Soạn bài phương pháp thuyết minh (Văn lớp 10)

Soạn bài phương pháp thuyết minh (Văn lớp 10)

Hướng dẫn

– Để làm tốt bài văn thuyết minh thì điều quan trọng là phải biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về vấn dề thuyết minh.

– Phải có lòng mong muốn truyền đạt vấn đề ấy.

– Phải có phương pháp thì sự thuyết minh mới đạt hiệu quả.

II/ Một số phương pháp thuyết minh

1. ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

a) Các đoạn trích đã sử dụng phương pháp:

– Đoạn 1: Liệt kê.

– Đoạn 2: Nêu định nghĩa.

– Đoạn 3: Dùng số liệu.

– Đoạn 4: Phân loại phân tích.

b) Tác dụng của từng phương pháp:

– Trong đoạn 1, với phương pháp nêu ví dụ – liệt kê, tác giả đã chứng minh cho người đọc thấy rõ sự khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn.

– Trong đoạn 2, với phương pháp định nghĩa, tác giả đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về các bút danh của Ba-sô.

– Trong đoạn 3, với phương pháp dùng số liệu đã làm cho người dọc nắm được một cách chính xác về tế bào người.

– Trong đoạn 4, với phương pháp phân loại phân tích, tác giả đã làm hiện lên rất rõ loại nhạc cụ của điệu hát trống quân.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a) Thuyết minh bằng cách chú thích

– Câu văn “Ba-sô là bút danh”: tác giả dã không thuyết minh bằng cách định nghĩa bdi vì định nghĩa là làm rổ nghĩa của từ hoặc nội dung của khái niệm, còn chú thích là ghi phụ thêm để làm cho rõ; vậy cụm từ “là bút danh” là thuyết minh bằng cách chú thích, chỉ có tác dụng làm rõ hơn danh từ Ba-sô chứ không làm cho người đọc phân biệt
được Ba-sô với các nhà thơ, nhà văn khác.

Xem thêm:  Top 8 bài văn thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9 đạt điểm cao

– Thuyết minh bằng chú thích là làm cho rõ hơn khái niệm, vấn đề bằng cách đi vào những khía cạnh khác của nó. So với cách thuyết minh bằng định nghĩa, cách thuyết minh bằng chú thích có ưu điểm là làm cho người đọc nắm được đặc điểm bên ngoài của vấn đề, hạn chế của nó là không đi sâu vào bản chất của dối tượng.

Ví dụ: Thuyết minh bằng cách chú thích:

Giáo sư Trần Văn Khê là người Nam Bộ.

Thuyết minh bằng cách định nghĩa:

Giáo sư Trần Văn Khê là nhà nghiên cứu và hoạt động âm nhạc xuất sắc của thế giới.

b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả

– Trong hai mục đích (1) và (2), mục đích (2) là chủ yếu, vì mục đích của đoạn văn là thuyết minh về lai lịch của bút danh Ba-sô.

– Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân – quả. Đoạn (1) là giảng giải nguyên nhân, đoạn (2) là kết quả. Quan hệ ấy được trình bày một cách hợp lí và sinh động ỏ chỗ sự dẫn dắt bằng nhiều yếu tố: cây lạ – say mê – quyến rũ – biểu tượng, triết lí – thân thiết – đặt bút danh Ba-sô (cây chuôi).

III/ Yêu câu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

1. Người làm văn căn cứ vào mục dích thuyết minh để chọn phương pháp phù hợp.

Xem thêm:  Dàn bài bài văn nghị luận xã hội

2. Nói cho rõ về sự vật, hiện tượng không phải là mục đích duy nhất của phương pháp thuyết minh. Những dẫn chứng nêu trong bài học cho thấy phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng thú và hấp dẫn nhằm đạt tới mục đích truyền bá vấn đề, thuyết phục người nghe.

LUYỆN TẬP

1. Tác giả đã lựa chọn, vận dụng nhiều phương pháp:

– Chú thích: Trong muôn vàn loài hoa… thống nhất như là hoa lan.

– Liệt kê: Hoa lan đã được người phương Đông… Nữ hoàng của các loài hoa.

– Phân loại: Họ lan thường được chia hai nhóm… trong đất hay trong lớp thảm mục.

– Nêu ví dụ: Có thể nói trong thế giới của loài hoa… mảnh mai đang hay lượn.

2. Bài thuyết minh về nghề trồng lúa

Vốn là một nước nông nghiệp nên trồng lúa là nghề lâu đời và phổ biến nhất ở Việt Nam. Đến Việt Nam, đi đâu bạn cũng sẽ thấy những cánh đồng lúa xanh rì thời con gái hoặc chín vàng óng trải mênh mông đến ngút tầm mắt. Tâm hồn bạn sẽ dịu lại và sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái vô cùng, bao nhiêu mệt nhọc của đời sống thị thành và nhịp sống công nghiệp-sẽ nhanh chóng tan biến.

Công việc chính của người nông dân Việt Nam là trồng lúa. Để có dược những hạt cơm trắng tinh, thơm lừng trong bữa ăn, người nông dân đã đổ rất nhiều mồ hôi của mình xuống những luống cày. Trồng lúa có rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là dùng sức kéo của trâu, bò hoặc máy để cày đất lên. Sau đó bừa đất cho thật nhuyễn rồi cấy cây mạ xuống thành những hàng thẳng hoặc gieo ngay những hạt lúa giống đã cho nảy mầm, công việc này gọi là “sạ”. Cây lúa lớn lên là cả một quá trình chăm sóc hết sức công phu: làm cỏ, bón phân, trừ dịch bệnh… Sau ba tháng lúa bắt đầu chín, người nông dân dùng lưỡi liềm cắt lúa, dùng máy để tuốt hạt ra khỏi bông lúa. Sau đó đem phơi khô, đổ vào những thùng chứa lớn để xay gạo ăn dần cho đến vụ thu hoạch mới.

Xem thêm:  Dẫn chứng về sự tự tin

Hiện nay, nghề trồng lúa ở Việt Nam rất phát triển, máy móc đã dần dần thay thế sức người. Trồng lúa bây giờ không chỉ để thoả mãn nhu cầu lương thực trong nước mà còn là hàng hoá xuất khẩu có giá trị, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho quốc gia. Việt Nam hiện nay là một trong những nước dứng hàng đầu trong xuất khẩu gạo của thế giới.

Nguồn: Vietvanhoctro.com