Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm rất hay

Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm

Có thể nói rằng cùng với các nhà thơ thế hệ chống Mỹ lúc bấy giờ thì tác giả Nguyễn Khoa Điềm cũng đã hướng ngòi bút của mình đến một chủ đề lớn lao của thơ ca đương thời đó chính là hình ảnh đất nước. Nếu như ta bắt gặp hình ảnh “Đất nước” trong thơ của Nguyễn Khoa Điều đâu chỉ có mất mát, đâu chỉ có cảnh sơn hà hiện lên thật hùng vĩ cơ chứ. Hình ảnh đất nước còn được nhà thơ cảm nhận thấy được một sự trọn vẹn thông qua những suy nghĩ, tình cảm của Nguyễn Khoa Điềm. Tất cả nội dung của trường ca “Mặt đường khát vọng” đặc biệt là đoạn trích “Đất nước” được xem chính là một định nghĩa đủ đầy nhất về đất nước. Thông qua đó đã thể hiện được sự sâu sắc của một tư tưởng cốt lõi của Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi gắm đến chúng ta đó là tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

Ngay từ phần mở đầu bài thơ là lời tâm tình sâu lắng mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm như khéo léo đưa ta về với cội nguồn của đất nước. Sau đó bắt đầu định nghĩa hình ảnh của đất nước.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa

Ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất nước có từ ngày đó…

Có thể nhận thấy được trong chính đoạn thơ này của Nguyễn Khoa Điềm có thể thấy rằng hình ảnh đất nước không phải là cái gì trừu tượng, hay là một điều gì đó xa xôi mà đất nước chính là những gì thân thuộc và gần gũi với mỗi con người chúng ta nhất. Hình ảnh đất nước có trong câu chuyện ngày xửa ngày xưa, trong miếng trầu của bà ăn, hình ảnh đất nước có trong dáng tre bất khuất kiên cường, cos trong những phục tục tập quán. Chưa hết, hình ảnh đất nước lại còn có trong hạt gạo nấu những bữa cơm hàng ngày… tất cả dường như cũng đã đều hiện hình lên một đất nước Việt Nam anh hùng, một đất nước Việt Nam tình nghĩa, giản dị mà thân thương nhất. Thông qua cách giới thiệu này đây có thể nói là một định nghĩa về đất nước hoàn toàn mới mẻ và hoàn toàn thiết thực nhất, rõ ràng nhất từ trước đến nay.

Xem thêm:  Hình ảnh người mẹ qua ca dao

Với tác giả Nguyễn Khoa Điềm thì hình ảnh “đất nước” không chỉ là những khoảng giới hạn hạn hẹp về không gian địa lý mà ở đây nó còn có chiều dài thời gian lịch sử và thêm với đó chính là chiều sâu văn hóa. Chưa dừng lại ở đó thì ông còn phát hiện ra rằng đất nước còn chính là tình yêu đôi lứa, đất nước có trong tình yêu của đôi lứa mặn nồng, sâu sắc;

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…

Nguyễn Khoa Điều bắt đầu bóc tách và phân tích Đất Nước bằng cách chiết tự. Tác giả phân tích Đất và Nước tách riêng, nhau ra. Mỗi phần đều tượng trưng cho những điều gần gũi nhất. Hình ảnh “Đất” chính là nơi anh đến trường còn với Nước chính là nơi em tắm hàng ngày. Thêm một cách thể hiện mới mẻ nữa thì khi ta hò hẹn thì lúc đó Đất Nước lại thành một đôi trọn vẹn thì cũng như đất nước gộp lại vẹn tròn nhất. Chính với phát hiện mới mẻ này mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã chỉ ra cho người đọc nhận thấy được hình ảnh Đất nước không chỉ bên ta, xung quanh ta và còn có cả ở trong mỗi chúng ta không bao giờ phôi pha.

phan tich bai tho dat nuoc cua tac gia nguyen khoa diem rat hay - Phân tích bài thơ Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm rất hay

Phân tích bài thơ Đất nước

Dưới phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm thì hình ảnh đất nước là nơi khởi đầu cho những câu chuyện xa xưa. Đất Nước cũng lại bắt đầu từ chính những câu ca dao tục ngữ, xuất hiện trong những điển tích điển cố và tất thảy mọi sự sinh thành. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Khoa Điềm lại lấy hình ảnh “con chim phượng hoàng”, hình “núi Bà Đen, Bà Điểm”, “Lạc Long Quân Âu Cơ” là những minh chứng cho đất nước hào hùng nghìn năm văn hiến, đẹp đẽ nhất của chúng ta. Bởi theo thi nhân thì khi nhớ về đất nước cũng chính là nhớ về cội nguồn, mỗi người chúng ta muốn yêu đất nước thì phải hiểu được vì sao chúng ta được sinh ra. Chính vì thế mà hình ảnh đất nước trong ý niệm của Nguyễn Khoa Điềm còn là sự tiếp nối truyền thống thông qua những đoạn thơ sâu sắc sau:

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước

Đã có biết bao thế hệ cha ông ta dường như cũng đã ngã xuống để boa vệ đất nước, như bảo vệ núi sông bờ cõi. Thông qua đây ta nhận thấy được đó cũng chính là cả một chiều dài lịch sử hào hùng rất tự hào của dân tộc ta. Có lẽ chính vì thế, con cháu đời sau phải đảm nhận nhiệm vụ đó chính là phải tiếp tục gìn giữ truyền thống tốt đẹp đó của ông cha ta. Chính rruyền thống yêu nước, truyền thống thương nòi, sẵn sàng chiến đấu để bỏa vệ non sông, đất nước cho những thế hệ về sau. Và khi ta nhắc đến cho đến hôm nay đi chăng nữa thì hình ảnh trong và em nữa thì lại đều có một phần đất nước ở trong đó. Thực sự chính phần đất nước ấy là phần máu thịt, nó đồng thời cũng chính là một phần trách nhiệm phải giữ gìn và xây dựng. Chính phần tình yêu để bảo vệ đất nước cho con cháu mai sau.

Xem thêm:  Ý nghĩa cuộc sống

Chúng ta cần phải tự hào, giữ gìn hình ảnh đất nước bởi ở đó lại có những người đã không quản ngại thân mình hy sinh cho đất nước mình và chính họ lại là những làm nên đất nước thể hiện qua đoạn thơ:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Khi nhắc nhớ đến 4000 năm lịch sử của đất nước Việt Nam ta, tác giả Nguyễn Khoa Điềm không hề kể về những vương triều, mặc nhiên cũng không nói về những người anh hùng nỏi tiếng lừng lẫy mà được lịch sử ghi danh mà ông lại nhấn mạnh những con người làm ra đất nước. Những người làm ra đất nước chính là biết bao nhiêu người bình dị và vô danh. Tất cả họ đã làm ra đất nước, họ đã cố gắng gìn giữ và truyền lại hạt lúa, ngọn lửa, truyền lại tiếng nói, ngôn ngữ cho đời sau. Hơn hết chính con người vô danh làm nên đất nước bao năm qua đã giúp tác giả khẳng định một chân lý đúng đắn:

Đất nước này là đất nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại

Người đọc cảm nhận thấy được chính với câu thơ sau thì có hai vế song song nhân dân – đất nước. Điều này dường như lại càng khẳng định đất nước chính là kết tinh những giá trị tinh thần cao quý nhất, đẹp đẽ nhất ở trong đời sống trí tuệ và tình cảm của nhân dân. Qủa thực chính những giá trị ấy đã kết tinh lại trong những câu ca dao, tục ngữ kết tinh lại ở trong những câu chuyện thần thoại cổ tích của cha ông ta để lại. Nguyễn Khoa Điềm khi định nghĩa về đất nước đến đây vừa giản dị nhưng cũng vừa lớn lao, sâu sắc gửi đến cho mỗi người một sự suy ngẫm đặc biệt nhất.

Xem thêm:  Soạn bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thế rồi hình ảnh đất nước đã được khẳng định là của nhân dân và cũng là của anh, của em, và của mỗi người dân Việt ta:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời

Có thể nhận thấy chỉ với đoạn thơ thân tình như một lời nhắn nhủ thiết tha, một tình cảm thật sự chân thành. Thông qua đây ta nhận thấy đó chính là sự sống của con người chúng ta cũng không chỉ do cha mẹ sinh thành mà còn vì chính đất nước nuôi dưỡng mới thành. Có lẽ chính vì thế mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm gìn giữ, đồng thời cũng phải phát triển nó và truyền lại cho những thế hệ tiếp theo noi theo.

Thông qua đoạn trích “Đất nước” ta nhận thấy được hình ảnh đất nước được xem là một đề tài, một nguồn cảm hứng chủ đạo của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đáng nói hơn là tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức sâu sắc vai trò và thêm nữa đó là một sự đóng góp to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh trường kì và vô cùng ác liệt của dân tộc. Có lẽ chính vì thế mà tư tưởng đất nước của nhân dân từ trong văn học truyền thống dường như đã được người nghệ sũ phát triển đến đỉnh cao, mang tính dân chủ sâu sắc khác hẳn với những tác phẩm viết cùng đề tài lúc đó. Để giúp cho bài thơ sâu sắc không thể không nói đến chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn, tác giả còn biến đổi linh hoạt đầy sáng tạo chính là nét đặc sắc thẩm mĩ và thống nhất với tư tưởng hiện đại của bài thơ là “đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”.

Minh Nguyệt