Soạn bài Lòng yêu nước

Soạn bài Lòng yêu nước

Hướng dẫn

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Đọc phần ghi nhớ trang 109.

Câu 2.

a.Câu mở đầu.

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”.

Nhận xét: Vì sau dấu 2 chấm (:) viết thường cho nên đây là một câu dài. Đáng lẽ dấu chấm (.) ở dấu (:) thì câu văn sẽ ngắn gọn, tổng quát hơn. Tuy nhiên đây là ý đồ nghệ thuật của tác giả. Đặc biệt nó có quan hệ với câu cuối.

-Câu kết đoạn: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

b.Trình tự lập luận trong đoạn văn là cách lí giải về lòng yêu nước của tác giả một cách hình tượng và sâu sắc.

-Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà… phố nhỏ… vị thơm.

-Người mỗi vùng trên đất nước Liên Xô đều có lòng yêu nước hết sức cụ thể gắn bó với đặc thù của mỗi vùng. Tất cả đều yêu những vật tầm thường nhất, không cao xa và gần gũi nhất.

-Tác giả dùng hai câu đối ứng:

+ Quy luật tự nhiên: Suối -> Sông -> Sôn dài -> BIỂN.

+ Quy luật lòng yêu nước: yêu nhà -> yêu xóm -> yêu quê hương -> yêu Tổ Quốc.

-> So sánh đối chiếu: Lòng yêu nước bắt nguồn từ cái nhỏ đến cái lớn.

Đây là cách lập luận đi từ một nhận định chung sau đó minh họa bằng những trường hợp cụ thể Người ta gọi đây là kiểu lập luận diễn dịch.

Riêng hai câu sau thì ngược lại. Ta gọi là kiểu quy nạp. Nó như gói lại những giá trị mà tác giả vừa khám phá ở phần trên.

Câu 3. Nhớ đến quê hương, người dân Xô Viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

-Người vùng Bắc nghĩ đến:

+ Cánh rừng bên dòng sông Vi-na, thân cây mọc là là mặt nước.

+ Những đền tháp sáu hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.

-Người U-crai-na:

+ Nhớ bóng thùy dương.

+ Cái bằng lặng của trưa hè.

+ Ong bay xao động.

-Các em tìm các chi tiết ở: người Gru-di-a, người ở thành Lê-nin-gơ-rát, người Mát-xcơ-va.

-Tác giả đã chọn lọc những chi tiết giản dị, miêu tả cái thần của sự vật và đặc biệt là miêu tả được những nét đặc trưng, thơ mộng nhất của từng nơi.

Câu 4. Chân lí ấy ở câu in nghiêng:

-Lòng yêu nhà, yêu … Tổ quốc.

II.Luyện tập

Các em tự làm.