Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh rất hay

Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh

Bài làm

Từ xưa đến nay thì hình ảnh trăng được biết đến chính là một nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân. Có lẽ chính vì thế mà hình ảnh trăng cũng chính là một đề tài lớn của thi nhân trong thơ văn. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh – một người suốt cuộc đời hiến mình cho cách mạng, cho sự ấm no của nhân dân. Với Người thì Người luôn coi trăng là một người bạn tri âm, tri kỷ.

Bài thơ "Ngắm trăng" được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt đó chính là cảnh giữa chốn lao tù tâm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch. Khi đó thì thi sĩ – người tù tay bị xách còn chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng người chí sĩ đó như cũng cứ thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng thật trọn vẹn biết bao nhiêu:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

(Trong tù không rượu cũng không hoa)

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Người đọc sẽ cảm nhận ngay được với câu thơ mờ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt cho dù trong ngục không có rượu cũng không có hoa. Thêm với đó thì câu thơ thứ nhất chính là một câu thơ tả thực nói về hoàn cảnh của nhà tù. Ở trong tù tuy không có rượu cũng chẳng có hoa mà chỉ có bốn bức tường lạnh lẽo. Chỉ với từ “ngục trung” thôi khi vang vọng lên cũng đủ khiến người ta như cảm thấy thật chua xót biết bao nhiêu. Hoàn cảnh nhà tù thì làm gì có rượu với hao, đến cuộc sống sinh hoạt còn khó khăn, chưa kể sẽ bị tra khảo. Rượu và hoa vốn là những thứ để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ từ xưa đến nay. Và việc uống rượu, ngắm trăng cũng chính là một trong những chuyện thường tình thế nhưng trong tù thì phải chấp nhận hoàn cảnh khó khăn đó. Chính trong hoàn cảnh lao tù này cho dù không rượu, không hoa thì tiếp đến câu tiếp theo Bác cũng đã thốt lên “Cảnh đẹp hôm nay khó hững hờ”. Với cảnh đẹp như thế thì trong người cứ vẫn có cảm hứng thật dạt dào, nồng đượm như khiến cho người thi nhân muốn ngắm trăng.

Xem thêm:  Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay lễ Tết

Thực sự, chính với tâm trạng này giúp người tù thoát khỏi cảnh trạng u ám của mình. Tác giả – tù nhân dường như quên hết mình là tù nhân khi đối diện với trăng. Khi đó Người nhìn trăng như nhìn một bạn thân, nhìn trăng giống như một khách cũ ghé nhà, và ái ngại tạ lỗi cùng trăng lại còn phân trần cùng trăng vì cảnh ngục tù không có rượu, có hoa. Câu thơ này dường như cũng đã thể hiện được một niềm xao xuyến như thật rạo rực biết bao nhiêu khi đứng trước vẻ đẹp của ánh trăng.

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

phan tich bai tho ngam trang cua nha tho ho chi minh rat hay - Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh rất hay

Phân tích bài thơ Ngắm Trăng

Thế nhưng với phong thái tác giả Hồ Chí Minh cũng cứ vẫn thật là ung dung khi tự nhận mình là "thi gia". Lúc này người thi nhân không còn nhớ cảnh ngục tù tối tăm mà đã coi trăng giống như người tri kỷ cứ chiêm ngưỡng nhau, trân trọng nhau luôn biết chia sẻ với nhau cho dù trong lặng thầm, trong yêu thương.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thờ

Hồ Chí Minh như cứ lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Thêm với đó là bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông. Lúc đó thì Bác thả hồn theo ánh trăng và đồng thời Bác cũng đã lại gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thi thoảng đâu đây lời thì thâm tâm sự về một nỗi lòng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Rồi ánh trăng như nhòm khe cửa để thấy nhà thơ. Thực sự khi đứng trước thực tại thì sự hiện diện của trăng thật đẹp biết bao nhiêu. Ánh trăng như đã xua tan đi tất cả mọi thứ tăm tối nơi ngục tù và làm nổi bật lên hình ảnh của người thi nhân.

Xem thêm:  Lập dàn ý kể chuyện Cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ

Hồ Chí Minh đã hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác. Nhất là trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Xuyên suốt bài thơ, không có một âm thanh cũng không hề có một tiếng động nào dù là nhỏ. Chính với sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật kia đã khiến cho hình ảnh của Bác – người thi nhân – chiến sĩ đẹp biết nhường nào. Đó là một tinh thần thép luôn biết vượt qua khó khăn hướng đến cái cao cả, tốt đẹp hơn.

Tóm lại với bài thơ “Ngắm trăng” là một bài thơ hay, thông qua đó ta nhận thấy được bài thơ tạo dựng cho chúng ta cảm nhận thấy được nghị lực tuyệt vời, sau sắc về đạo đức cũng như phẩm giá của một vị lãnh tụ luôn yêu nước, thương dân. Cho dù thực tại khó khăn nhưng vẫn luôn hướng đến những điều tốt đẹp nhất.

Minh Vũ