Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm trong xã hội hiện đại ngày nay
Bài làm
Bạn biết không? Chính sự triển nhanh như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ họ dường như không còn thân thiết như trước đây. Không khó để ta nhận thấy được con người dường như lãnh đạm, con người dường như không cảm xúc vì cuộc sống như quá bận rộn chiếm hết thời gian của chính họ. Có thể thấy được cũng chính với thái độ sống vô cảm, thái độ sống thờ ơ kinh đã hình thành lên căn bệnh mãn tính đó là bệnh vô cảm.
Bệnh vô cảm được hiểu như thế nào? Và từ đó khi ta hiểu được bệnh vô là gì? thì mới có thể đưa ra nhìn nhận cũng như đánh giá về căn bệnh này. Vì sao người ta lại gọi nó là một căn bệnh. Bệnh là một điều không ai mong muốn có và nó được sinh ra khi tích tụ rất nhiều điều không tốt từ trước đó. Bệnh vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, một thái độ sống như thật thờ ơ đối với cuộc sống. Con người dường nhưu cứ lạnh nhạt như thờ ơ với những người ở xung quanh chúng ta. Có thể nói rằng bản thân chúng ta không quan tâm, đồng thời cũng lại không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác nữa.
Nhất là khi hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì chính căn bệnh vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Chúng ta cũng cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, đồng thời xích gần hơn nữa, và rồi chính tình cảm giữa người với người. Đồng thời chính phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.
Có thể nói được rằng căn bệnh vô cảm này một khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bệnh vô cảm như còn bám rễ không chịu buông. Thực sự mỗi người cần có cách thức, đồng thời chúng ta cũng phải cần có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người. Không khó có thể nhận thấy bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Những người vô cảm học dường như không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, học cứ lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Đối với những người con xa nhà lâu ngày, họ dường như cũng lại bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm nhà lúc này đây thật đáng buồn vì nó dường như cứ cạn vơi theo năm tháng. Thế rồi chúng ta dường như đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất đấy, thật đáng buồn biết bao nhiêu. Điều đó thạt đáng trách, đáng giận thế nhưng nếu biết sửa chữa thì cuộc sống như thật đáng quý biết bao nhiêu. Chắc chắn rằng con người ai ai cũng sẽ có những lỗi lầm và quan trọng hơn là phải biết nhận sai và sửa chữa những sai lầm đó.
Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm
Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười nhất là khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Và trong mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, lại có những người khốn khó, biết trách ai được. Tôi được chứng kiến một cảnh có thực đó là khi hôm nay tôi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe SH mà trắng trông thật sang chảnh. Đôi vợ chồng đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt kẻ mua người bán tấp nập và họ cười nói rất vui vẻ. Bỗng nhiên thì họ bắt gặp một bà lão già với đôi mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép và mặc bộ quần áo trông đã cũ và đôi chỗ còn rách trông thật đáng thương. Rồi hai bà cháu ngã chiếc nón xin ăn nhưng đôi vợ chồng này lại có thái độ như cứ khinh khỉnh không quan tâm và rồi buông những câu không được hay lắm nói hai bà cháu là lừa đảo rồi câu “thóc đâu mà đãi gà rừng”,… thực sự đây là một thái độ vô cảm, họ như thờ ơ trước sự khó khăn, nghèo đói của người khác. Tuy cũng chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy thôi, thế nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.
Có lẽ rằng con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, đồng thời cũng lại biết chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Chúng ta như nhận thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể dang đôi tay ra để giúp đỡ một cách thực tâm được. Vì lối sống thơ ơ, thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất của chính mình. Thế rồi đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Cũng chính vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, đồng thời cũng phải biết yêu thương đồng loại. Cho dù con người ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm cho những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn. Có như vậy thì cuộc sống mới đáng sống, mới ý nghĩa.
Bệnh vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chung quy lại có thể nói được đó cũng chính từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Đồng thời cũng chính từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà họ dường như cũng đã lại quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh của chính bản thân mình.
Chắc chắn rằng căn bệnh vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Chính bởi vậy mà đối với mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Hãy luôn luôn nhớ rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, có được sống tốt đẹp hơn thế nữa.
Minh Vũ