Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Bài làm
Tây Nguyên từ lâu đã được mệnh danh chính là một mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, mảnh đất này có những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất. Phản ảnh chân thực về hình ảnh con người, thiên nhiên Tây Nguyên thì nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng có rất nhiều tác phẩm hãy viết về mảnh đất nhớ này. “Rừng xà nu” là một tác phẩm như thế, hiện lên nổi bật trong truyện chính là cách rưng xà nu bạt ngàn xanh tít tắp khiến cho người đọc không thể nào quên được.
Đọc tác phẩm “Rừng xà nu” nhà văn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. Đây chính là biểu tượng cho sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước. Và trong tác phẩm ta nhận thấy không chỉ những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai,.. tạo nên ấn tượng sâu sắc trong chúng ta, mà còn có một nhân vật khác đặc biệt hơn, ấn tượng hơn cứ trở đi trở lại đó chính là hình ảnh cây xà nu – một hình đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Có thể nhận thấy được cũng chính hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, đó cũng chính là một chất sử thi lãng mạng cho câu chuyện về làng Xô Man bất khuất, và có cả sự kiên cường trong đó. Hình ảnh cây xà nu cũng chính là hình tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng. Thông qua hình tượng này, người đọc chúng ta cũng có thể thấy rõ sức sống kiên cường, đó là một sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên nói riêng và của con người Việt nói chung trong nhừng ngày đánh Mĩ.
Người đọc có thể nhận rõ thấy được rằng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trung Thành lúc này đây như lại miêu tả thật cụ thể, miêu tả như thật chi tiết rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ. Hay nói cách khác là tác giả sử dụng chính bằng những lời có cánh để miêu tả với một cảm xúc say mê mãnh liệt như đã thấy trong tác phẩm. Đến gần hai mươi lần nhà văn Nguyên Ngọc đã viết về xà nu, dường như cây xà nu xuất hiện, tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của con người Tây Nguyên chính trong cuộc chiến đấu anh dũng của họ.
Có thể nhận thấy được rằng cũng chính cả một câu chuyện dài, đau thương, bất khuất như một bản anh hùng ca về cuộc đời Tnú, về cuộc đời dân làng Xô Man được kể trên nền chính của hình tượng cây xà nu. Hình ảnh những cây xà nu, rừng xà nu như những con người rồi cả những tâm hồn, vừa là nhân chứng, vừa tham gia vào bản anh hùng ca của núi rừng đại ngàn. Con người rồi cả cây xà nu cũng vừa chịu đựng mọi gian nan, vất vả, chịu đựng biết bao nhiêu vất vả, biết bao nhiêu đau thương do tội ác của kẻ thù, nhưng bất chấp tất cả thì hình ảnh cánh rừng xà nu vẫn vươn mình cường tráng. Cây xà nu dường như cứ vẫn tồn tại bất chấp mọi đau thương: nó tượng trưng cho khát vọng tự do, tượng trưng cho nỗi khát vọng giai phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, đại diện cho nhân dân Tây Nguvên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cam go của dân tộc Việt Nam.
Phân tích hình tượng cây xà nu
Độc giả có thể nhận thấy được với hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đầy chất thơ hùng tráng. Ngay từ phần mở đầu và phần kết thúc câu chuyện là hình ảnh hàng vạn cây xà nu dường như cứ sinh sôi nẩy nở. Hay các câu văn miêu tả vô cùng đặc sắc đó chính là cánh rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng Xô Man. Hay cây xà nu xanh bạt ngàn, kéo dài cho đến hết tầm mắt cùng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời xa. Hình ảnh cánh rừng xà nu là biểu tượng cho con người. Cây xà nu lúc này đây cũng lại được miêu tả như con người trong sự ứng chiếu với con người thật dễ nhận thấy. Nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng đã khơi gợi ra những biểu tượng về đời sống, số phận và phẩm cách của con người và đó chính là các thế hệ dân làng Xô Man đánh Mĩ.
Lấy thêm một đặc tính nữa của cây xà nu chính là cây xà nu ham ánh sáng và khí trời. Với đoạn miêu tả “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”, hình ảnh này của cây xà nu cũng như Tnú, như dân làng Xô Man yêu tự do. Khi cừng xà nu cũng như làng Xô Man luôn luôn phải chịu nhiều đau thương bởi sự tàn ác của giặc đó là “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đúng ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận băo. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Đáng nói ở đây chính là hình ảnh cây xà nu dường như có một sức sống vô cùng mãnh liệt và không có gì tàn phá được loại cây này “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn cây xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng trên bầu trời”. Từ đó ứng chiếu với con người thì cũng như các thế hệ làng Xô Man thì cứ lớp này tiếp lớp khác đứng lên không bao giờ có thể tiêu diệt được. Khi anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai. Thế rồi khi Mai ngã xuống giữa tuổi tràn đầy sức sống, thì Dít lớn lên rất nhanh đến không ngờ, đồng thời thế hệ sau như cứ lớn mạnh và trưởng thành hơn thế hệ trước. Dít lớn lên đã trở thành bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội. Không chỉ thể thôi đâu, rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn lên, tiếp tục cuộc chiến đấu trong công cuộc bảo vệ đất nước. Không chỉ thể ở chỗ miêu tả con người, nhà văn đã so sánh với cây xà nu hiên ngang này. Đó là những hình ảnh cụ Mết thì “ngực căng như một cây xà nu lớn”. Rồi chi tiết ở vết thương trên lưng Tnú do giặc tra tấn thì cứ như “ứa ra một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thâm như nhựa xà nu”. Sử dụng thủ pháp ấy trong miêu tả tạo nên một sự hòa nhập, tạo ra một tương ứng giữa con người và thiên nhiên trong một chất thơ hào hùng, tráng lệ. Điều này đã khiến cho nhà văn Nguyễn Trung Thành trở thành một trong những nhà văn xuất sắc khi viết về núi rừng, thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
Hình ảnh cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng. Cây Xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và kết thúc, nó có thể dễ dàng nhận thấy được cây xà nu còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man của anh nữa. Xà nu chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử của dân làng Xô – Man và cây xà nu cũng còn là người chứng kiến được sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng cũng như sự dũng cảm, kiên cường của người dân Tây Nguyên. Hình ảnh cây xà nu gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng, nó đồng thời cũng lại gắn bó vơ mọi sinh hoạt, gắn với phong tục và đời sống văn hóa của dân tộc Tây Nguyên. Tất cả dường như cũng lại khiến cho câu chuyện làng Xô Man đánh Mĩ lung linh sắc màu huyền thoại như Đam San, Xinh Nhã vậy.
Xây dựng thành công hình tượng xà nu là mô típ chủ đạo của tác phẩm. Hình ảnh cây xà nu trở thành biếu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man. Và hình ảnh cây xà nu cũng chính là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi ông đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, mang được bao nhiêu vẻ đẹp để có thể tạo dựng lên được một bức tranh sử thi trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Minh Vũ