Đề bài: Anh (chị) suy nghĩ vể hiện tượng mà câu tục ngữ đã phản ánh “Tháng giêng, ăn nghiêng bồ thóc”.
"Tháng giêng là tháng ăn chơi"! Thôi thì có đủ các lễ hội, nhiều màu sắc, tùy theo phong tục, văn hóa, tín ngưỡng của mỗi vùng. Ta thấy các lễ hội như lễ hội chùa Hương, hội chùa Thầy, lễ Bà Chúa Kho, hội Lim, hội Gióng, hội đâm trâu, hội đua ghe ngo, hội vật… bắt đầu mở màn và sôi động ngay sau Tết Nguyên đán và kéo dài tận tháng hai, tháng ba âm lịch (bây giờ người ta còn kéo dài hơn so với truyền thống).
Tất nhiên, hội hè đình đám mặt nào đó cũng có ý nghĩa tích cực cho du lịch. Nhưng nếu quá đà sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền của. Lẽ thường, nghỉ ngơi ăn chơi bao giờ cũng tốn kém hơn lúc làm lụng, lao động. Câu tục ngữ "Tháng giêng, ăn nghiêng bồ thóc'' không chỉ nhằm miêu tả một sự tình, không chỉ nhằm nói về sự vơi cạn lương thực, thực phẩm quá mức bình thường (chỉ tính riêng ở Hà Nội, ngày 30 tết đã tiêu thụ trên 220 tấn thịt, cá các loại, 350 tấn rau và thải ra đường trên 1.000 tấn rác). Mà qua đó, dân gian ta còn gửi gắm một hàm ý nhắc nhở mọi người về một trách nhiệm cần phải thực hiện. Bởi lẽ, bất luận việc gì, kể cả việc vui chơi cũng cần phải có ngưỡng, có mức độ. Đi quá đà sẽ .làm mất cân bầng và ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật. Nhiều gia đình căn cơ biết tính toán, bao giờ họ cũng thu xếp để ăn một cái tết vui vẻ nhưng vừa đủ, hợp lí. Sau những ngày tết, cuộc sống phải trở lại ổn định và bắt đầu một nhịp sống mới. Đối với nhà nông là hội xuống đồng; đối với dân thợ thuyền, buôn bán là ngày lễ khai trương, ngày mở hàng; đối với công sở là ngày làm việc đầu năm. Nhịp độ khẩn trương, biết tranh thủ và tiết kiệm thời gian trong thời đại mới càng không cho phép chúng ta dềnh dàng, lãng phí thời giờ cùng tiền của bởi các cuộc chơi vô bổ kéo dài mãi.
Tháng giêng không chỉ còn "ăn nghiêng bồ thóc" nữa, mà nếu không khéo nó còn "ăn nghiêng" cả cơ nghiệp, hoài bão của chúng ta nữa đấy. Câu tục ngữ xưa nhắc khéo chúng ta về một thái độ, một trách nhiệm rất đáng suy ngẫm trước năm mới Mậu Tí 2008 đầy sôi động và ý nghĩa của đất nước ta.
PGS.TS PHẠM VẪN TÌNH
(Tuổi trè 13/2/2009)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh rất hay
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu [...]
Th11
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao rất hay
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà [...]
Th11
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng rất hay
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của tác [...]
Th11
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân rất hay
Phân tích hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà [...]
Th11