Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Đề bài: Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước, chống ngoại xâm. Anh (chị) hãy phân tích bài văn tế để làm rõ vẽ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó.

I. Gợi ý chung

Vẻ đẹp hiếm có của hình tượng người nông dân yêu nước, chống Pháp được dựng lên trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) như một tượng đài mang tính bi tráng.

I. Gợi ý cụ thể

Dàn bài

Bài văn tế khóc thương người nông dân Cần Giuộc vì nghĩa mà đứng lên đánh giặc Pháp và đã hi sinh. Đó là đỉnh cao sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, rất bình dị mà đã dựng lên tượng đài nghệ thuật rất đẹp, mang tính bi tráng. 

1. Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, cui cút làm ăn sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp. Họ chỉ biết ruộng trâu, đã biết gì đến võ nghệ, võ khí, chiến trận. Nhưng tấm lòng của họ rất đẹp: yêu nước cao độ, không đội trời chung với bọn xâm lăng và đã cầm gậy, cầm dao tự nguyện đứng lên đánh giặc trong thời đại vĩ đại và khổ nhục của dân tộc.

2. Tượng đài đẹp hùng tráng

a. Về trang bị: không có áo giáp mà với manh áo vải thô sơ, với ngọn tầm vông  quen thuộc của quê hương. Lần đầu tiên ngọn tầm vông đã đi vào văn học với ý nghĩa cao đẹp và nét tạo hình giàu giá trị thẩm mĩ.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Hầu trời của Tản Đà

van te - Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước, chống ngoại xâm

b. Về tinh thần, hành động: Với trang bị thô sơ, thiếu thốn, người dán ấp dân lân dùng rơm con cúi, lưỡi dao phay, những vật dụng của quê hương, gia đình – mà chống lại súng đạn, tàu thiếc tàu đồng của Tây. Đến đây, đoạn văn ngắt nhịp ngắn, khẩn trương cùng với hàng loạt từ ngữ đầy sức mạnh chiến đấu quật cường đạp rào lướt tới, đạp cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kề đâm ngang, người chém ngược. Bọn hè trước, lũ ó sau… Tất cả làm hiện ra quần thể tượng đài người nông dân yêu nước trong tư thế tấn công mạnh mẽ hào sảng.

Những người nông dân chất phác đã tự dựng cho mình tượng đài anh hùng, cao cả, đầy nghĩa khí và nhà thơ mù đã xây dựng họ thành hình tượng nghệ thuật, thành quần thể tượng đài hào hùng cao đẹp trong áng văn tế bất hủ của mình.

c. Kết quả chiến đấu: đốt đồn giặc, chém rớt đầu tên quan chỉ huy.

d. Tượng đài vừa tráng vừa bi ai: . ;

– Đây là những người anh hùng thất thế, những người nông dân đã lấy gan đồng chọi với đạn sắt, lấy cái yếu chống cái mạnh, lấy vũ khí thô sơ chống phương tiện hiện đại.

Xem thêm:  Phân tích thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

– Tuy đã chiến đấu ngoan cường, đánh một trận oanh liệt tưng bừng nhưng họ đã ngã xuống hi sinh trong chiến bại.

– Giọt nước mắt của sông nước cỏ cây, của nhân dân và đặc biệt nỗi đau của mẹ già, vợ yếu.

3. Ý thức yêu nước mãnh liệt, lòng khâm phục và xót đau với người nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc đã tạo ra kiệt tác cho nhà thơ mù Đồ Chiểu.

Vẻ đẹp của hình tượng này vừa mới lạ xưa nay chỉ có các chủ soái mới được đề cao như thê vừa rất đẹp, rất hào hùng, rất bi tráng, rất đáng tự hào. Đây là nước mắt của nhà thi sĩ anh hùng lau chẳng ráo, khóc thương những anh hùng ngã xuống nhưng bất tử.

Thu Huyền

Từ khóa tìm kiếm

  • phân tích bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
  • văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
  • phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc