Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đề bài: Tìm và giải thích một câu tục ngữ tâm đắc để tham gia cuộc thi giải thích tục ngữ do trường tổ chức

(Chọn câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao)

I- MỞ BÀI

– Giới thiệu lí do trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói về đoàn kết.

– Dẫn câu tục ngữ sẽ giải thích.

II- THÂN BÀI

Câu tục ngữ này chứa đựng kinh nghiệm gì?

– Một cây: một là số ít. Một cây là ít cây. Hiểu theo nghĩa bóng là ít người.

– Ba cây: ba là số nhiều. Ba cây là nhiều cây. Hiểu theo nghĩa bóng là nhiều người.

– Chụm lại: tập hợp lại, dựa vào nhau, hình dung như chúng ta chụm đầu để đi tới sự thống nhất ý chí. Hiểu theo nghĩa rộng là đoàn kết nhất trí.

– Nên hòn núi cao: nên là thành, trở thành. Hòn núi cao là biểu tượng của sự trường tồn, bền vững, lớn lao.

– Nghĩa của câu tục ngữ này là: đoàn kết sẽ thành công lớn. Đó là một kỉnh nghiệm đã được đúc kết từ trong lịch sử dựng nước giữ nước và đấu tranh sinh tồn của cha ông ta.

mot cay lam chang len non - Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Đoàn kết là gì? Tại sao phải đoàn kết?

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận

– Là sự tập hợp thống nhất lực lượng, ý chí của nhiều người để đạt được mục đích đã định ra.

– Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh về vật chất, tinh thần để vượt qua khó khăn, kết hợp trí tuệ tập thể, có nhiều sáng kiến giải quyết công việc.

Phải đoàn kết như thế nào mỏi tạo nên được sức mạnh để “nên hòn núi cao”? Bè phái, “địa phương chủ nghĩa” có phải là đoàn kết không?

III- KẾT BÀI

Là học sinh, ta thực hiện đoàn kết như thế nào?

Thu Huyền

Từ khóa tìm kiếm

  • giai thich cau tuc ngu mot cay lam chang nen non ba cay chum lai nen hon nui cao