Tâm trạng Mỵ qua hai lần miêu tả, đề thi theo hướng mới

Tâm trạng Mỵ qua hai lần miêu tả, đề thi theo hướng mới

Hướng dẫn

BÀI “VỢ CHỒNG A PHỦ” – TÔ HOÀI

Câu 1(NB): Tác phẩm nào là của nhà văn Tô Hoài?

  1. Người lái đò sông Đà.
  2. Hai Đứa trẻ
  3. Dế mèn phiêu lưu kí
  4. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Câu 2(NB): Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” viết về vùng đất nào?

  1. Tây Bắc.
  2. Tây Nguyên.
  3. Tây Nam.
  4. Việt Bắc.

Câu 3(TH): Vì sao tiếng sáo lại tác động mạnh đến Mị?

  1. Tây Bắc có nhiều sáo.
  2. Mị thổi sáo giỏi.
  3. Người yêu Mị thổi sáo hay.
  4. Mị muốn học thổi sáo.

Câu 4(TH): Phong tục nào của người dân Tây Bắc trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là tiến bộ?

  1. Trình ma.
  2. Bắt vợ.
  3. Xử kiện.
  4. Đánh pao.

Câu 5(VD): Đối chiếu hình ảnh Mị ở 2 quãng thời gian khi còn ở gia đình và khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra, chúng ta nhận ra:

  1. Sự nghèo khó và cơ cực của Mị.
  2. Sự độc ác của nhà thống lí.
  3. Mị là một cô gái yêu đời.
  4. Mị là cô gái rất hiếu thảo.

Câu 6(VDC): “Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”. Anh/chị hãy chọn nội dung dưới đây đúng với câu văn trên.

  1. Đó là nét tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch.
  2. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn.
  3. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm này.
  4. Đó là đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị khiến Mị có hành động chống lại cường quyền và thần quyền.

ĐỀ TỰ LUẬN – VỢ CHỒNG A PHỦ

– Họ và tên người soạn: Phạm Hữu Giàu – Lê Thị Thùy Ngân

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Nhà văn Charles R. Swindoll đã từng nói: “Cuộc sống bao hàm 10% những gì xảy ra với bạn, và 90% cách bạn phản ứng với chúng”. Chúng ta không thể thay đổi thực tế rằng cuộc sống sẽ có lúc vui, lúc buồn, và đôi khi suy nghĩ tiêu cực đã trở thành thói quen khó bỏ. Một trong những kiểu tư duy lối mòn làm ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của bạn là tư duy vùng an toàn. Biểu hiện của kiểu tư duy này là suy nghĩ “những thứ tốt đẹp đều nằm ngoài tầm với, thôi thì tốt nhất cứ nên bằng lòng với những gì đang có là được rồi.” Tất nhiên, biết hài lòng với thực tại là điều tốt, cho đến khi nó trở thành cái cớ để bạn trì hoãn mọi thứ. Ví dụ, bạn nghĩ trình độ tiếng Anh “lôm côm” như mình thì đời nào có cơ hội được làm trong các tập đoàn nước ngoài, và bạn tự nhốt mình trong công việc nhàm chán, vô vị hiện tại vì những lằn ranh tự tưởng tượng ấy. Dần về sau, thế giới của bạn sẽ trở nên tầm thường, nhỏ bé và mặc cảm thua sút, thiếu nghị lực phấn đấu sẽ trở thành một thói quen mặc định.

Xem thêm:  Dàn bài: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của tác giả Hồ Chí Minh

(Dẫn theo https://wallstreetenglish.edu.vn/vi/blog/6-tu-duy-loi-mon-va-cach-thay-doi-chung-330.html)

Câu 1(NB): (0,5 điểm)

Theo Charles R. Swindoll, điều gì sẽ quyết định đến chất lượng cuộc sống của chúng ta?

Trả lời: Cách chúng ta phản ứng với những gì xảy ra trong cuộc sống.

Câu 2(NB): (0,5 điểm)

Kiểu tư duy vùng an toàn mà bài viết trên đề cập đến để lại hậu quả gì trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:Thế giới của bạn sẽ trở nên tầm thường, nhỏ bé và mặc cảm thua sút, thiếu nghị lực phấn đấu sẽ trở thành một thói quen mặc định.

Câu 3(TH): (1,0 điểm)

Bên cạnh kiểu tư duy trên, hãy nêu ra hai kiểu tư duy tiêu cực khác làm ảnh hưởng đến sự tích cực trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời: Thí sinh có thể nêu lên bất kỳ kiểu tư duy tiêu cực nào và có lí giải thuyết phục, giám khảo đều cho điểm tối đa. Mỗi một ví dụ 0,5 điểm. Gợi ý:

– Tư duy vòng tròn lẩn quẩn (chấp nhận vấn đề, than thở và không tìm cách giải quyết)

– Tư duy trắng đen (nhìn đời đơn giản)

– Tư duy cực đoan hóa (phóng đại vấn đề)

– Tư duy bảo thủ (không chịu tiếp thu ý kiến)

– Tư duy dễ dãi, nhu nhược, lười biếng, ganh tỵ…

Câu 4 (VD): (1,0 điểm)

Theo anh/ chị, chúng ta cần phải khắc phục kiểu tư duy trên bằng cách nào? (trả lời bằng một đoạn văn 7 đến 10 dòng)

Trả lời: Mạnh dạn đương đầu với thử thách, cố gắng chiến thắng bản thân, không nản chí khi gặp thất bại, thường xuyên thể hiện mình ở những tình huống, hoàn cảnh, công việc mới mẻ.

PHẦN LÀM VĂN:

Câu 1: (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói của nhà văn Charles R. Swindoll đã từng nói: “Cuộc sống bao hàm 10% những gì xảy ra với bạn, và 90% cách bạn phản ứng với chúng.”

  1. Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách chúng ta phản ứng với những gì xảy ra trong cuộc sống ( 0,25 điểm)
  3. Thí sinh vận dụng hợp lí các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1,0 điểm)

Thí sinh cần hiểu được sự tích cực hay tiêu cực trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta là phụ thuộc vào cách mà chúng ta tiếp nhận và phản ứng với những gì xảy ra. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, lạc quan nhằm mang lại nguồn năng lượng tích cực cho bản thân và cho những người xung quanh.

  1. Sáng tạo: Thí sinh có cái nhìn mới mẻ, bài học sâu sắc….. (0, 25 điểm)
  2. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu chính tả, dùng từ, đặt câu. (0, 25 điểm)
Xem thêm:  Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả: ở đầu tác phẩm và khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói

Câu 2: (5 điểm)

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần nói đến Mị trong mối tương quan với cái buồng của Mị.

Có đoạn, nhà văn viết: “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.

Đoạn khác, nhà văn lại viết: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

Phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này. HẾT.

Hướng dẫn chấm:

Nội dung Điểm
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần nói đến Mị trong mối tương quan với cái buồng của Mị.

Có đoạn, nhà văn viết: “ Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”.

Đoạn khác, nhà văn lại viết: “ Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

Phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích tâm trạng nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận.

* Phân tích tâm trạng nhân vật Mị ở đoạn thứ nhất

– Giới thiệu vài nét về Mị:

+ Mị hiếu thảo, xinh đẹp, sống mạnh mẽ, yêu đời.

+ Kiếp đời cực nhục, tối tăm với số phận con dâu trừ nợ.

– Cái buồng Mị nằm như một thứ ngục thất tinh thần giam cố tuổi xuân và sức sống của Mị. Trong cái buồng ấy, Mị sống lặng lẽ như một cái bóng.

+ Cái buồng “kín mít”: ngột ngạt, u ám, tối tăm.

+ Hình ảnh “chiếc cửa sổ” là lằn ranh giao tiếp giữa thế giới bên ngoài và nơi địa ngục trần gian của Mị.

+ Nhiều từ phủ định, hoài nghi (cũng chỉ thấy, không biết là, hay là) cùng phép liệt kê, phép điệp (cái lỗ vuông ấy, trông ra…) đã khắc họa sự tê dại trong tâm hồn Mị.

+ Điệp khúc “đến bao giờ chết thì thôi” trở đi trở lại đến xót xa.

* Phân tích tâm trạng nhân vật Mị ở đoạn thứ hai

Trong đêm tình mùa xuân: có một cô Mị khát sống, khát yêu trước mắt người đọc.

+ Căn buồng “kín mít” đã được chính tay Mị thắp sáng.

+ Tiếng sáo “rập rờn” choáng hết tâm trí Mị, dìu hồn Mị bềnh bồng trong cảm giác sống và yêu, mang tâm hồn Mị vượt ra khỏi cái buồng u ám, tối tăm.

+Từ ý nghĩ cam chịu “cứ chỉ ngồi …trông ra…”, Mị “nổi loạn” với ý nghĩ “muốn đi chơi

+ Từ cái dáng điệu lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”, Mị đã biết tự sửa soạn lại chính mình, sửa soạn lại cuộc đời mình.

* Nhận xét

– Sự cam chịu của Mị ở đoạn đầu có căn nguyên từ sự áp bức, đè nén của sức mạnh cường quyền và bóng ma thần quyền.

– Vẫn là sự tương quan giữa hình ảnh Mị và hình ảnh cái buồng, nhưng nếu cô Mị ở đoạn đầu lặng trong suy nghĩ cam chịu thì cô Mị ở đoạn sau thiên về hành động. Đó là sự phản kháng. Ở Mị luôn tồn tại một sức sống mãnh liệt.

– Mị là một thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Nhà văn đã viết về Mị bằng cái nhìn thương cảm, bằng niềm tin, sự trân trọng khát vọng sống mãnh liệt của những con người nơi miền cao Tây Bắc.

0.5

1.25

1.25

0.5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5
Xem thêm:  “Cháu có thể làm được mọi thứ"

Theo Taplamvan.edu.vn