vật gì đang phát sáng trên cây. Khi quân lính lấy xuống, hoá ra là một chuôi gươm. Chợt nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi đem chuôi gươm về. Hôm sau, quân tướng gặp nhau. Lê Lợi kể lại chuyện bắt được chuôi gươm cho mọi người nghe. Lê Thận bèn đem dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi. Thật kì lạ, chuôi gươm và lưỡi gươm vừa khít với nhau. Nghĩ đây là ý trời, Lê Lợi bèn sử dụng thanh gươm này trong các cuộc chiến. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy. Cục diện hoàn toàn thay đổi, quân ta mạnh như chẻ tre, quân giặc thì tan tác tơi tả như ong vỡ tổ. Cứ thế, địch thua ngày một nặng, cuối cùng phải rút quân về nước. Lê Lợi lên làm vua. Đất nước trở lại thái bình.
Một hôm, đang ngồi thuyền rồng dạo chơi hồ Tả Vọng, Lê Lợi chợt thấy một con rùa vàng nổi lên, đòi lại gươm thần về trả cho Đức Long Quân. Lê Lợi bèn rút kiếm ra, dâng trả. Rùa ngậm kiếm và lặn thẳng xuống nước. Từ đó hồ Tả Vọng còn có tên gọi là hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.
Tên gọi Hồ Gươm bắt nguồn như thế đấy. Bây giờ thì các bạn đã hiểu rồi, đúng không ? Truyền thuyết trên không chỉ giải thích tên gọi của Hồ Gươm mà còn ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đấy.
Chu Thuỳ Dung
(Trường THCS Lê Quý Đôn)
Từ khóa tìm kiếm
- su tich ho guom
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11