Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh rất hay

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh

Bài làm

Người đọc chúng ta dễ dàng nhận thấy được với mỗi tập thơ Xuân Quỳnh những bài thơ viết về tình yêu thường để lại cho chúng ta rất nhiều ấn tượng khó quên. Trong đó có bài thơ "Sóng" – được mệnh danh chính là một bài thơ tình duy nhất in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào". Bài thơ này cũng được rất nhiều người yêu thích bởi cái dạt dào sôi nổi mà sâu lắng thiết tha, như rạo rực trong tình yêu.

Bài thơ này Xuân Quỳnh lấy nhan đề là "Sóng", và hình ảnh này đó vừa là sóng biển nhưng đồng thời cũng chính là những con sóng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu một tình yêu mãnh liệt. Không khó để nhận thấy được cùng với hình tượng "sóng" thì trong bài thơ còn xuất hiện hình tượng "em". Hình ảnh “sóng” như cũng chính là một hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn người con gái khi yêu, đồng thời còn là sự hóa thân, phân thân của một cái "tôi" rất trữ tình. Có thể thấy được hình tượng "Sóng" và "em" tuy hai mà một vậy, thế rồi lại còn có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, để tìm ra sự tương đồng. Hình ảnh này dường như lúc lại hòa làm một để tạo nên âm vang cộng hưởng. Xuân Quỳnh như đã miêu tả được hai hình ảnh cứ đan xen, quấn quýt, hòa quyện song song và đồng thời cũng như xuất hiện từ đầu cho tới cuối bài thơ. Thực sự thì tất cả đều thể hiện khát vọng tình yêu, thể hiện được những khát vọng trào dâng trong tâm hồn người phụ nữ khi biết yêu một tình yêu đẹp.

Không thể phủ nhận được cũng chính với cái hay của bài thơ còn thể hiện ở âm điệu. Thêm với đó còn lại là một âm điệu được xây lên bởi những câu thơ năm chữ, nhịp điệu phóng túng, đó đồng thời cũng chính là linh hoạt và với những nét nghệ thuật hô ứng tương xứng trùng điệp… Tất cả dường như đã khiến cho người đọc cảm nhận được âm điệu của những con sóng biển dạt dào, có lúc thì vô cùng sôi nổi lúc thì nhịp nhàng, êm ái. Tuy nhiên, bài thơ “Sóng” lại còn giúp cho người đọc cảm nhận được âm điệu tâm hồn người con gái khi yêu thiết tha cũng lại chính là nỗi lòng đang tràn ngập khát khao yêu thương – đó là một nỗi lòng đang chứa chan biết bao cung bậc tình cảm. Trong mọi thứ ấy có sự hòa quyện và đã tạo nên vẻ đẹp giàu tiếng nhạc cho bài thơ thêm tha thiết nhất.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu nói Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa

Độc giả tinh ý có thể nhận thấy được vai khổ thơ đầu là hình ảnh con sóng và trạng thái khát vọng của một tình yêu thật đẹp và thật thủy chung biết bao nhiêu:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Mở đầu thi phẩm đặc sắc “Sóng” đồng thời cũng lại là hai câu thơ xuất hiện rất nhiều những tính từ tương quan đối lập nhau đến rõ ràng nhất: dữ dội – dịu êm và rồi lại ồn ào – lặng lẽ. Xuân Quỳnh cũng khéo léo sử dụng những tính từ này đã gợi ra các trạng thái của sóng ở hai chiều tương phản, có những lúc thì rất dữ dội, lúc thì lại rất hiền dịu, lúc thì đầy âm thanh, đồng thời cũng lại có lúc thì lại đầy sự tĩnh lặng. Chính với hai câu thơ cũng chính là phép ẩn dụ để nói về trạng thái tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Trong tình yêu thì có những lúc thì sôi nổi cuồng nhiệt, lúc thì đầy dịu dàng, sâu lắng. Thông qua đây ta nhận ra rõ nhất đây cũng chính là hai trạng thái tình cảm này cũng luôn có sự chuyển động, nó dường như lại chuyển hóa cho nhau. Không thể phủ nhận được chính cái hay của câu thơ là từ trạng thái của sóng, tác giả Xuân Quỳnh dường như cũng lại đã phát hiện ra bản chất của tâm hồn người con gái khi yêu đầy nữ tính.

Có thể nhận thấy được với hai câu thơ tiếp là sự bứt phá của sóng trong cái không gian nhỏ hẹp để tìm nơi rộng hơn. Người đọc có thể cảm nhận thấy được cũng cứ vẫn tiếp tục nói về sóng mà Xuân Quỳnh thật tài tình khi đã thể hiện sự băn khoăn, trăn trở của sóng và sự băn khoăn đó thể hiện với hai câu thơ như sau:

Sông không hiểu nổi mình  

Sóng tìm ra tận bể

Và với câu thơ này thì chính tác giả đưa ra hai môi trường tương phản nhau. Đó là hình ảnh "Sông" – một không gian hẹp, một không gian vô cùng chật chội nhưng cũng là nơi khởi nguồn của sóng, nơi mà sóng tồn tại. Và rồi như để đối lập với sự chật hẹp của "sông" cũng lại chính là một không gian rộng lớn của biển cả mênh mông. Trong câu thơ

Sóng tìm ra tận bể

Thì tác giả không dùng từ "biển" mà lại sử dụng từ "bể", nguyên do vì từ "bể" là âm mở đã giúp chúng ta cảm nhận không gian vô cùng, một không gian như cứ vô tận của biển khơi mà đây chính là môi trường sóng đang hướng tới. Rồi Xuân Quỳnh như lý giải tìm về nguồn gốc của tình yêu. Điều này cũng giống như "sóng", tình yêu là một hiện tượng, một khái niệm khó lí giải cho rõ ràng nhưng cứ tồn tại mãi. Đối chiếu với hình ảnh những con sóng biển cứ dạt dào.

Xem thêm:  Chủ đề và ngữ liệu liên hệ, so sánh trong bài văn nghị luận văn bản lớp 9 – Luyện thi tuyển sinh 10

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

phan tich hinh tuong song trong bai tho song cua nu si xuan quynh rat hay - Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh rất hay

Phân tích hình tượng sóng 

Tiếp theo với hai câu thơ này, tác giả đã khái quát lên hình ảnh "con sóng" của "ngày xưa" và của cả ngày sau. Hay còn đó chính là hình ảnh con sóng của quá khứ, con sóng ở hiện tại và tương lai nữa. Từ đó đã nói lên được cái muôn đời của sóng. Sóng cũng chính là thời gian của cá quá khứ, hiện tại, tương lai như ngày đêm vỗ và thể hiện một tình yêu không bao giờ đổi thay.

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Chính cái nỗi khát vọng tình yêu luôn tươi trẻ, rạo rực, "bồi hồi" trong trái tim người phụ nữ và đây cũng là khát vọng tình yêu chính đáng. Độc giả có thể cảm nhận được cái hay của đoạn thơ là nhà thơ đã đem đến cho hình tượng sóng và khát vọng tình yêu ý nghĩa của lịch sử và thêm với đó chính là một chiều sâu quy luật từ ngày xưa tới ngày sau.

Không khó để nhận thấy được nếu như hai khổ thơ đầu sóng là đối tượng cảm nhận thì ở hai khổ thơ tiếp theo sóng trở thành đối tượng suy tư như sau:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Thực sự cũng chính khổ thơ đã mở ra một không gian bao la vô cùng và vô tận. Người đọc có thể nhận ra được trong không gian đó xuất hiện người con gái trước muôn trùng sóng bể như gửi gắm với bao trăn trở, suy tư. Và từ hình ảnh tự nhiên Xuân Quỳnh lấy đó để giải thích cho tâm trạng của con người.

Không chỉ dừng lại từ những suy tư, từ những trăn trở trong tình yêu để rồi nỗi nhớ dào dạt ùa về ở khổ thơ tiếp theo thể hiện rõ nét:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Sử dụng điệp từ “con sóng" dường như cứ lặp đi lặp lại tạo thành rất nhiều con sóng trùng điệp liên tiếp xô bờ. Hình ảnh con sóng tồn tại ở nhiều hình thức, có con sóng dưới lòng sâu"thẳm của đại dương, đã thế cũng lại có những con sóng trên mặt nước tất cả có thể nhìn thấy bằng mắt. Và nhấn mạnh lại cho dù con sóng ở đâu đi nữa thì nó vẫn cứ hướng về anh, nhớ anh.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Nỗi nhớ như cứ trải dài và ngày một rõ ràng hơn, chi tiết hơn:

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Đây cũng chính là một các của tác giả chính là lời khẳng định sự thủy chung duy nhất để khẳng định sự bất biến trước vạn biến của cuộc đời vạn biến. Nhà thơ Xuân Quỳnh không chỉ mượn sóng để nói về người con gái khi yêu mà còn dùng lối nói đối sánh giữa sóng và em để như có thể nói về nỗi nhớ của em và bởi vậy nỗi nhớ của em càng nhân lên gấp bội. Từ nỗi nhớ xuất hiện một niềm tin mãnh liệt hơn đó là:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Xuân Quỳnh như không chỉ phát hiện ra quy luật của sóng cho dù gió to bão lớn thế nào thì con sóng cứ hướng tới bờ. Từ tự nhiên để tác giả luận bàn về con người giống như “em” lúc nào cũng hướng đến anh, hướng đến sự hạnh phúc.

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Trong khổ thơ lại có rất nhiều nỗi niềm, rất nhiều trăn trở nhưng còn đọng lại trong câu thơ buồn đó là sự suy tư về chính cuộc đời, về vũ trụ,… Và cả tình yêu nữa.

Đoạn cuối hình ảnh con sóng biên nay trở thành sóng tình. Từ đó, tác giả Xuân Quỳnh như đã thể hiện khát khao của nhà thơ Xuân Quỳnh – một người ẩn trong sóng để nói về khát vọng tình yêu của chính mình như sau:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Độc giả sẽ cảm thây được bài thơ giống như những đợt sóng cuộn trào mãnh liệt nhất. Đó chính là những con sóng tình trong ngực trẻ của tình yêu lứa đôi dường như vẫn không bao giờ ngừng nghỉ. Và hình ảnh sóng – song đôi cùng với em để có thể hát tiếp bài ca muôn thuở ngàn đời về tình yêu đôi lứa. Bài thơ “Sóng” xứng đáng là một trong những bài thơ tình của mọi thế kỷ.

Vũ Huệ