Tả các loại cây em thích

Đề bài: Tả một loại cây mà em yêu thích

Bài làm 1

(Tả cây bàng)

Cái cây ấy, mùa hè này, hết từng lá nọ đến từng lá kia che kín không một tia nắng rọi xuống dưới mặt đất để cho chúng em chơi đùa. Mùa hè này, những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu !

Sang cuối thu, lá của nó ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tím kỳ diệu không thấy ở bất cứ một cây nào khác, càng nhìn càng đẹp. Đố anh họa sĩ nào pha đúng cái màu tím ấy của lá bàng cuối thu. Những cái lá ấy rụng xuống mỗi ngày mỗi nhiều.

Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một lá, cành như khô lại in trên nền trời đẹp. Trong những ngày rét nhất, đám cành trơ trụi đó cố co mình vào để chịu đựng được cái rét buốt của mùa đông.

Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm kín tất cả các cành to, cành nhỏ. Và chỉ một đêm sau, rồi từng ngày từng ngày những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác. Hầu như mỗi lúc một khác nữa cơ. Mùa xuân của cây bàng như tuổi thơ của chúng nó yậy.

Đào Vũ

(Trích Danh dự của chúng em)

Bài làm 2

(Tả cây tre)

“Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt. Nhưng tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng những ý nghĩ và những cảm giác lúc nào cũng giống nhau. Khi thấy các lá tre thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như môt cảm giác gì thanh thoát và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi vừa chua xót, vừa tha thiết lại vừa thanh đạm như một nhà ẩn dật thời xưa, chán những điều thế tục đem giấu cái tài năng không để ai biết trong rừng núi…

Xem thêm:  Tôi cũng như bác

Vài lá tre dài, nhọn vắt qua trăng sáng, trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu…

Tre cũng được người xưa lấy làm biếu tượng của người thanh cao danh lợi không phàm và trong ngọn gió, đầu sương vẫn giữ được tâm hồn ngay thẳng.

Bài làm 3

(Tả những hàng me)

Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ, bên một sườn non với rêu xanh non mơn mơn bám trẽn vỏ sậm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàu không thưa, không xơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi mà trồng trên vỉa hè đá bên cạnh những ngôi nhà xi măng cốt sắt khô, nóng và buồn thì nó còn đẹp hơn biết bao! Ôi ! Những hàng me chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rợp bóng. 

Những hàng me bầu bạn với người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gửi vào những nơi đó những lá me nho li ti trên tóc cô gái bé, những hàng me tàn xanh sậm quyến luyến những tiếng dương cầm của ai trong vài cửa sổ vọng ra …”

(Theo Bình Nguyên Lộc)

Bài làm 4

(Tả cây thông)

Xem thêm:  Hãy viết kết bài mở rộng khi tả thước kẻ, bàn học, hoặc là cái trống trường

Ta đã từng nghe tiếng thông reo trên ngọn đồi quang đại, ta đã từng nghe tiếng thông reo bên dòng nước thanh hương …. Tiếng thông reo khắp bốn phương trời rộng rãi, qua mấy tầng mây năm sắc và có lẽ dội đến tận cung trăng. Giữa cõi thanh liêu vô tận, tiếng thông reo là một diệu đàn bất tuyệt của bốn mùa. Thông reo không cần tới gió mà gió thổi là nhờ thông reo.

Cây thông cằn cỗi, cành thông xương xương, lá thông tỉ mỉ nhưng ai dám liệt thông xuống ngang hàng với loài cỏ? Da thông khô xốp nhưng nhựa thông lại dồi dào. Mình thông tuy già nhưng hồn thông vẫn khỏe. Thông khinh thường những phồn hoa náo nhiệt. Thông xa lánh những chỗ cát bẩn, bụi lầm.

Có ai lên đồi thông mà không thấy cõi lòng mở rộng? Có ai nghe tiếng thông reo mà không gợi hứng nguồn thơ? Thông reo vĩnh viền, thông sống đời đời, mặc dầu sức nóng của mùa hè thiêu đốt, giá lạnh của mùa đông bao trùm.

Bài làm 5

(Tả cây phong)

Trong lòng tôi không thiếu gì những loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn Chúng có tiếng nói riêng và phải hẳn có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chứa chan những lời ca êm đềm. Dù ta có tới đây lúc nào: ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bái cát. Có khi nghe như tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm chuyến qua lá cành như một đám lửa vô hình. Có khi hai cây thông bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành cất một tiếng thở dài như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng, ngỡ chừng thấy lời thách thức ngỗ ngược: “ Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta!”

Xem thêm:  Viết một bài văn hoàn chỉnh trình bày những hiểu biết và những suy nghĩ, tình cảm của mình về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

(Theo A-ma-tôp) 

Bài làm 6

(Tả rặng cà phê)

Rặng cà phê mít đã giăng dài trước mắt mọi người xanh rợp, đây là một cánh rừng khá đẹp. Trách gì người ta đặt giống cà phê ấy là cà phê mít. Quả tình nom giống cây mít thật: khuôn lá bầu bục, to và dày, cây cành cũng cao to, sần sùi, họa chăng chỗ khác nhau là cà phê rât nhiều quả và không mảy may quả nào giống quả mít. Quả cà phê kết thành cụm, từng cụm như quả ức trâu xây chặt quanh cành, khi chín ngả màu bồ quân, nom đến ngon mắt. Lấm tấm nở vào trong các chùm quả là những nụ hoa đầu mùa, trắng ngà giống hoa mơ toả một mùi hương thoang thoảng tương tự hoa chạc chìu ở vùng quê. Đấy là điều đặc biệt của cà phê. Quả chín cũng là mùa hoa nở. Vào độ hoa cà phê nở rộ, cành nào cành này, cây nào cũng giống cây nào kết kín như một lớp bông và những ngày ấy, nông trường đầy độc một mùi hương cà phè sực nức, ngây ngất, đi xa hàng chục cây số vẫn ngửi thấy.

Văn Linh (Trích Nơi xa) 

Thu Huyền


Từ khóa tìm kiếm

  • ta mot loai cay ma em thich
  • tả loài cây em yêu thích