Soạn bài văn bản Văn Học (văn lớp 10)

Soạn bài văn bản Văn Học (văn lớp 10)

Hướng dẫn

1. Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng và tình cảm, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người (nội dung).

2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao, sử dụng nhiều phép tu từ. Văn bản văn học thường hàm súc, gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng (hình thức).

3. Mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, và theo những qui ước, cách thức của thể loại đó (cách thức thể hiện).

II/ Cấu trúc của văn bản văn học

1. Tầng ngôn từ – từ âm đến ngữ nghĩa

Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Cùng với ngữ nghĩa phải chú ý đến ngữ âm.

2. Tầng hình tượng

Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng mà có sự khác nhau.

3. Tầng hàm nghĩa

Đọc tác phẩm văn học, ta đi từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng, dần dần ta tìm ra tầng hàm nghĩa. Tầng hàm nghĩa là cái đích của văn bản văn học. 

III/ Từ văn bản đến tác phẩm văn học

Văn bản là hệ thống ký hiệu tồn tại khách quan. Khi hệ thống kí hiệu được đánh thức bởi hoạt động đọc (tiếp nhận) thì lúc ấy văn bản mới trở thành tác phẩm văn học.

LUYỆN TẬP THỰC HÀNH

1. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

– Văn bản văn học phải phản ánh và khám phá hiện thực khách quan, tư tưởng tình cậm con người và phải có giá trị thẩm mĩ.

Xem thêm:  Soạn bài: Kịch

– Văn bản văn học phải mới lạ về nội dung và độc dáo về nghệ thuật.

– Văn bản văn học phải giúp người đọc khám phá những chân lí.

2. Nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học là bởi vì tầng ngôn từ là phương tiện để đi đến tầng hình tượng và cuối cùng là tầng hàm nghĩa.

3. Phân tích hình tượng bánh trôi nước trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

Từ các từ ngữ “vừa trắng vừa tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son”, ta tiếp nhận hình tượng chiếc bánh trôi nước chính là ẩn dụ cho người phụ nữ đẹp (vừa trắng vừa tròn) nhưng cuộc đời trôi nổi, bấp bênh (bảy nổi ba chìm); dù vậy họ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình (tấm lòng son).

4. Hàm nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa sâu xa ẩn sau lớp nghĩa đen của ngôn từ và hình tượng thẩm mĩ.

Ví dụ:

– Lá lành đùm lá rách – hàm nghĩa của câu tục ngữ là chỉ sự cưu mang đùm bọc lẫn nhau của con người.

Em tưởng nước giếng sâu,
Em nối sợi gầu dài.
Ai ngờ nước giếng cạn,
Em tiếc hoài sợi dây.

Hàm nghĩa của câu ca dao là sự hối hận, nuối tiếc của cô gái vì đã trao gởi tình yêu không đúng chỗ.

5. Văn bản Nơi dựa

a) Hai đoạn có câu trúc câu, hình tượng tương tự nhau:

– Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Xem thêm:  Em hãy nêu cảm nhận của bản thân về tình mẫu tử rất hay

– Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

b) Những hình tượng người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già gợi lên cho chúng ta suy nghĩ về những điểm tựa của cuộc đời. Thì ra nơi dựa đâu chỉ là bức tường
thành vững chãi mà nơi dựa còn là những tình cảm cao dẹp của tình mẫu tử, những tình yêu thương con người dành cho nhau. Và chỗ dựa tinh thần còn quan trọng hơn chỗ dựa vật chất.

6. Văn bản Thời gian

a) Các câu thơ:

Kỷ niệm trong tôi Rơi
Như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn.
Riêng những câu thơ còn xanh.
Riêng những bài hát còn xanh.

Hàm chứa ý nghĩa: Kỷ niệm rồi sẽ mất đi, chỉ có câu thơ và tiếng hát là còn mãi mãi. Tình yêu cũng mãi chứa đầy trong tâm khảm. Nghệ thuật nếu đi được vào lòng người sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian. Và tình yêu cũng thế.

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao muốn nói với chúng ta rằng: thời gian sẽ xoá nhoà tất cả, chỉ có nghệ thuật và kỷ niệm tình yêu là có sức sống lâu bền.

7. Văn bản Mình và ta.

a) Quan niệm của Chế Lan Viên về người đọc và nhà văn:

Theo Chế Lan Viên, giữa người người đọc (mình) và người viết (ta) có mối liên hệ mật thiết, mối liên hệ ấy là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn giữa người đọc với người viết: Mình là ta đấy thôi, ta vẫn. gửi cho mình. Đi từ trái tim thì mới đến được trái tim, từ tâm hồn mới đến được tâm hồn. Tác phẩm văn học là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn người viết, bởi vậy nó sẽ tìm đến với trái tim, tâm hồn người đọc. Đó chính là nơi gặp gỡ của nhà văn và dộc giả: Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy. Văn học phản ánh cái cá thể, riêng biệt, nhưng đồng thời cũng là cái chung, phổ quát. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy được chia sẻ động viên… khi đến với tác phẩm. Khi tôi viết về tôi, chính là tôi nói về anh đấy (Vích-to Huy-go).

Xem thêm:  Vai trò của sách với đời sống nhân loại

b) Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc:

Nhà văn như gói tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ… của mình vào đống tro ngôn ngữ, chỉ khi nào được người đọc tiếp nhận thì đống tro ấy mới bùng cháy lên thành ngọn lửa, để mở ra thế giới hình tượng phong phú sinh động mà nó đang ngủ yên trong ngôn từ: “Ta gửi tro, minh nhen thành ngọn lửa”. Không chỉ có thế, nhà văn cung cấp chất liệu, hình ảnh, người đọc phải bằng trí tưởng tượng của mình làm sống dậy cả một thế giới mà nhà văn chỉ phác thảo vài ba nét, rồi phân tích, tổng hợp chất liệu ấy thành hình tượng thì mới nhận thức đầy đủ thế giới nghệ thuật có chiều sâu tư tưởng, và vẻ đẹp thẩm mĩ: “Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành”-.
Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi,

Còn một nửa để mùa thu làm lấy.
(Chế Lan Viên)

Nguồn: Vietvanhoctro.com