MẸ TÔI
Tôi nhớ như in trong tâm khảm hình ảnh và tấm lòng của mẹ tôi. Mẹ rất thương yêu tôi. Nhà tôi rất nghèo nhưng mỗi khi đi chợ về, mẹ thường mua quà cho anh em tôi mười quả trứng gà. Mẹ đem luộc lên và chia cho em trai tôi năm quả, tôi năm quả còn mẹ một quả cũng không ăn.
Sau này, mẹ sinh em gái, mẹ rất công tâm không thiên lệch về đứa con nào. Mỗi lần luộc trứng gà, mẹ chia cho em trai, em gái mỗi đứa được bao nhiêu quả thì mẹ cũng chia cho tôi như thế. Cha tôi nói với mẹ:
– Thằng Kiền nó lớn rồi, không phải chia phần cho nó nữa.
Mẹ tôi nói:
– Lúc còn nhỏ, Kiền nó đã chịu khổ nhiều. Bây giờ cần bồi bổ cho nó.
Khi cho tôi cái gì, mẹ thường hát nho nhỏ trong miệng bốn câu:
“Cây cải non non,
Ròng ròng nước mắt.
Mới hai, ba tuổi
Mẹ cha đã mất”.
Mỗi khi nghe mẹ hát, tôi có cảm giác mẹ đang khóc, nước mắt mẹ như chảy vào trong tim.
Mẹ rất hay kể chuyện. Mẹ thường kể những câu chuyện về mẹ khi mẹ còn ấu thơ. Mẹ kể: “Hồi nhỏ, mẹ sống với một bà dì. Nhà dì có nhiều em gái. Cuộc sống hằng ngày rất nhiều thiếu thốn, khổ cực nhưng dì rất công tâm. Dì rất thương yêu, chiều chuộng mẹ. Vì thế nên dì và chồng dì hay cãi nhau. Khi dì mất đi, mẹ rất ân hận vì mẹ chưa báo hiếu được cho dì…”.
Tôi nói:
– Mẹ, sau này con sẽ để cho mẹ hưởng phúc.
Mẹ như được an ủi, liền vui vẻ gật đầu nói:
– Được, con biết hiếu thuận như thế là tốt.
Tôi nhớ từ bé đến lớn, tôi chỉ bị mẹ đánh có một lần. Đó là vào năm tôi mười tuổi. Một hôm, vào buổi chiều, tôi không đi học mà mải miết chạy đi đuổi bắt chuồn chuồn. Khi về, mẹ cầm lấy túi sách của tôi và hỏi:
– Tại sao chiều nay con không đi học?
Tôi liền nói dối:
– Chiều nay nhà trường cho học sinh nghỉ học.
Mẹ nhìn tôi với ánh mắt nghiêm khắc nói:
– Mẹ vừa đến trường về. Thầy giáo còn hỏi mẹ tại sao chiều nay con không đi học?
Tôi chỉ biết cúi đầu. Mẹ giơ tay phát vào mông tôi mấy cái. Tôi khóc, mẹ cũng khóc theo. Thấy mẹ khóc, tôi rất lo lắng và ân hận. Từ đó về sau, tôi không bao giờ dám trốn học nữa.
Năm tôi mười lăm tuổi, cha tôi qua đời. Thế là gánh nặng gia đình dồn hết lên vai mẹ tôi. Ngày nào cũng như ngày nào, dù trời nắng hay mưa dầm gió bấc, mẹ đều phải dậy rất sớm để đi kiếm cơm nuôi anh em chúng tôi. Cứ như thế không bao lâu, mẹ tôi ngã bệnh.
Mỗi khi nghe mẹ hát, tôi có cảm giác mẹ đang khóc
Tôi nói với mẹ;
– Con không đi học nữa. Con ở nhà đi làm giúp mẹ nuôi các em.
Mẹ tôi nói:
– Không được, con phải đi học.
Tôi nói với mẹ:
– Nếu con không thi đỗ đại học thì có phải là tiêu tốn tiền một cách vô ích không hở mẹ?
Mẹ bảo tôi:
– Có văn hóa thì mới có sức mạnh trong cuộc sống. Con cứ đi học. Chẳng may thi không đỗ đại học thì mẹ cũng không oán trách con đâu!
Năm đó, tôi thi không đỗ đại học!
Mẹ khuyên tôi:
– Con cứ đi ôn tập sang năm thi lại.
Tôi rất xấu hổ và đau lòng. Mẹ nói thế nào tôi cũng không đi ôn thi để thi lại nữa.
Đến mùa tuyển quân, mẹ rất thương tôi nhưng dù không muốn cho tôi đi tham gia quẤn Đội thì cũng không được vì đó là nghĩa vụ.
Tôi nói với mẹ:
– Nhà ta khó khăn quá. Con còn ở nhà thì…
Mẹ bảo:
– Em trai, em gái của con đều đã lớn rồi, có thể giúp mẹ kiếm sống. Con cứ yên tâm mà đi. Nhưng nhớ là phải luôn viết thư về cho mẹ và các em biết tin.
Hôm tôi nhập ngũ, mẹ tiễn tôi. Mẹ dặn:
– Vào bộ đội con phải nghe theo lời thủ trưởng, phải phục tùng mệnh lệnh.
Mẹ lấy tay gạt nước mắt nói tiếp:
– Không được vì nhớ mẹ mà bỏ đơn vị về nghe chưa!
Xe chở tân binh từ từ chuyển bánh. Tôi nhìn thấy mẹ môi run bần bật, những giọt nước mắt đang lăn trên má mẹ. Khi mẹ giơ tay gạt nước mắt, tôi cảm thấy trái tim tôi như có ai đó bóp đến vỡ tung ra…
Sau khi tôi vào bộ đội, mẹ thường hay gửi thư cho tôi. Mẹ không biết chữ nên những bức thư gửi cho tôi, mẹ đều bảo em trai tôi viết thay. Trong thư, em trai tôi viết: “Mẹ rất công tâm anh ạ. Ngày nào mẹ cũng cầu nguyện cho anh…”. Nhưng tôi thì tôi nghĩ: “Đó không chỉ là công tâm mà là mẹ nhớ thương tôi”.
Một năm sau.
Một hôm, đại đội trưởng đưa cho tôi một bức điện báo. Nội dung viết: “Mẹ ốm nặng, về ngay”. Trong lòng tôi như có lửa đốt. Được phép, tôi tức tốc về nhà. Mẹ tôi đã hôn mê một ngày rồi. sắc mặt mẹ tôi xám xanh không còn một chút sinh khí.
Tôi ngồi bên giường gọi mẹ:
– Mẹ ơi! Con là Kiền đây. Mẹ tính lại đi!
Giống như được uống một liều thuốc nhiệm mầu, mẹ từ từ tỉnh lại.
Mẹ giơ bàn tay gầy guộc ra sờ vào mặt tôi và thều thào:
– Kiền đấy à con? Ừ, kỳ này, mẹ trông con béo ra đây.
Sau đó, mẹ bảo em trai tôi và em gái tôi:
– Các con đi ra ngoài một lúc. Mẹ muốn nói với anh Kiền mấy câu.
Khi em trai và em gái tôi ra ngoài, mẹ nói với tôi:
– Kiền con ơi, nay con đã khôn lớn rồi, mẹ không thể giấu con mãi được.
Con không phải là do mẹ sinh ra. Năm đó, nước lụt to lắm, mùa màng mất sạch cả. Cha mẹ phải chạy lụt. Khi nước rút, trên đường trở về, cha mẹ nhặt được con. Lúc đó, con mới hai, ba tuổi đang bơ vơ gào khóc giữa đường. Điều này, mẹ đã giữ trong lòng ngót hai chục năm nay…
Nói xong, mẹ nhắm mắt, trút hơi thở cuối cùng.
Tôi đứng lặng người đi, rồi tôi quỳ xuống chắp tay lạy mẹ. Nước mắt tôi ròng ròng như mưa…
NGUYỄN MẠNH TÙNG
(Dịch từ “Liễu Châu nhật báo”)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11