QUÊ HƯƠNG NGHĨA NẶNG TÌNH SÂU
Ngày 14-6-1957, Bác Hồ về thăm quê – làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An sau hơn 50 năm xa quê.
Nghe tin ngày mai Bác về, dân làng thao thức. Mọi người đều nghĩ tới ngày đón người con của quê hương nhưng cũng là vị Chủ tịch nước chắc phải thật long trọng.
Sáng ấy, Bác về với bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su quen thuộc. Hình ảnh ấy xua tan cái cảm giác xa cách nửa thế kỉ, trái lại bà còn cảm thấy gần gũi, thân thiết lạ thường như mới gặp Bác ngày hôm qua vậy. Bác vẫy tay cất tiếng chào mọi người. Một chú mời Bác vào nhà tiếp khách mới xây ở gần nhà Bác, nhưng Bác ngăn lại:
– Tôi xa nhà, xa quê đã lâu, nay mới có dịp về, tôi phải về thăm nhà đã, còn đây là nhà tiếp khách để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu.
Ngôi nhà Bác Hồ nhắc tới là ngôi nhà năm gian được xây dựng từ năm 1901. Chú cán bộ hướng dẫn Bác đi vào ngõ cạnh nhà ngang. Chiếc cổng tre gắn một tấm biển nhỏ: “Nhà Bác Hồ”. Bác cười vui:
– Đây là nhà cụ phó bảng (1) chứ có phải nhà Bác Hồ đâu!
Bác ngập ngừng trong giây lát rồi thong thả dọc theo hàng rào bước tiếp đến góc của mảnh vườn rồi rẽ ra tay phải dọc theo hàng rào râm bụt ở trước ngôi nhà. Bác nhẹ tay vạch rào râm bụt đi thẳng vào sân, vừa đi bác vừa nhắc chú cán bộ địa phương:
– Các chú mở lối đi đằng ấy sai rồi. Cổng cụ nhà phó bảng ở hướng đông này chứ!
Quê hương nghĩa nặng tình sâu
Bác đứng giữa sân, nhìn quanh rồi lần lượt chỉ cho mọi người biết, trong vườn này ngày xưa chỗ nào là cây ổi, chỗ nào là cây thanh yên. Bác đi một lượt từ nhà trên xuống nhà dưới. Bác lại đi ra ngỗ, nhìn quanh chòm xóm, nhìn ra núi Chung, nơi xưa kia Bác thường chơi thả diều.
Một cụ già chờ Bác ở ngõ, Bác lên tiếng hỏi ngay:
– Có phải ông Điền không?
– Vâng… anh Côông (2)… Bác, Bác Hồ!
Bác nhanh nhẹn bước tới, nắm cánh tay ông cụ đang run run vì cảm động. Bác hỏỉ:
– Anh Điền, anh vẫn khỏe chứ!
Cụ già đó chính là ông Điền, người bạn thời niên thiếu của Bác, đã từng cùng nhau đi câu cá, đi thả diều. Hai tiếng “anh Điền” làm cho cụ già cảm động. Trước mắt cụ vẫn là người bạn năm xưa dù Bác đã trò thành Chủ tịch nước.
Bác nói với bà con dân làng:
“Tôi xa quê hương đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi, mà chỉ thấy mừng. Bởi vì khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nò lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân ta đã được tự do”.
Nói rồi Bác đọc câu thơ:
Quê hương nghĩa nặng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
(Theo VŨ KỲ, Kể chuyện Bác Hồ, tập một,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003)
Từ khóa tìm kiếm
- quê hương nghĩa nặng tình sâu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11