Trang phục hoàng gia triều Nguyễn
Trong lịch sử phong kiến nước ta, mỗi triều đại đều có những quy định riêng về trang phục cho hoàng gia. Riêng về triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945) – triều đại phong kiến cuối cùng – cũng có những quy định rất nghiêm ngặt về trang phục cho mọi thành viên trong hoàng gia, từ mẫu thức, màu sắc đến trang trí phải phù hợp với thứ bậc trong hoàng triều.
Trang phục của các hoàng gia triều Nguyễn có nhiều nhóm loại, mỗi nhóm loại có một tên gọi riêng, màu sắc riêng và được dùng trong những dịp cụ thể. Mỗi nhóm bao gồm áo, mũ, đai, quần, giày, ủng, hai, hài… được thực hiện do Phủ Nội vụ theo đúng mẫu, màu sắc, hoa văn khác nhau.
Trang phục của các hoàng gia triều Nguyễn có nhiều nhóm loại, mỗi nhóm loại có một tên gọi riêng, màu sắc riêng và được dùng trong những dịp cụ thể
“Trang phục hoàng đế: Gồm hai loại trang phục Đại triều và trang phục thượng triều. Trang phục đại triều để nhà vua mặc vào những ngày lễ lớn như ngày 1 và ngày rằm mỗi tháng tổ chức tại điện Thái Hòa, Tết nguyên đán, Tết đoan dương, lễ Vạn thọ (sinh nhật vua), lễ Thánh thọ (sinh nhật mẹ vua), lễ đăng quang (vua lên ngôi). Mũ đại triều gọi là mũ cửu long, chín con rồng hướng thiên, đính 31 hình rồng bằng vàng, mắt rồng khảm ngọc trân châu, một đóa hoa hình tròn, 30 đóa hoa hình vuông được kết bằng 140 hạt ngọc, kim cương, áo Đại triều gọi là long bào, may bằng sa đoạn màu vàng, thêu các hình rồng, mây, sóng nước. Rồng trên áo vua có 5 móng và được trang trí kiểu “phi long” hay “hồi long triều nhật”. Mặt trước và sau áo đều có hai chữ “Vạn thọ”, đại tự trang trí nổi trên áo vua theo lối chân hoặc triệu. Ưng thêu đôi rồng kim tuyến có nạm vàng. Đai vàng, đính 18 mảnh sừng tê giác như hình cái mộc, mộc vàng, khảm 92 hạt trân châu. Hài làm băng tơ màu đen, thêu hình, rồng, mây, sóng nước và hoa bằng kim tuyến,.bên trong lót tơ màu đỏ.
Trang phục thường triều của vua mặc trong buổi lễ vào các ngày 5, 11, 21, 25 định kỳ trong tháng. Mũ thường triều là mũ bình thiên. Áo thường triều gọi là áo hoàng bào, thêu viên long, nạm trân châu tơ vàng, Đôi hài thêu rất cầu kỳ.
Trang phục hoàng hậu: Mũ chín con phượng (con vật tượng trưng cho phái nữ), thân kết bằng lông đuôi ngự, để hở chỗ búi tóc. Trán mũ trang trí bằng 9 con rồng bò, 9 con phượng lượn bằng vàng, 4 ống trâm bằng bạc, 198 hạt trân châu kết thành dải, khảm 231 hạt pha lê các loại. Áo hoàng bào may bằng vải đoạn màu vàng, thêu “hoa đoan phượng” (đóa hoa tròn, ở giữa có hình 2 con phượng), hình sóng nước. Bên trong áo lót vải trừu, hoa thêu hình kim phượng và 4 bông hoa màu đỏ. Đai đính 18 mảnh vàng, hình vuông, có hai cái móc vàng. Hài dệt bằng tơ lông màu đỏ, thêu hình chim phượng màu lục.
Trang phục hoàng thái hậu (mẹ vua): Mũ 9 con rồng, trán mũ có một vòng đai bằng vàng. Áo hoàng bào may bằng sa mỏng màu vàng, thêu chữ “thọ” màu vàng, xen với hình sóng nước, bên trong lót vải trừu, hoa màu đỏ và sa mỏng có hoa. Hài dệt bằng tơ lông màu vàng, thêu chim phượng, xen lẫn các hạt trân châu.
Áo công chúa thêu chim phượng và hoa. Áo hoàng tử thêu lân. Mũ của cung nữ giai nhân thì tùy theo thứ bậc mà có từ 1 – 7 con phượng. Các loài hoa văn từ thời và bát bửu chỉ được trang trí trên áo vua và hoàng hậu. Còn mũ áo của vương tôn và cung phi được thay thế bằng lối trang trí đồ cổ. Mặt trước áo của phụ nữ thêu các chữ “Phúc – Lộc – Thọ”, chữ thường nhỏ, dệt chim trên mặt vải, không nạm trân châu hay kim tuyến. Rồng trên áo vua có 5 móng. Rồng trên áo Thái tử cũng 5 móng nhưng chỉ là rồng mặt nạ. Rồng trên áo hoàng tử có 4 móng.
Tất cả các loại trang phục của hoàng gia được qui định chặt chẽ. Các quan viên đại thần nếu được nhà vua ban cho áo mũ thì phải sửa lại đúng mẫu thức. Ví dụ nếu vua đặc ân ban cho áo có thểu rồng 5 móng, thì phải gảy bỏ đi 1 móng, nghĩa là rồng chỉ có 4 móng, thì mới được mặc!
Đến đời vua Khải Định, mọi quy định trên hầu như đã bị phá lệ. Tại bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, có chiếc áo thường triều của nhà vua, ngoài hoa văn rồng, mây, sóng nước còn điểm xuyên 18 đóa hồng nhung cùng 2 bông cúc đại đóa ở trước ngực và sau lưng. Một chiếc áo khoác của vua có hình chim phượng đối mặt với rồng trong vầng mây hình cầu.
HỒNG HẠNH
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh rất hay
Em hãy nêu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Bài [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của thơ Nguyễn [...]
Th11
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em
Biểu cảm về cây phượng trong sân trường em Bài làm Chắc chắn mọi người [...]
Th11
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất
Biểu cảm về mẹ lớp 7 hay nhất Bài làm Trong cuộc sống của mỗi [...]
Th11
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan rất hay
Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh [...]
Th11