Sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo của nhà văn

Đề bài: “Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cần phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo”.

Trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.

Ý kiến có thể nói đó là một bao quát chung về tất cả mọi hoạt động của nhà văn và họ phải thật sự là một con người với tất cả tình cảm, lí trí, sự tưởng tượng… cho nghề nghiệp của mình!

Chúng ta cần biết rằng chủ thể sáng tạo của một tác phẩm phải có thể giới quan và nhân sinh quan, cả hai bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau để tạo nên cách nhìn. Đó là đôi mắt tình thương, là lòng nhân đạo của tác giả về cuộc sống và con người, nó là tư tưởng của tác phẩm: Một Nguyên Hồng nhân đạo đã để cho nhân vật Huệ Chi chết – một cái chết thanh thản và đầy đức tin nơi đấng Chúa… Và mỗi nhà văn họ đều nhìn nhân vật của mình một cách khác nhau. Nam Cao nhìn người nông dân có tính hệ thông riêng, ông trân trọng nhân vật của mình và vì vậy ông miêu tả họ với một giọng văn đồng cảm, thương mến: Lão Hạc trong cái đói khổ vẫn không nỡ giết chết con chó thân thương; Chí Phèo trong cái buổi sáng thức dậy không còn là con quỷ dừ của làng Vũ Đại, mà anh Chí giờ đây lại hiền hậu, chân chất với một ước mơ bình dị, của một người lương thiện ngày nào. Và Thị Nở sau khi thấy được tình yêu giữa mình và Chí Phèo, Thị không còn là một con người dở hơi nữa mà là một người phụ nữ với đủ bản năng làm vợ… Trong Đôi mắt, Nam Cao đã nhìn người nông dân tuyên truyền đầy chất phác thật thà với bó tre trên vai đã đi ngăn quân thù, ông đâ nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong của anh nông dân… Nói tóm lại, các nhà văn đều có quan điểm riêng trong cái nhìn của mình và quán triệt quan điểm đó, họ nhìn nhân vật của mình với đầy đủ cái đẹp cái tốt, nhìn với đôi mắt tình thương và nhìn toàn vẹn nhân vật, tóm gọn mọi cái đẹp phía nhân vật chính diện của mình. Đối tượng của văn học là cuộc sống cho nên mỗi nhà văn đều có khả năng chiếm lĩnh một phạm vi đề tài chứ không phải là một nhà văn phải lấy tất cả mọi đề tài từ cuộc sống ngồn ngộn, bởi cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ, cả ngàn đề tài về con người đất nước, cuộc sống, tri thức, nông dân… Nếu một nhà văn tự ôm hết tất cả mọi đề tài ẩy vào trong tác phẩm của mình thì văn chương lúc ấy sẽ sơ sài, sẽ xô bồ, sẽ mất đi cái chất văn chương mà lúc ấy chỉ còn là một bài phóng sự, một bài báo không hơn không kém! Có thể thấy rằng, Nam Cao quan tâm đến nông dân và trí thức và khi nói về nông dân ông hiểu rất sâu sắc vào vấn đề ấy nên ông đã thật sự tạo nên một tác phẩm văn chương độc đáo: một Chí Phèo ra đời từ đề tài về người nông dân! Và Vũ Trọng Phụng lấy đề tài từ xã hội tư sản thành thị với mặt trái của nó cho nên một tuyệt tác văn chương ra đời – Số đỏ đã đưa ông lên một đỉnh cao của một nhà văn trào phúng hiện thực! Nếu Nam Cao đi sâu vào đề tài, khoét sâu vào đề tài thì ngược lại ở thiên tài họ Vũ là khả năng bao quát đề tài – là chiều rộng chứ không phải chiều sâu, là cái rộng của những mặt trái của xã hội thành thị lúc ây. Cho nên ta thường thấy văn chương bi kịch thường sâu, thường đi vào tim của con người để rồi tìm thấy ở đấy một giọt nước mắt, một sự “bỉ” trong số phận của nhân vật, để rồi cảm thông, thương xót nhân vật; còn văn chương trào lộng thì thường lôi bản chất sự vật lên bề nổi để phê phán, đế tìm ở đấy những tiếng cười chua chát và mỉa mai một xã hội thối nát, một nhân cách đê mạt…

Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời, tức là nhà văn phải thấu hiểu cả mọi ngõ ngách của cuộc đời, phải tận hiếu mọi cái biến thái từ vật chất đến con người, từ đồ vật đến dộng vật, từ tâm lí đến tình cám… Nói chung nhà văn phải thật sự sống cuộc sống mà tác phẩm cần viết, nhà văn phải hòa nhập vào cuộc đời của tác phẩm – mà cuộc sống đã ban phát. Nam Cao thường nắm bắt bản chất sự việc cho nên cốt truyện hiện thực không rắc rối nhưng tình huống trong đời sống nội tâm rất căng thẳng, bởi vì Nam Cao thường là sông sâu, đi sâu vào cuộc sống của nông dân, thường khoét sâu vào những nỗi đau của những con người bần cùng của xã hội, cho nên văn chương của ông bắt người đọc phải suy ngẫm rất nhiều, rất nhiều… và cũng bởi vì sống sâu cho nên họ Vũ đã phát hiện ra sự tha hóa của bọn thượng lưu. Bọn chúng bịa ra một thằng Xuân Tóc Đỏ rồi đi tin nó và đã để cho nó ngồi lên, chà lên mặt của nhiều người. Khi đã sống sâu với cuộc sống thì đời nhà văn hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội, bởi vì xã hội là một quan hệ phong phú và đa dạng của người với người cho nên vấn đề xã hội nó có ý nghĩa phố quát và văn chương bây giờ vượt lên giới hạn của nó. Nam Cao sống với cuộc sống của người nông dân cho nên ông rất nhạy với sự cùng cực của người nông dân. Nam Cao đã cho chúng ta thấy không chỉ là một người nông dân trong nghĩa hẹp mà nó bao quát đủ cả mọi lớp người cùng cực trong xã hội. Có thể nói cái phổ quát là ở đấy! Những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng, cái cảm hứng mà như Nam Cao mong muôn khơi những nguồn chưa ai khơi… cái cảm hứng đó có thể là sự bất chợt cần nắm bắt ngay, chẳng hạn là một bài thơ về một bông hoa hải đường; cái cảm hứng đó cũng có thể là sự suy ngẫm trong suốt một đời người, chẳng hạn tác phẩm Những người khốn khổ của Victo Huygô phải viết ba mươi năm. Phaoxt-Gớt sáng tác dường như suốt một đời người và cũng như Nguyền Đình Thi viết Đất nước – một chủ đề bắt ông phải suy ngẫm trong mấy năm trời! Cái cảm hứng ấy hòa nhập cả hai mặt tình cảm và lí trí: đó chính là hiện thực ngoài đời và hiện thực tâm trạng, cả hai hòa nhập, đan xen vào nhau để tạo nên cảm hứng đặc biệt cho nhà văn và gián tiếp cho cả tác phẩm văn chương ấy. Nhà văn thấy số phận của nhân vật giống như chính số phận của mình, thấy sự đau khổ của nhân vật và mình giống nhau, hoặc nhà văn thấy sự bứt rứt của nhân vật chính là nỗi đau dai dẳng ở mình thì lúc ấy chính là sự đồng điệu, lúc ấy tình cảm và lí trí của tác giả hòa nhập vào nhau và nó tạo thành một cảm hứng thực sự độc đáo, nó gây phấn khích cho nhà văn sáng tạo. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có những tư tưởng, quan niệm. Những tư tưởng, quan niệm ấy nó như là một sự tiên quyết cho sự trường tồn của chính tác phẩm ấy. Cho nên, chúng ta thường thấy đôi lúc tư tưởng quan niệm được phát biểu một cách trực tiếp. Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là anh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…” (Nam Cao) và (đôi lúc tư tưởng quan niệm ấy được phát biểu một cách gián tiếp, có thể thấy tác phẩm Ông già và biển cá là một thí dụ.

Xem thêm:  Tưởng tượng kết thúc mới cho truyện cổ tích "Sọ Dừa”

Sự chiến thắng nhưng ý nghĩa thực là một thất bại: Con người có thể chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không vượt qua được chính mình. Thế giới bên trong có thể phong phú hơn, mạnh mẽ hơn, nắm bắt được bản ngả biết đâu con người lại hạnh phúc hơn! Nhưng tác phẩm ấy cùng chính để nói lên cái suy nghĩ của nhà văn với cuộc kiếm tìm vất vả và tư tưởng, chủ đề tác phẩm của mình. Cuộc kiếm tìm ấy bằng chính mồ hôi, nước mắt, bằng máu và cả lòng dũng cảm.

Và để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo. Cho nên để hiểu rằng không phải ai cũng ngẫu nhiên sẽ trở thành một nhà văn, mà nó đòi hỏi ở người muốn làm nhà văn một năng khiếu riêng – năng khiếu nghệ thuật! Chuyện văn chương quả là không dễ, cùng như là một bọc trăm trứng của Âu Cơ – thì chỉ có một Nguyễn Du, Nguyễn Du là quả trứng lép ấy (Chế Lan Viên đã viết về Nguyễn Du: “Trong trăm trứng Âu Cơ anh là trứng lép. Anh nở ra thành một thi nhân”). Năng khiếu nghệ thuật đó chính là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo của nhà văn. Vi hành là chuyện thật hay bịa? Chỉ có một bộ óc tưởng tượng thông minh sắc sảo mới có thể viết lên, vẽ lên một đôi trai gái trên chuyến tàu Pháp như vậy, họ nói chuyện với nhau về một người khác địa vị, khác màu da… Có thể nói Vi hành là một ví dụ hết sức độc đáo về sức tưởng tượng phong phú tuyệt đỉnh của Nguyền Ái Quốc và bên cạnh sự tưởng tượng ấy là sự sáng tạo cụ thể trong văn chương. Có thể nói đó là kĩ năng sáng tạo trong chuyện bếp núc của nhà văn, đó là sự khó nhọc của người viết, để có một sự độc đáo riêng, một phong cách riêng cho chính mình. Huy Cận đã phải rất cực nhọc, nhần nại trong việc chọn các hình ảnh cho câu thơ của mình:

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam xương” trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Tràng giang)

Tác giả đã từng thử bút bằng các hình ảnh: cánh bèo trôi, cánh bèo dơn, chút bèo đơn, gót bèo xanh, gỗ lạc rừng xa, củi một cành xuôi và cuối cùng đã chọn hình ảnh củi một cành khô. Đó là một hình ảnh rất độc đáo của Huy Cận, cho người đọc một hình tượng mới lạ, sắc sảo, gợi nên một cuộc đời khô héo trôi nổi, dằn vặt trong lòng người đọc…

Nói tóm lại, làm một nhà văn không phải là chuyện dễ dàng bởi vì ở họ không chỉ hội tụ sự khẳng định về nhân cách, bản chất thẩm mỹ của cuộc sống, của con người mà họ còn phải nắm bắt được sự trọn vẹn phong phú, đa dạng của tâm hồn con người trước cuộc sống. Và vì thế, cho nên họ luôn phải sống sâu để cảm nhận được hết cả mọi sự phong phú đa dạng ấy. Bên cạnh đó họ phải là một con người lớn và rành rọt tất cả chuyện bếp núc của văn chương: Đó chính là cái năng khiếu nghệ thuật riêng của một nhà văn – bởi vì nó cũng chính là một nhân tố quyết định cho hơi thở, sửc sống của một tác phẩm vĩ đại, của một nhà văn vĩ đại!

Thu Huyền