Đề bài: Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ sau: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”.
Gợi ý
1. Giới thiệu vấn để phù hợp, có ấn tượng
2. Đánh giá
a) Khẳng định cái đúng của luận đề
– “Ước muốn” quá cao xa, không thục hiện được điều mơ ước sẽ dẫn đến bất hạnh.
– “Điều ta có thể” là sống theo những cái ta làm được, có thể tìm kiếm hạnh phúc từ những cáỉ mình đang có, hoặc sẽ có trong tầm tay.
b) Nhìn nhận ở góc độ khác
– Sống không có mơ ước, luôn vừa lòng với thực tại thì cũng dễ bị trì trệ lạc hậu.
– Mơ ước, khát vọng của cá nhân còn là một động lực cho sự phát triển và sáng tạo.
3. Bàn luận mở rộng vấn đề
Cần phải có một quan niệm, thái độ sống phù hợp cho từng cá nhân, từng hoàn cảnh.
Bài làm
Trong cuộc sống, con người cần phải biết ước mơ, nhưng ước mơ ấy phải phù hợp với khả năng của bản thần. Bởi có những ước mơ sẽ mãi chỉ là ảo tưởng nếu ta không thể đạt được nó bằng năng lực của mình. Vì thế, câu ngạn ngữ: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điểu ta có thể” đã nhắn nhủ con người cần có cái nhìn đúng đắn giữa “ước muốn” và “khả năng” để có được hướng đi phù hợp trong cuộc đời.
Thật vậy, “điều ta ước muốn” là ước mơ, khát vọng, những điều mong mỏi; còn “điều ta có thể” là những gì nằm trong khả năng của bản thân. Như vậy, câu ngạn ngữ khuyên ta cần phải chọn cách sống thực tế, tránh Sa vào việc mơ mộng viển vông, nằm ngoài khả năng.
Nếu chúng ta cứ khăng khăng sống theo ước muốn của mình mà không hiểu rằng nó không phù hợp thì sẽ dần đến nhừng hậu quả tai hại như bị ảo tưởng, xa vời thực tế, làm những việc vô ích, không có kết quả mà còn tốn thời gian, công sức. Để rồi khi nhận ra, ta sẽ rơi vào sự chán nản, thiếu niềm tin vào cuộc sống, vào bản thân, đúng như câu nói của người xưa “trèo cao té đau”. Nhưng nếu ta tỉnh táo, biết mình làm được việc gì tốt và theo đuổi chúng đến cùng, ta sẽ nhận được nhừng kết quả tốt đẹp, dễ dàng đạt được thành công. Từ đó tạo cho ta tâm lí thoải mái, tự tin và sức mạnh để phát huy năng lực ấy, đống góp được cho xã hội, cộng đồng. Cuộc sống hiện nay, có nhiều bạn trẻ chọn trường đại hộc không theo sức học, khả năng của bồn thân, mà đa số các bạn chọn trường theo danh tiếng, hoặc số đông, và có suy nghỉ theo lối mòn “vào đại học mới là con đường duy nhẩt để tiến thân” thì sẽ khó mà đạt được thành quả nào. Bên cạnh đó, có những bạn dù chi học d nhừng trường bình thường hoặc không học đại học mà chọn học ngành nghề phù hợp năng lực, nguyện vọng chính đáng bản thân, chắc chắn nhừng bạn đó sẽ đạt được thành công, dễ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Chính vì vậy, câu ngạn ngữ được xem như một phương châm sống tích cực. mang lại niềm vui, niềm tin cho con người.
Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của ước mơ chính đáng. Nó giúp con người cố sự hửng khởi quyết tâm vươn lên, tạo ra động lực khích lệ tinh thần hăng say học tập, làm việc, giúp con người vươn đến những điều tưởng chừng như không thể! Đồng thời, chúng ta cần phê phán, lên án những kẻ chỉ biết mơ mộng, phi thực tế và những con người lại quá thực dụng, không biết cầu tiến. Điều quan trọng nhất là con người phải sáng suốt kết hợp giữa ước mơ và “điều ta có thể” để phát triển chính mình.
Câu ngạn ngữ “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thề", như một lời cảnh tỉnh những ai đã lỡ chọn sai hướng đi và hỉểu sai giữa “ước mơ” và “khả năng” con người. Kết hợp giữa ước mơ và khả năng của mình một cách đúng mực là biểu hiện của một người thông minh khi biết lượng sức minh. Người Trung Hoa có câu: “Tri chi vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri giả”: tức là biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, tức là biết vậy". Cho nên “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hầy sống theo điều ta có thề là bài học vô cùng sâu sắc.
Nguyễn Thị Thuý An
Lớp 12, trường THPT Nguyễn Thượng Hiển Tp. HCM
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh rất hay
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu [...]
Th11
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng rất hay
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác [...]
Th11
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân rất hay
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà [...]
Th11