Soạn bài Mẹ hiền dạy con

Soạn bài Mẹ hiền dạy con

Hướng dẫn

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

-Mẹ hiền dạy con thuộc truyện trung đại của Trung Quốc.

-Câu chuyện nêu tấm gương sáng về tình thương con và cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.

-Cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử là: tạo cho con một môi trường sông tốt đẹp; dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành; thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

II.MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

-Mạnh Tử (372? – 289? tr.CN) tên là Mạnh Kha, người đất Trâu (nay gọi là huyện Trâu) thuộc tỉnh Sơn Đông, học trò của Tử Tư – cháu của Khổng Tử. Mạnh Tử cùng học trò viết sách Mạnh Tử – tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng, được coi là một trong bốn tác phẩm kinh điển (Tứ thư) cùa Nho gia.

Mạnh Tử là một bậc hiền triết của Trung Hoa thời Chiến quốc, được các nhà nho suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.

-Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc. Đây là truyện ra đời trước thời trung đại ở Việt Nam rất lâu, nhưng truyện viết theo phương thức nghệ thuật cơ bản giống như truyện trung đại Việt Nam.

-Câu chuyện ngắn gọn nhưng xúc động nhờ có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa.

Qua ba sự việc đầu (nhà gần nghĩa địa, nhà gần chợ, nhà gần trường học), ta thấy bà mẹ thầy Mạnh Tử rất quan tâm đến vấn đề môi trường sống của con trẻ. Bà cho rằng, phải tạo cho trẻ một môi trường sống tốt đẹp thì đứa trẻ mới tiếp thu được những mặt tích cực, lành mạnh do môi trường đem lại; ngược lại, nếu trẻ sống trong một môi trường xấu, độc hại, trẻ sẽ bị ảnh hưởng những mặt tiêu cực từ môi trường đó mang đến. Môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Từ sự việc thứ tư (thấy hàng xóm giết lợn, bà mẹ nói đùa “để cho con ăn”, biết mình lỡ mồm, mua thịt lợn cho con ăn thật) và thứ năm (con đang đi học, bỏ về nhà, bà cầm dao cắt đứt miếng vải đang dệt) cho thấy quan niệm dạy con cua bà mẹ là không nên nói dối với trẻ và phải dạy trẻ chuyên tâm đến chuyện học hành một cách kiên quyết, dứt khoát.

Câu chuyện cho chúng ta một bài học bổ ích và sâu sắc trong việc giáo dục con cái: Phải tạo cho con một môi trường sống tốt, dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.

Bà mẹ Mạnh Tử là tấm gương sáng về cách dạy con và tình thương con. Thương con là phải biết cách dạy con bằng nhiều phương pháp linh hoạt: có khi mềm mỏng, nhẹ nhàng, có khi phải kiên quyết, dứt khoát.

– Câu tục ngữ: Gần mực thỉ đen, gần đèn thì sáng ý muốn nói: Môi trường sống có ảnh hưởng đến tính cách con người. Nghĩa là: Gần kẻ xấu thì bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu; gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ.

III.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1.Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thủa nhỏ) theo mẫu.

Gơi ý:

Sự việc

Con

Mẹ

1

Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc

Chuyển nhà —> gần chợ

2

Bắt chước nô, nghịch, buôn bán điên đảo.

Chuyển nhà —> gần trường học

3

Bắt chước học tập lễ phép

Vui lòng

4

Tò mò hỏi mẹ: Hàng xóm giết lợn đế làm gì?

Nói lỡ lời, sửa chữa ngay bằng hành động mua thịt cho con ăn (lời nói đi đôi với việc làm).

Xem thêm:  Sơn Tinh kể chuyện giao chiến với Thuỷ Tinh

2.Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc dầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.

Gợi ý:

Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là phải tạo cho con trẻ một môi trường sống tốt đẹp. Trẻ em như tờ giấy trắng, ai vẽ mà chẳng được. Việc chuyến đến gần trường học đã tạo nên sự yên tâm của người mẹ. Từ đó tạo dựng cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tâm hồn trẻ thơ ngây, trong trắng có thói quen thích bắt chước, làm theo chưa biết phân biệt tốt, xấu thì bắt chước cảnh đào, chôn, lăn khóc rồi chơi trò buôn bán đảo điên. Từ đó, nếu trẻ làm nhiều sẽ thành thói quen xấu.

Bà mẹ vì thương, lo lắng cho con nên chuyển chỗ ở tới hai lần. Qua đó môi trường sống có vai trò tác động xấu sắc tới sự phát triển của trẻ.

Tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử:

Bà mẹ ý thức rất sâu sắc ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống đến con người; luôn luôn tạo cho con phát triển đúng hướng, phương pháp giáo dục tối ưu là đưa đối tượng giáo dục hòa vào môi trường sống phù hợp trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:  Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

3.Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?

Gơi ý:

Bà mẹ Mạnh Tử là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái. Hiệu quả giáo dục của bà thật to lớn. Mạnh Tử lớn lên thành bậc đại hiền cũng một phần lớn nhờ công dạy dỗ của người mẹ này.