Nêu ý nghĩa và phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

Nêu ý nghĩa và phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy

Hướng dẫn

Một người, do bị đầy ra đảo mà phát hiện được dưa quý; một người, do hoàn cảnh khó khăn mà nghĩ ra cách làm bánh ngon. Người nhờ chim đánh rơi miếng mồi, người nhờ thần báo mộng. Nhưng nếu không có bàn tay, khối óc, nghị lực và niềm tin thì An Tiêm cũng không tìm ra được quả quý cho đòi và bánh của Lang Liêu làm sao được chọn để lê Tiên vương? Bánh ây đã đi vào phong tục dân gian và Sự tích bánh chưng, bánh giầy gắn liền vói một cái tên đẹp – một người sáng tạo văn hóa: Lang Liêu (…) Bánh đã được đích thân vua Hùng đặt tên một cách trang trọng giữa triều đình cùng với lời truyền ngôi cho Lang Liêu – người anh hùng văn hóa đã sáng tạo ra loại bánh làm bằng hạt gạo – sản phẩm của nghề nông. Bánh chưng, bánh giầy đa làm cho “nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi” và đi vào phong tục Tết Việt Nam từ những ngày ấy. Cho nên, tìm về Sự tích bánh chưng, bánh giầy không chỉ tìm về nguồn gốc những thứ bánh trong ngày Tết cổ truyền, mà chính là tìm về hồn thiêng cua dân tộc. Hương vị quê hương đất nước, ý chí của cha ông đọng lại trong câu chuyện dồi dào ý nghĩa này”.

Xem thêm:  Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc

“Bánh chưng, bánh giầy gói ghém những đặc sắc của nền văn minh của đất nước nông nghiệp, chứng tỏ tư tưởng, tình cảm, tài năng sáng tạo của nhân dân. Bánh tượng Tròi mịn và trắng, được làm bằng cơm nếp dẻo, giã kĩ, nặn khum khum như vòm trời. Còn bánh tượng Đất? Đâít có cây cỏ, đồng ruộng, núi rừng thì màu phải xanh xanh, hình phải vuông vắn. Gạo phải là yếu tố chủ yêu của bánh vì ở trần gian không có gi quý bằng lúa gạo. Trong bánh còn có thịt, nhân đỗ để lấy ý nghĩa đất nuôi dưỡng, ấp ủ cầm thú, cỏ cây. Gạo, thịt, đỗ là sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi. Lá gói bánh là lá dong ngoài vườn nhà.

Bánh chưng, bánh giầy chân chất, bình dị, thanh nhã. Có màu sắc. Có hương thơm. Và có phải có gì reo vui, náo nức ở từng màu sắc, hương vị ấy? Reo vui, náo nức vì đời sống ấm no, con người tự tạo ra hạnh phúc.

Nét độc đáo của bánh chưng, bánh giầy còn là hình dáng gắn vót quan niệm “tròi tròn, đất vuông” của người xưa. Bánh giầy tượng hình bầu trời, bánh chưng tượng hình mặt đất. cắt nghĩa như thế, cha ông bộc lộ cái nhìn và muốn chiếm lĩnh cái vũ trụ bao la. Hình dáng bánh chưng, bánh giầy cũng chứa đựng tấm lòng, tâm tình của con cháu tôn công lao của cha mẹ, tổ tiên như tròi, như đất. Bánh chưng, bánh giầy vui lòng hiếu dưỡng, ấm tình cảm con người.

Xem thêm:  Làm sáng tỏ nhận định: “Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình”

Bánh chưng, bánh giầy còn có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao nghề nông. Lang Liêu, nhân vật chính trong truyện, hiện lên như một người anh hùng văn hóa. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bây nhiêu.

Bánh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Phong tục ây mang biểu tượng về Trời, Đất, cầm thú, muôn loài, tài năng, tình cảm của nhân dân. Nhân dân ta đã xây dựng phong tục của mình từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa.

Qua nhiều thế hệ, hằng năm, cứ mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta, từ miền ngược đến miền xuôi, trên rừng cũng như dưới biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ây như làm sống lại câu chuyện đặc sắc và càng làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào trước nền văn hóa cổ truyền của dân tộc”.

Bùi Mạnh Nhị

GỬI BÀI LÀM CỦA BẠN CHO HOCBAIEDU@GMAIL.COM ĐỂ NHẬN THƯỞNG BẰNG THẺ CÀO ĐIỆN THOẠI HOẶC THẺ GAME NHÉ CÁC BẠN!

Nguồn: Vietvanhoctro.com