Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Đề bài: Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…

Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in vẻ mặt buồn buồn, đôi mắt đăm chiêu nhìn rất xa xăm, và âm hưởng lời ru có cái mơ hồ, tiếc nuối của mẹ tôi lúc mẹ ru các em tôi bằng bài ca ấy.

Lúc đó, tôi không hiểu gì lắm về nghĩa bài ca dao, vì như người ta thường nói, chữ nghĩa của bài hát ru, là câu chuyện của người lớn. Nhưng giai điệu của nó đã nhẹ cuốn trôi đi đến một xứ sở xa xôi, nơi ánh sáng chan hoà cùng nước mắt…

Bây giờ thì tôi đã hiểu, nơi ấy là cuộc chia tay của hai người bất hạnh, đã vĩnh viễn không còn có nhau. Họ đang ngỏ lòng, đang tán tỉnh, đang dằn vặt mình và trách cứ người.

Mặc dầu vậy, khoảng cách họ cứ rộng dần, xã dần, nhạt nhoà màu vô vọng.

Mỗi lần đọc lại bài ca dao, tôi lại cố lắng nghe, trong âm hưởng nhức nhồi của nó, thêm một lần, để hình dung rõ hom, gương mặt giọng nói của hai con người, mà nỗi bất hạnh chẳng thua kém gì nhau.

1. Lời chàng trai:

Trèo lên cây bưởi hái hoa 

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nỏ ra xanh biếc, 

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

Chàng trai miêu tả hay đang tự bạch?

Một nhành hoa bưởi trắng, một nụ tầm xuân xanh, một hàng bưởi, một vườn cà… không gian ấy dân dã, thuần phác, gần gũi biết bao! Nhưng có cái gì vu vơ khó cắt nghĩa trong những động tác: trèo lên, bước xuống, hái hoa, hái nụ của chàng?

Phân tích ca dao, nhiều khi phải nhờ đến sự chi viện của các hệ thống ngoài văn bản, nghĩa là phải liên hệ đến các chi tiết, hình ảnh cùng loại. Nêu liên hệ đến các động tác tìm hoa, hái hoa trong:

– Cúc mọc bờ giếng cheo leo,

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh Kí” của Nguyễn Du

Đố ai dám chèo hái cúc mà chơi!

(Ca dao)

– Anh đến tìm hoa thì hoa kia đã nở,

Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông.

Đến em, em đã lấy chồng …

(Ca dao) 

Ta sẽ thấy hái hoa, hái nụ trong bài ca dao trên là những động tác trữ tình nhằm diễn tả một sự tìm kiếm, chiếm lĩnh, một khát vọng vươn tới cái đẹp, vươn tới tình yêu của nhân vật. Cái vu vơ trở thành cái có nghĩa.

nu tam xuan - Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc…

Cũng như vậy hoa đang nụ hay hoa đã nở, là cả một vấn đề hệ trọng với người tìm hoa, khi đã có cách nói: “Gió đưa bông cúc bông trang, bông cúc về nàng, bông nở về anh”.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc… cái duyên thầm dưới đây còn phong kín, cái đẹp mới đây cần phong kín, cái đẹp mới đây còn thuộc về nó, bỗng chốc bị phô diễn, bỗng chốc thuộc về ai. Chàng trai đã đến muộn – Em đã có chồng – không tiếc làm sao được! Sự muộn màng dành cho anh không phải một lần, mà ít nhất đã hai lần, không buồn sao được! Cái buồn, cái tiếc thương đã được nói thẳng, không có gì mà bàn cãi nữa.

Nhưng vẫn còn một điều lạ: Sao nụ tầm xuân trong bài ca sao lại nở ra xanh biếc?

Trong thực tế, hoa tầm xuân không có màu xanh. Sách thuốc Nam của ông Lê Trần Đức chép rõ đặc điểm nổi bật của hoa tầm xuân: Hoa nhỏ, màu đỏ, trắng hay hồng… Có cái phi lí trong sự chuyển đổi màu sắc ở đây. Sự phi lí này gợi nhớ một sự phi lí đã trở thành nổi tiếng trong mộ bài ca dao đôi đáp:

– Hoa cúc Vàng nở ra hoa cúc Tỉm,

Em có chồng rồi trả yếm cho anh!

– Hoa cúc Vàng nở ra hoa cúc Xanh.

Yếm em, em mặc, yểm gì anh, anh đòi? 

Vậy ra, cái sắc màu xanh biếc ở đây là sắc màu của thái độ, của tâm trạng, sắc màu của ảo giác?

Xem thêm:  Thơ Nhật kí trong tù đậm đà màu sắc cổ điển, mà vẫn thể hiện sáng ngời tinh thẩn thời đại

Từ biếc, trong tri giác ngôn ngữ của người Việt, ngoài nghĩa từ vựng, còn có một nét nghĩa tu từ. Biếc là xanh, nhưng còn ánh lên một cái gì đó. Như làn khói biếc trong mắt Thúc Sinh, khi anh chàng thoát khỏi sự kiểm soát của Hoạn Thư, về lại với Kiều; hay cái sắc biếc trong mắt nhà thơ Thi Hoàng: Nắng tần ngần trên nón trắng chênh chao. Nghe gót bước biết lòng biêng biếc lắm… chẳng hạn.

Cho nên, cái màu xanh biếc, rất có thể đã ánh lên ba bức thông điệp mà chàng trai tiếp nhận được: 1 – Hoa đẹp đến mê hồn ; 2 – Sự muộn mằn dẫn tới li biệt; 3 – Một sự khơi trêu.

Về âm điệu, chữ biếc trong câu này bắt vận với chữ tiếc ở câu dưới, nghe nhức nhối mà sắc lẹm như dao cau, bỗng vút lên trong cái âm hưởng mênh mang trầm tư theo lối khúc ngâm của cả đoạn thơ.

2. Lời cô gái

Ba đồng một mớ trầu cau 

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? 

Bây giờ em đã có chồng 

Như chim vào lồng như cá cắn câu 

Cá cắn cậu biết đâu mà gỡ 

Chim vào lồng biết thuở nào rá.

Ta tự hỏi, tại sao cô gái đáp thẳng thừng quá như vậy, và sao có cái gì trách móc trong giọng điệu của cô? Ba đồng một mớ, mấy chữ ấy vang lên bất ngờ như một bàn tay mạnh bạo lay giật cái con người đang ngủ mơ, đang ngơ ngẩn, kéo chàng, và kéo cả chúng ta về với thực tại nghiệt ngã của chợ đời, với phong tục. Thực tại được dựng lên như một tường thành kiên cố không gì chối bỏ được. Mớ trầu cay được nhắc đến như là ranh giới giữa xưa và nay, tự do và ràng buộc, may và rủi, dữ và lành trong cuộc đời tình duyên của cô gái. Xưa, những ngày còn không, ranh giới đó mỏng manh đến nỗi chỉ cần một cái hích rất nhẹ – trọng lượng ba đồng – là anh có thể cứu cô. Nay, ranh giới đó thành bất khả xâm phạm.

Xem thêm:  Đề thi HSG :Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo

Sao anh chằng hỏi những ngày còn không? Mấy tiếng những ngày còn không, nghe như một hồi ức xa xăm, chỉ còn là vang bóng. Trong lời trách có chút ngẩn ngơ tiếc nuôi không kìm lại được.

Thực ra, cũng khó đoán chắc rằng, cô gái có tình ý với chàng trai hay không, và cuộc sống hiện thời của cô có may mắn, hạnh phúc hay không?

Nhưng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ chim vào lồng, cá cđn cáu cho biết cô không toại nguyện với thực tại, cô thèm khát tự do, cô sẵn sàng làm lại cuộc đời nếu có thể. Nhưng sự ràng buộc của đạo lí, tiếc thay, lại nghiệt ngã đến nỗi chuyện làm lại từ đầu, mơ hồ ngay từ trong ý định: biết đâu mà gỡ? ; biết thuở nào ra? – câu hỏi láy lại hai lần thành lời tuyệt vọng.

Điều đó, dầu sao cũng là một bài học đáng nhớ đời đối với những ai chậm chân, lừng khừng, thiếu quyết đoán, và những ai không có được quyền tự do trong tình yêu và hôn nhân.

Lời chàng trai là lời tiếc nuối, lời cô gái là lời giải bày, bi thương. Trong sự tương hợp của kết cấu đối đáp của bài ca dao, ta còn nghe thấy tiếng nói cam thông cùng đôi lứa của tác giả dân gian…

Không hiểu vì sao, từ lúc nào, tôi cứ muôn tin rằng, nếu cô gái trong bài ca dao này có được cái quyền tự do lựa chọn, tự do định đoạt lấy cuộc đời mình, thì cả cô và chàng trai ngưỡng mộ cô, sẽ không bao giờ phải tiếc nuối dằn vặt như chuyện đã xảy ra.

NGUYỄN THÀNH THI 

(Tạp chí Nha Trang số 11- 1992, tr. 87, 88)