Ở hiền nhất định sẽ gặp lành” là triết lí của truyện cổ tích thần kì

Đề bài: “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành” là triết lí của truyện cổ tích thần kì. Em nghĩ gì về cách kết thúc có hậu đó.

Trong mỗi chúng ta, ai lại không một lần được lắng nghe bà kể chuyện, những câu chuyện luôn luôn được mở đầu hết sức nhẹ nhàng và lắng sâu ngày xửa, ngày xưa… để từ ấy, biết bao điều kì ảo, thơ mộng dần dần như thể hiện trước mắt ta. Chúng ta đã tìm thấy trong lời kể của bà, những cô Tấm, những anh Khoai hiền lánh chất phác nhưng gặp nhiều bất hạnh. Tuy nhiên, các câu chuyện cổ ấy luôn thể hiện sự công bình. Vâng, đúng thế: Truyện cổ tích thần kì thể hiện người ờ hiện nhất định sẽ gặp lành.

o hien gap lanh - Ở hiền nhất định sẽ gặp lành” là triết lí của truyện cổ tích thần kì

Ở hiền nhất định sẽ gặp lành” là triết lí của truyện cổ tích thần kì

Cùng đi sâu để làm sáng tỏ nhận định ấy, chúng ta lại sẽ hiểu thêm về cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích.

Vậy ở hiền là gì? Có phải đó là nói về những người lao động hiền lành tốt bụng và chăm chỉ, không hề nghĩ tới việc hại người. Thế còn gặp lành đó là gặp những điều may, điều phúc, mà nhiều điều tốt đẹp ấy nhất định sẽ đến với người ở hiền. Chắc hẳn, chúng ta không quên được một cô Tấm siêng năng, chịu khó bên người người dì ghẻ cay nghiệt. Như thế, Tấm là người ở hiền, thế sao Tấm lại gặp nhiều đau khổ? Một điều tất yếu của xã hội: người ác thì lúc nào cũng ghét những người hiền. Và ở đây Tấm bị dì hành hạ hết sức tàn nhẫn, qua biết bao gian lao. Nhưng rồi cuối cùng, Tấm bị dì hành hạ hết sức tàn nhẫn, qua biết bao gian lao. Nhưng rồi cuối cùng, Tấm lại sống trong hạnh phúc, sung sướng. Đấy là một chân lí của người xưa, nó thể hiện ý thức của con người thời trước. Những người thật thà như Tấm dù qua nhiều khó khăn nhưng rồi họ sẽ gặp lành, sẽ gặp phúc lớn. Đó chính là phần thưởng mà truyện cổ tích đã tặng cho họ một cách xứng đáng!

Xem thêm:  Suy nghĩ về hai tiếng "gia đình"

Cũng như Tấm, anh Khoa một anh nông dân đi ở rể cho nhà giàu – người hiền lành là thế, vậy mà, anh cũng bị bất công đè nén. Nhưng rồi, chân lí vẫn là chân lí. Anh được sống trong vui sướng, hạnh phúc bên cô út – dù anh đã phải tìm kiếm qua bao khó khăn để có cây tre trăm đốt.

Có những kẻ ác? Dĩ nhiên, học cũng được thưởng đấy. Nhưng là phần thưởng trái với người ở hiền. Thật thế, trong trí tưởng tượng của người xưa, mọi hành động, suy nghĩ, việc làm đều có giá của nó, cái hâu sau cùng ấy tốt hay xấu tuỳ thuộc vào ý nghĩa, hành động của chính họ.


Và chính chúng ta đã thấy, có mặt qua hai truyện tiêu biểu trên, là hình ảnh ông Bụt chuyên làm các việc phúc lành. Ồng mang đến cho những người đau khổ niềm vui sướng, ông như cơn mưa mát lành rào rào đổ xuống trên cây xanh. Thực vậy, hình ảnh Bụt chính là hình ảnh của người cầm cán cân công lí, ông hiện lên trong lúc bị áp bức, lừa gạt như đang mất hạnh phúc và niềm tin vào cuộc đời. Ông hiện đến như khẳng định thêm lí tưởng trong niềm tin của nhân dân ở hiền thì nhất định sẽ gặp lành.

Cái kết thúc có hậu này như một dòng suối đối với người đang đi trên sa mạc. Họ, những người bất hạnh – luôn có một sự tin tưởng vững chắc vào tương lai, vào công bằng. Tuy rằng cũng có lúc họ khóc lóc một cách tuyệt vọng, nhưng những lúc ấy, nhân dân – hiện đến giải thoát họ khỏi hoạn nạn khổ sở. Điều này chính là một niềm khát khao của người xưa, họ mơ ước trong cuộc sống sẽ không có bất công, con người sẽ luôn được sống xứng đáng với những gì mà họ mang đến cho xã hội, cho mọi người. Đúng như thế, cô Tấm có bao giờ muốn làm điều gì xấu cho ai, ngay cả đứa em xấu bụng, anh Khoai sống trong lao động cực nhọc có bao giờ kêu ca phàn nàn, người em trong truyện Cây khế thật chăm chỉ, hiền lành, tốt tính. Vì họ biết việc họ làm, cố làm để mang đến cho mình sự yên lành, hạnh phúc. Niềm khao khát của người xưa cũng là sự ước mong của chúng ta ngày nay. Mong sao không có ngưởi quá khổ trong xã hội, mong sao những kẻ ác sẽ không có đất để phát huy bản tính của họ và mong sao mọi người làm việc và sống bằng chính công sức của mình. Cũng như ngôi vị hoàng hậu của Tấm, ngôi vua của Thạch Sanh, hoặc việc lấy được vợ của anh Khoai là chính công sức, phẩm chất, trí tuệ của họ. Ngày nay, nghe lại các câu chuyện ấy, chúng ta còn thương cảm sâu sắc với những nhọc nhằn mà người ở hiền đã phải gánh chịu, thì ngày xưa ông cha ta đã có một niềm thương xót mà đòi hỏi sự bình đẳng trong xã hội đến đâu? …

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện Internet

Chúng ta ngày nay, được lớn lên, phát triển từ niềm tin ngây thơ lành mạnh, tươi đẹp của ông cha ta từ xưa. Lẽ tất nhiên, chúng ta phải biết trân trọng những suy nghĩ không hề vụ lợi của thuở ấu thơ nhân loại và phải biết thực hiện những ước mơ ấy của người xưa, phải làm sao trên đời không còn những cô Tấm với nét đẹp của tính tình, mà phải gánh chịu đau khổ, bất công của xã hội. Làm sao chúng ta có thể chịu được một ông phú hộ giàu có sống trên sự lao động nhọc nhằn sớm tối của anh Khoai? Cho nên, đúng là truyện cổ tích thần kì thể hiện người ở hiền nhất định sẽ gặp lành và không chỉ ở người xưa mà chúng ta ngày nay cũng mong muốn và phấn đấu để có được chân lí ấy! …  

LÊ THỊ TINH ANH 

(Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong) 


Từ khóa tìm kiếm

  • phân tích truyên cây khế