Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Bài làm
Nhà văn Nguyễn Trung Thành như cứ quyến luyến mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ với những tập tục văn hóa lâu đời, ở đó có truyền thống đấu tranh bất khuất đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào của nhà văn. Nguyễn Trung Thành cũng có rất nhiều sáng tác hay về mảnh đất Tây Nguyên và trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm “Rừng xà nu”. Nổi bật trong tác phẩm chính là nhân vật Tnú – một người anh hùng được yêu mến của dân làng Xô – man với những phẩm chất đáng quý của một người anh hùng.
Trong “Rừng Xà Nu” hình ảnh nhân vật Tnú hiện lên chính là một nhân vật anh hùng, là người con vinh quang của làng Xô Man đã được Nguyễn Trung Thành tài tình khắc họa bằng những đường nét độc đáo. Thành công chính bởi tính chất sử thi được thể hiện rõ nhất ở chỗ cuộc đời ngỡ như có số phận riêng, thế nhưng thực ra Tnú lại đại diện cho số phận và con đường đi lên của dân tộc Tây Nguyên.
Có lẽ chính cuộc đời Tnú sống chết với cộng đồng, gắn bó với những sự kiện có ý nghĩa nhất của cộng đồng. Mà tác giả Nguyễn Trung Thành cũng đã xây dựng lên Tnú còn là một cây xà nu trong muôn vàn những cây xà nu khác như đang nằm dưới tầm đại bác của giặc. Tuy khốc liệt của mưa bom bão đạn là thế, và dù dưới những cuộc chiến tàn khốc của đại bác và bom đạn của giặc mỹ, những cây xà nu bị cưa ngang thân nhưng ở chính dưới chúng những cây con lại bắt đầu nhú lên nhọn hoắt. Cúng không có cây nào không bị thương vì thế mà số phận của cây xà nu – Tnú cũng phải chịu những thương tích do giặc gây ra.
Và ở ngôi làng Xô Man có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của tội ác quân thù thật độc ác và tàn nhẫn “Bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị bắn chết, cô bé Dít đã trở thành bia cho bọn giặc nhắm bắn vui cười…thế rồi đắng cay hơn,khi chính mắt anh phải nhìn phải chứng kiến cảnh giặc dùng roi sắt quật cho vợ con mình chết, và chính mình khi lao vào cứu vợ con thì cũng bị giặc tẩm lửa xà nu vào mười đầu ngón tay. Thực sự chính cảnh đau thấy cảnh tượng nhìn người thân mình chịu đòn roi của chính kẻ giặc, rồi người anh hùng Tnú cũng lên đường tham gia lực lượng cũng như cộng đồng người Xô Man của anh nhất tề đứng lên cầm vũ khí và xây dựng làng chiến đấu.
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú
Hình ảnh nhân vật Tnú có những nét tính cách tiêu biểu. Đầu tiên và trước hết anh là một thanh niên gan góc, là một người vô cùng dũng cảm kiên cường có tính kỷ luật cao. Ngay chính từ lúc còn nhỏ anh đã vào rừng nuôi cán bộ dù biết rằng bà Nhan, anh Xút cũng đã bị bắt sát hại để cảnh cáo. Từ rất nhỏ thì Tnú đi liên lạc “thường xé rừng mà đi, lựa thác mạnh mà vượt”. Xây dựng lên một người anh hùng rất gần với người dân, tác giả không tô vẽ, không xây dựng người anh hùng quá siêu nhiên mà hiện lên thật giản dị, gần gũi. Chi tiết thể hiện điều đó chính là cho Tnú học chữ chậm thua Mai, Tnú đã không ngần ngại mà lấy đá đập vào đầu máu chảy ròng ròng. Không dừng lại ở đó thì khi bị giặc bắt tra khảo anh đã quyết không khai, anh cũng đã chỉ vào bụng mình và nói một câu rõ ràng, dũng cảm: Cộng sản ở đây. Thế nhưng có lẽ ghê gớm nhất đó là khi giặc đốt mười đầu ngón tay mà cứ vẫn cắn răng không kêu van. Thêm với đó là xây dựng lên chi tiết Tnú có một hành động xông ra cứu vợ con với hai bàn tay trắng phần nào cũng biểu hiện được sự gan góc bất chấp cái chết của Tnú. Tnú – anh có thể làm tất cả mọi thứ dù hi sinh và cái chết đang đợi mình chỉ để cứu vợ con. Thế rồi những câu chuyện về Tnú cũng được cụ Mết kể cho dân làng dưới ánh lửa bập bùng ở nhà ưng.
Thực sự chính với tính cách thứ hai của Tnú đó là con người giàu ý chí, đồng thời cũng lại biết vượt lên bi kịch cá nhân để sống đẹp. Tnú thật dũng cảm bởi ngay từ nhỏ đã đi nuôi cán bộ, thế rồi khi vượt ngục về anh lại cùng cộng đồng mình mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu dữ dội, một trận chiến vô cùng ác liệt hơn trong nay mai. Tất cả như đã khắc họa lên được hình ảnh của người anh hùng Tnú dường như cũng chính là một người giàu tình nặng nghĩa, đồng thời cũng lại luôn luôn gắn bó với cách mạng, hết lòng với anh Quyết và Tnú luôn luôn nghe theo lời anh Quyết năng học hành để làm cán bộ.
Nguyễn Trung Thành xây dựng lên nhân vật người anh hùng có hoàn cảnh đáng thương – Tnú mồ côi cha mẹ lại mất vợ con. Và vì thế mà Tnú chính là người con của dân làng Xô – man, và cộng đồng đối với giờ đây là tất cả. Chính buôn làng cũng đã yêu thương và đùm bọc người anh hùng này. Tnú còn là một người vô cùng kỷ cương, điều này thể hiện ở chỗ khi được nghỉ phép một ngày mà vừa tới đầu làng anh đã cảm nhận được mọi thứ thân thuộc. Tnú được xây dựng lên là người giàu tình cảm, trọng tình nghĩa, luôn luôn gắn bó với cách mạng và quê hương. Có thể nhận thấy được cũng chính với bản tính gan góc của anh đã khiến cho tinh thần chiến đấu thêm gan dạ, vô cùng kiên cường giống như hình ảnh của những cây xà nu.
Cứ khi nói đến Tnú người ta thường nghĩ về chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa đó là tay Tnú. Hình ảnh đôi bàn tay đã từng cầm đá đập vào đầu mình, đôi bàn tay này cũng chính là đôi bàn tay dắt Mai làm nương rẫy. Rồi đôi bàn tay này còn thể hiện sự gan dạ của mình khi đặt lên bụng và nói đó chsinh là cộng sản,… Đôi bàn tay bị giặc đốt cháy cũng chính là một minh chứng về tội ác của bọn giặc. Đồng thời cũng chính là đôi bàn tay đã trả thù cho dân làng cho dù đã bị giặc đốt cháy.
Tác phẩm vô cùng đặc sắc và sâu sắc “Rừng xà nu” của tác giả Nguyễn Trung Thành dạt dào âm hưởng sử thi. Tác phẩm thành công chính là việc nó đã sáng tạo ra một nhân vật sử anh hùng – nhân vật Tnú. Có thể thấy được cuộc đời bi tráng của Tnú nhưng cũng rất đỗi anh hùng của nhân vật đã khiến cho tác phẩm có giá trị hiện thực và giúp cho tác phẩm có sức sống lâu bền như vậy.
Vũ Huệ