Phân tích bài thơ Ông Đồ của tác giả Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ Ông Đồ của tác giả Vũ Đình Liên

Bài làm

Nhà thơ Vũ Đình Liên để lại cho đời một khối lượng tác phẩm không lớn thế nhưng chỉ với bài thơ “Ông đồ” thì đã khiến cho tác giả có một vị thế đứng vững chắc trong nền thơ ca Việt Nam. Bài thơ đã thể hiện được một niềm thương came vô cùng sâu sắc cho một lớp người đồng thời bày tỏ một sự nuối tiếc một truyền thống vô cùng đẹp đẽ của dân tộc.

Ngay từ phần mở đầu bài thơ Ông đồ hình ảnh đã xuất hiện trong dòng suy tưởng, hoài niệm của tác giả Vũ Đình Liên:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Người đọc có thể cảm nhận thấy được cấu trúc của đoạn thơ lại cho ta thấy ông đồ chính là 1 hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam cứ mỗi khi Tết về. Màu hoa đào đã thắm thì lúc đó hình ảnh ông đồ bày giấy đỏ, mực viết ở bên phố không còn gì xa lạ nữa. Thực sự chính cảnh đông vui, sự náo nhiệt ngày Tết đã khiến cho hình ảnh bức tranh xuân thêm vui tươi, chứa đầy yêu thương hơn biết nhường nào. Cho dù ông đồ chỉ chiếm một góc nhỏ ở bên phố thôi nhưng ông lại trở thành một tâm điểm của bức tranh đó. Lời thơ dường như cứ thật từ tốn mà còn chứa đựng biết bao yêu thương.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

Sử dụng từ “bao nhiêu” người thuê viết cũng đã khiến cho độc giả có thể cảm nhận thấy được có rất nhiều người yêu mến tài năng của ông đồ. Ông đồ cũng đã thu hút được sự chú ý của mọi người hay nói một cách khác thì ông đồ chính là trung tâm, là tâm điểm của bức tranh xuân nơi đường phố. Có biết bao nhiêu người còn ngưỡng mộ ông. Thực sự đây chính là một điều hạnh phúc đối với một người viết thư pháp, mọi người thán phục cũng như tấm tắc ngợi khen tài năng của ông. Nét chữ ông viết đẹp giống như phượng múa, giống như rồng bay. Thông qua đây ta cũng nhận thấy được một sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên cũng lại còn thể hiện 1 lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đó chính là trò chơi câu đối chữ. Thế nhưng có bao nhiêu người thuê viết và hiểu được ý nghĩa vô cùng sâu xa của con chữ này? Tiếp theo đó là khổ thơ thứ 3 nói lên một hiện thực đáng buồn bởi đâu còn người thuê viết, đâu còn người tắm tắc ngợi khen tài nữa cơ chứ:

Xem thêm:  Đề thi Văn 12 học kỳ 1 năm học 2019 – 2020 –Bình Dương

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

phan tich bai tho ong do cua tac gia vu dinh lien - Phân tích bài thơ Ông Đồ của tác giả Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ Ông Đồ 

Câu thơ cũng gợi ra một sự còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, thế rồi những người khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. Để rồi cũng chỉ cần 1 chút hy vọng nhỏ nhoi của Ông đồ lúc này đây cũng đã lại góp chút tài nghệ cùng mọi người vào mỗi dịp tết đến xuân thì cũng như tan biến trong cuộc sống mưu sinh ngày càng khó khăn hơn. Cũng chính bằng câu hỏi tu từ vô cùng độc đáo thì tác giả đã muốn nhắn nhủ, muốn nói về một sự tiếc nuối của một thời vàng son. Tất cả như còn đọng lại thành một nỗi sầu bi không thể nói hết thành lời được.

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

Nói về giấy đỏ chính là một thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, đó là 1 thứ giấy rất mỏng manh, chúng ta không may khiến rơi chút ẩm ướt cũng có thể phai màu. Ấy vật mà lúc này đây “Giấy đỏ buồn không thắm” – Lý do không thắm chính là lâu nay nó không được dùng đến mà cũng cứ theo thời gian nó bị bay màu. Rồi đến mực viết cũng vậy – đó là thứ mực đen thẫm để giúp cho ông đồ viết chữ. Ngày xưa thì người ta phải mài mực để có thể dùng bút lông để có thể khắc họa thành những nét chữ. Vậy mà cũng không ai thuê viết nữa nên mực cũng cứ ứa động trong nghiên sầu, buồn tủi. Ông đồ như cứ ngồi nơi cuối đường đó nhưng không ai quan tâm ông như trước, cảnh buồn nhuốm màu tâm trạng cho giấy đỏ, cho mực và cho cả lòng người nữa.

Xem thêm:  Có lúc nói dối tạo niềm tin

Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Cho dù nghề viết chữ không được người đời yêu mến và cũng không còn được kính trọng nữa nhưng ông đã kiên trì, luôn luôn cố gắng ngồi bên lề đường chờ đợi và hi vọng một ngày nào đó thời hoàng kim sẽ được quay trở lại. Thế nhưng sự thật thì chẳng ai để ý đến ông nữa. Một khung cảnh thiên nhiên thật xót xa, đìu hiu trước tâm trạng của ông đồ được thể hiện qua hai câu thơ:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay

Người đọc cũng thấy lạ vì sao mùa xuân lại có lá vàng rơi cơ chứ? Hình ảnh lá vàng rơi dường như cũng đã khơi gợi lại một sự tàn phai, sự tàn lụi về một thời kỳ hay đó chính là, 1 lớp người trong xã hội, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam – phong tục chơi câu đối đỏ ngày Tết. Với hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, ông dường như cũng đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng nếu như so với thời đại mới thì chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng. Thực sự chính nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó dường như cũng đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu đến tái tê.

Ngoài giời mưa bụi bay

Nới từ “Giời” là cách nói dân gian của những người tưởng như đã xa xưa lắm nhưng vẫn luôn hiện hữu mãi. Có thể thấy được câu thơ dường như cứ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa biết bao nhiêu. Cho dù là mưa bụi thì cũng có sức xóa sạch đi dấu vết của một nét đẹp phong tục mà nó vốn tưởng như đã ăn sâu vào văn hóa của người Việt.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện Thầy bói xem voi

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Hình ảnh Ông đồ từ đầu cũng thật nhẹ và kết thúc cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Khi năm xưa khi đào nở ta thấy ông đồ như ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố phường. Thế nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, thế rồi chính hình ảnh xưa cũ cũng dần tan biến vào dòng thời gian. Khi Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người luôn háo hức đi chợ sắm tết để chờ mong một năm đầy niềm vui và hy vọng. Thực sự lúc này đây cũng cực kỳ cũng thật rạo rực, thật tưng bừng thế nhưng cảnh còn đó mà người thì nay đâu cơ chứ?

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Với hai câu thơ cuối tác giả Vũ Đình Liên cũng trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, tất cả như đã kết đọng mang chiều sâu khái quát. Câu hỏi “hồn ở đâu bây giờ?” như cũng tiềm ẩn trong đó biết bao nhiêu sự ngậm ngùi và xót thương cho số phận của ông cho một nét văn hóa đẹp nay đã đi vào quá vãng.

Thi phẩm “Ông đồ”, tác giả Vũ Đình Liên dường như cũng đã làm sống dậy trong lòng người 1 niềm thương của một sự luyến tiếc không nguôi. Khi chúng ta đọc bài thơ ta cảm nhận được ở Vũ Đình Liên chính là một con người có lòng thương người, lòng nhân ái thêm với đó còn có sự cảm thông sâu sắc và luôn ân nghĩa thủy chung khiến cho bài thơ cứ sống mãi trong lòng bạn đọc.

Minh Vũ