Phân tích nhân vật Chiến

Đề bài: Phân tích nhân vật Chiến

Bài làm

Nguyễn Thi là một trong nhữngnhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là người rất yêu và gắn bó với mảnh đất miền Nam khi có rất nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất nơi đây. Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc nhất tinh thần đó trong văn chương của Nguyễn Thi. Tác phẩm viết về những người con những con người anh hùng sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống anh hùng đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Việt, ngoài ra còn có nhân vật Chiến, ở cô – nữ chiến sĩ trẻ toát lên vẻ đẹp của người con gái Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Chiến là một cô thiếu nữ còn rất trẻ, cô mới 18 tuổi, tính khí đôi lúc còn rất trẻ con, tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc với em… Song ở cô đã có cái duyên dáng của thiếu nữ, cô bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương trong túi…

Chiến có những nét giống mẹ, cô cũng rất gan góc, đảm đang, tháo vát. Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế thừa người mẹ ở nhân vật Chiến. Chiến cũng là cô thiếu nữ có tính cách đa dạng: vừa là một cô gái mời lớn, tính khí còn rất trẻ con” vừa là người chị biết nhường nhịn em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát. Cô thương em, sớm biết tính toán lo liệu việc nhà, Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi cùng em khiêng bàn thờ ba má đi gửi trước ngày tòng quân…) Cô đọc còn chưa thạo nhưng rất chăm chỉ đánh vần. Cô gái trẻ nhưng đã có những suy nghĩ và hành động rất đứng đắn, trưởng thành, cô thiếu nữ có chút điệu đà nhưng bản chất bên trong lại rắn chắc, cứng cỏi vô cùng.

Xem thêm:  Ý kiến về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Chiến là một hình ảnh sinh động của người con gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mĩ. Tinh thần rất gan góc, cô có thể ngồi lì suốt buổi chiều đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình của chú Năm. Tinh thần dũng cảm, kiên cường không thua kém gì những người con trai, cùng em bắn cháy tàu giặc. Quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình với lời nói như dao chém đá: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.

phan tich nhan vat chien - Phân tích nhân vật Chiến

Phân tích nhân vật Chiến

So với mẹ, Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung, thích làm duyên làm dáng. Vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém đá của mình: “đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu:nếu giặc còn thì tao mất”. Chiến vừa biểu hiện của nét tính cách dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Miền Nam, vừa giàu lòng căm thù giặc, gan góc, dũng cảm, yêu gia đình, yêu quê hương, quyết tâm trả thù nhà..đó là biểu hiện của tấm lòng yêu nước sâu sắc.

Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được Nguyễn Thi miêu tả trong sự soi rọi với hình tượng người mẹ. Nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một “dòng sông” thì Chiến là khúc sông sau – Chiến rất giống mẹ nhưng cô đã khác mẹ ở hành động, quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình, quê hương. Cô đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ anh hùng trong thời đại đánh Mỹ.

Xem thêm:  Suy nghĩ về Hiện tượng lười học của học sinh

Bắt nguồn từ thù nhà gắn với nợ nước, sự hoà hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống của quê hương và cách mạng. Chiến đã có những suy nghĩ rất thiết thực và xác định rất rõ tư tưởng của mình, đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước là bổn phận, là lẽ sống. Chiến là người con gái kiên trung, một lòng hướng về cách mạng, muốn ghi tên tòng quân.

Truyện xây dựng được hình tượng những con người trong gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung, son sắt với cách mạng. Những nhân vật này tuy có những nét riêng song họ đều có chung phẩm chất, căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc, giàu tình người, rất mực chung thủy vời quê hương cách mạng.Chỉ với vài nét, vài chi tiết đơn sơ nhưng Nguyễn Thi đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho mỗi nhân vật. Họ vừa mang những nét tính cách riêng, vừa mang những nét tính cách riêng cho người dân Nam Bộ.

Hình tượng Chiến cùng với Việt trở thành những nhân vật tuyệt vời về hình ảnh con người anh hùng thời chiến, những con người trong gia đình Nam Bộ, có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với cách mạng. Đó là điểm sáng của những nhân vật trong tác phẩm.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Minh