Đề bài: Trong Tì bà hành, Bạch Cư Dị đã miêu tả nốt lặng của tiếng đàn rất hay. Qua bài thơ, hãy phân tích để chứng minh điều đó.
Bạch Cư Dị đã miêu tả nốt lặng của tiếng đàn rất hay qua bốn câu thơ trong “Tì bà hành”:
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ
Tiếng tơ lặng ngát bây giờ càng hay.
Tất cả cái hay, cái đẹp của nốt lặng đều chứa trong bốn câu thơ này. Trước đó là những nốt nhạc tươi sáng. Tất cả những âm thanh cao thấp đều muốn nói đến một thời con gái trẻ trung hứng khởi, đầy màu sắc của mùa xuân. Tiếng cao thấp có tính điểm xuyết cho nội dung tiếng đàn. Trong tiếng đàn có sự đối lập giữa các âm vực, nhưng tất cá đều hòa nhập vào cái ngây ngất của dòng suối xuân. Nó tạo ra sự hụt hẫng cho người nghe khi có sự đối lập của dòng suối xuân mát mẻ đó với những tảng băng lạnh ngắt. Cái âm khí lạnh lẽo của hiện tại đã át đi cái quá khứ tươi đẹp. Sự biến tấu dường như tạo ra hai cực đối lập. Bạch Cư Dị đã dừng lại để miêu tả nốt lặng. Trong nốt lặng ấy là vẻ sầu muộn thầm kín. Chính từ sự đối lập ngay trong cách cảm nhận tiếng đàn của mình, tác giả đã xác định:
Nước suối lạnh, dây mành ngừng đứt.
Từ lạnh làm cho tiếng đàn vang lên với nhiều âm sắc bỗng nhiên chết cứng lại, không còn “bay bổng tuyệt vời” nữa. Dường như lúc này, người nghe không muốn nghe nó mà muốn thoát ra khỏi cái ngột ngạt của âm khí nặng nề do tiếng đàn tạo ra. Do đó, “dây mành ngừng đứt” tuy kịp thời với nhu cầu của tình cảm lúc này của người nghe, nhưng vần tạo ra cho họ sự hụt hẫng, nuối tiếc cho một thời xuân sắc. Mức độ gợi của sự im lặng tăng lên biểu hiện qua sợi dây đàn, từ “ngừng” rồi “đứt” như bị thế lực nào đó, một bàn tay của định mệnh chặt ngang, chính vì thế mà:
Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ.
“Ngừng đứt” được lặp lại để nhấn mạnh, xoáy sâu vào sự phũ phàng của thực tế cuộc đời người ca kĩ lúc đó. Đã bị đè bẹp lại càng nặng hơn, từ đó mà “bặt tiếng tơ”, chẳng qua chỉ là kết quả của “dây mành ngừng đứt”
Động từ bặt chỉ mức độ im lặng của âm thanh bị nén lại, bị đông cứng trong một giới hạn nào đó giữa cái buồn thảm, nuối tiếc của người ca kĩ. Nó cùng với “ngừng đứt” như ngầm lên án một chế độ vô hình nhưng đầy quyền lực nào đó đã làm cho nàng bây giờ phải:
Ồm sầu mang giận ngẩn ngơ.
Lại tạo cho người đọc một sự ngạc nhiên mới. Giữa cái vẫy vùng muốn bật lên âm sắc của tiếng đàn, tâm hồn của người gảy lại không muốn điều ấy xảy ra. Chẳng lẽ nàng cũng muốn kìm ép nó lại để tưới nước mắt vào nỗi buồn âm thầm của mình? Buồn, sầu, giận đến ngẩn ngơ, ngơ ngẩn như muốn tìm kiếm, phát hiện một cái gì mới mà cũng như muốn tìm lại cái quá khứ xa xôi nhưng tất cả đều vô vọng. Hiện tại lại ngẩn ngơ, là sầu, nó át đi cái quá khứ tươi đẹp vừa mới dựng lên trên từng cung bậc. Nó kìm chế không cho tiếng đàn ấy cất lên. Có lẽ bây giờ người nghe mới thật sự hiểu được cái im lặng của tiếng đàn. Nó chất chứa sự mâu thuẫn giữa tiếng nhạc và người gảy, để từ đó khắc họa nỗi buồn thầm kín nhưng khi nỗi buồn đã được khắc lên thì mâu thuẫn ấy tan biến:
Tiếng tơ lặng ngắt, bây giờ càng hay.
Tiếng đàn lúc này tự nó đã lặng đi, lặng ngắt như thể không nghe một âm thanh gì khác lúc này. Dường như cây đàn đã hiểu được phần nào đó cái “ngẩn ngơ” hết sức tội nghiệp của người ca kĩ nên mới lặng ngắt như vậy. Nó khác cái “im bặt” (dường như là sự cấm đoán). Do đó, nốt lặng lúc này lại tình tứ hơn vì có tiếng đàn, vì nó diễn tả được cái “tâm” của người ca kĩ và cả cái hồnsức sống của cây đàn. Đây có thể coi như sự yên tĩnh giữa hai trận gió của một cơn bão để sau đó nổi lên dữ dội hơn. Nốt lặng đã tích tụ, chứa đựng những giọt nước mắt trên bờ mi để sau này, nước mắt trào tuôn. Cay đắng, phần uất cũng dồn nén trong sự lặng lẽ ấy:
Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh rất hay
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu [...]
Th11
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng rất hay
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác [...]
Th11
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân rất hay
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà [...]
Th11