Đề bài: “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học – nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới… Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều’’.
Theo Phrít-men, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005
Nghĩ về lời khuyên của Phrít-men vể vai trò cúa học phương pháp học đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại.
Gợi ý
I. Mở bài
– Nêu tầm quan trọng của phương pháp học tập, làm việc.
– Dẫn nguyên văn nhận định của Phrít-men.
II. Thân bài
– Giải thích kết hợp với so sánh để tìm ý nghĩa của nhận định:
+ Học có phương pháp là học như thế nào?
+ Học phương pháp học là học những gì?
Nghĩa của cả nhận định ra sao?
– Tại sao trong thế giới hiện đại, học phương pháp học là kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất?
+ Mục đích học?
+ Khối lượng kiến thức?
+ Vai trò của tự học?
– Ý nghĩa của luận đề:
+ Đề cao việc học có phương pháp?
+ Phê phán những lối học đã lỗi thời?
III. Kết bài
– Suy nghĩ riêng của bản thân, từ nhận định của Phrít-men?
– Cần bổ sung mở rộng những ý gì?
Bài làm
Ta đang sống trong một thế giới hiện đại – con người tiếp cận với khoa học kĩ thuật, vốn kiến thức trở nên vô hạn. Chúng đòi hỏi ở mỗi người chúng ta một trí nhớ tốt, một phương pháp học tốt. Nhưng trí nhớ con người là hữu hạn. Chính vì thế, một phương pháp học tốt là điều cần thiết -và quan trọng. Ý thức dược điều trên, bạn suy nghĩ gì về nhận định của Phrít-men: “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học — nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới… Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà có phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ thở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tường nhiều”. (Theo Phrít-men, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005)?
Đối với Phrít-men, học phương pháp là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp mới để làm những công việc mới.
Cuộc sống chứa đựng kho tàng kiến thức mà ta sẽ chẳng bao giờ lĩnh hội hết được. Vì vậy, đa số học sinh chỉ chuyên một môn học hay mỗi người chỉ chuyên một ngành, một loại công việc nhất định. Dù làm bất cứ công việc nào, con người cũng cần năng động, sáng tạo, học và rành rẽ phương pháp. Chẳng hạn, nghề nông là nghề truyền thống của nước ta, những người nông dân ngày ngày ra đồng trồng lúa cũng luôn luôn tìm hiểụ và cần phương pháp mới, từ việc cải tạo giống lúa đến các nông cụ sản xuất. Đó là những phát minh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng. Hay những người công nhân bình thường làm trong các nhà máy, xí nghiệp cũng phải luôn luôn tìm tòi và đưa ra những đề án, phương pháp mới để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hay tạo ra được những sản phẩm mới hơn.
Sống trong một xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng nâng cao — con người không ngừng lao động, lao động chân tay, lao động trí óc, muôn có hiệu quả, tất phải có phương pháp làm yiệc tốt. Phương pháp học sẽ là nền tảng vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo. Học phương pháp học giống như học những kĩ năng đầu tiên mà người thợ phải làm khi bắt tay xây dựng một toà nhà – tạo dựng nền móng kiên cố để xây các tầng lầu cao hơn. Học phương pháp học cũng thế. Nó tiếp bước cho sự thàng hoa những gì nâng cao hơn, khó hơn đối với bạn. Một học sinh khi đã có phương pháp học tất việc lĩnh hội kiến thức sẽ dễ dàng, việc học đối với họ không còn là gánh nặng đeo bám họ suốt mười mấy năm trời. Chính phương pháp học sẽ làm vũ khí lợi hại giúp họ tiến xa hơn trong tương lai.
Trái đất quay, cuộc sống quay và kiến thức cũng dồi dào thêm. Tất cả đều vận động không ngừng. Chính vì vậy, kiến thức mà ta có được ngày hôm nay sẽ mau chóng lỗi thời nhanh hơn ta nghĩ. Thế nên, nhu cầu cập nhập thông tin, thu thập kiến thức luôn luôn cần thiết. Song, không phải ai cũng đủ điều kiện để đến trường, đến lớp, dễ dàng tìm đến với internet, sách báo,… Vì thế, tự học là phương pháp tối ưu đối với nhiều người trong việc thu nhận kiến thức. Và, rõ ràng, chi những người có phương pháp học tốt mới thực sự thành công.
Tuy nhiên, để có phương pháp học tốt không phải dễ. Từ rất lâu, nhiều người vẫn có thói quen học vẹt, học tủ khiến cho không những việc thu thập kiến thức bị đóng khuôn mà sự sáng tạo cái mới, tự khám phá tri thức ở mỗi người cũng dần trở nên thui chột. Ngay trong nhà trường phổ thông, lốĩ học vẹt, học tủ vẫn còn khá nặng nề. Bởi vậy, mỗi một học sinh phải hết sức ý thúc về điều dó nhằm tìm kiếm cho mình cách học hiệu quả hơn trong bôi cảnh tri thức hiện đại đang bùng nổ.
Trên đời, mọi thứ đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, kiến thức và phương pháp học cũng liên quan mật thiết, thậm chí luôn song hành với nhau. Hãỳ thử nghĩ, nếu ta có phương pháp học nhưng lại thiếu kiến thức tất việc học cũng chẳng đến đâu. Trái lại, nếu ta có kiến thức mà thiếu phương pháp học thì không phải là vô ích sao!
Nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của phương pháp học, chúng ta nhất thiết phải thực hiện được một kết quả học tập tốt. Trên con đường tìm kiếm sự hiểu biết, nhận đinh của Phrít-men sẽ là bài học hữu ích cho mỗi chúng ta khám phá ra một cách học và phương pháp lao động tốt nhất.
Phạm Kim Anh
(Lớp 12, Trường THPT Ngô Quyền,
năm học 2008 – 2009)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh rất hay
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu [...]
Th11
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng rất hay
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác [...]
Th11
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân rất hay
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà [...]
Th11