Đề bài: Nguyễn Trãi (1380 -1442) đã từng viết:
Nên thợ, nên thầy vì có học
No cơm, ấm áo bởi hay làm
(Bảo kính cảnh giới – bài 36)
Từ hai câu thơ trên, em rút ra được những suy nghĩ và bài hoc gì cho thanh niên
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
A. Gợi ý chung
– Trước hết học sinh phải hiểu được ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi từ đó bày tỏ ý kiến của mình về quan điểm sống và học tập của thanh niên hiện nay.
– Học sinh có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân nhưng phải phù hợp và đúng đắn với chuẩn mực xã hội, với xu thế chung của đất nước.
– Vận dụng linh hoạt các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng họp.
– Bài viết mạch lạc, bố cục rõ ràng.
– Lí lẽ, dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, có sức thuyết phục…
B. Gợi ý cụ thể
I. Mở bài
Cần có lời dẫn dắt hợp lí về Nguyễn Trãi để trích dẫn hai câu thơ, từ đó nêu vấn đề cần nghị luận.
II. Thân bài
1. Ý nghĩa hai câu thơ: Hai câu thơ rất ngắn gọn với hai vế đối xứng nhau, thể hiện quan hệ nhân quả rất rõ nét đã nêu được hai hoạt động căn bản của đời người.
– Câu 1: Tác giả khẳng định có được một nghề nghiệp vững chắc, có được thành công trong cuộc sống chính là nhờ quá trình học tập, rèn luyện.
– Câu 2: Tác giả tiếp tục khẳng định con người có được cuộc sống ấm no, đủ đầy là nhờ lao động, là do chăm chỉ làm việc.
2. Suy nghĩ về quan điểm sống và học tập mà hai câu thơ nêu ra:
– Nói “Nên thợ, nên thầy vì có học ” là bởi vì:
+ Học tập đem lại cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng tới thiểu để làm một nghề nào đó (nên thợ) hoặc rèn cho ta những kiến thức chuyên sâu để có thể truyền thụ kiến thức cho người khác (nên thầy).
+ Kiến thức của nhân loại là mênh mông và không ngừng phát triển, nếu chúng ta không học tập thường xuyên sẽ trở nên tụt hậu, khi đó cơ hội làm thợ hay làm thầy đều rất khó khăn…
+ Dẫn chứng thực tế, các câu ca dao, tục ngữ (Ví dụ.' Học ăn, học nói, học gói, học mở…). –
– Nói "No cơm ấm áo bởi hay làm” là bởi vì:
+ Của cải, vật chất không tự nhiên mà có, nó đòi hỏi con người phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí cả máu để kiến tạo ra.
+ Muốn có đời sống vật chất đủ đầy, nuôi sống được bản thân, gia đình và đóng góp một phần cho xã hội không còn con đường nào khác là phải lao động.
+ Nếu không lao động sẽ thiếu thốn về vật chất, tinh thần, dẫn đến nghèo đói và nhiều hệ lụy khác…
+ Dẫn chứng thực tế, các câu ca dao, tục ngữ (Ví dụ: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ…).
3, Bài học rút ra cho thanh niên:
– Học tập và lao động là tiêu chuẩn quan trọng của thanh niên thời đại mới.
– Xã hội hiện đại, khoa học, kĩ thuật phát triển nhanh như vũ bão. Thanh niên là lực lượng nòng cốt nếu không học tập tu dưỡng, phân đấu không ngừng sẽ bị đào thải (dẫn chứng)
– Cách học của thanh niên: tiếp thu tinh hoa của nhân loại, học tập theo yêu cầu của đất nước không vì nhu cầu hưởng thụ cá nhân… (dẫn chúng).
– Thanh niên là lực lượng trẻ khoẻ, đầy sức sống, phải tích cực lao động với tất cả trí tuệ và sức lục, không phung phí ăn chơi đua đòi… (dẫn chúng).
– Cách làm việc của thanh niên: chăm chỉ tích cực nhưng sáng tạo có ứng dụng khoa học kĩ thuật… (dẫn chứng).
4. Liên hệ bản thân
III. Kết bài
Khẳng định lại nội dung giáo dục sâu sắc của hai câu thơ và khái quát thành quan điểm sống, học tập, lao động của thanh niên trong thời đại mới.
Từ khóa tìm kiếm
- nên thợ nên thầy vì có học
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11